Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

"Đường ta đi dài theo đất nước"

Những người lính một thời vượt Trường Sơn đánh giặc không ai biết câu thơ:

“Khoái nào bằng phút ngã lưng

Mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa…”

Lá thư hậu phương vào nơi tiền tuyến, đến tay người lính phải đi qua bao cung đường lửa đạn, có khi ướt đẫm máu người giao bưu, nhưng đó là chiếc cầu nối giữa hai đầu đất nước, hai đầu yêu thương, trong chừng mực nào đó người chiến sĩ giao bưu những năm chiến tranh còn gian khổ hơn cả người lính nơi chiến trường. Tôi đã đứng lặng rất lâu trong gian phòng truyền thống Bưu điện tỉnh Quảng Trị. Những bộ quần áo giao bưu bạc màu được lưu giữ trong tủ kính, những chiếc máy điện thoại từ thạch cổ lổ sĩ nằm im trên giá gỗ. Đôi dép cao su Bình Trị Thiên mòn vẹt gót… chợt nghe những âm vang một thời vọng về hào hùng và khốc liệt.

***

Hiệp định Giơnève (1954) đã khiến Quảng Trị phải phân thân để gánh vác sứ mệnh lịch sử của đất nước. Đất Vĩnh Linh phía Bắc bờ sông Hiền Lương thuộc về miền Bắc, củng cố hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phần bờ Nam của Quảng Trị tiếp tục một cuộc chiến đấu mới cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Làm sao có thể nói hết những gian khổ và khốc liệt của người cán bộ “đường dây” suốt những  năm chống Mỹ? Khi một số anh em cán bộ tập kết ra miền Bắc, xây dựng Bưu Điện đặc khu Vĩnh Linh thì có hai mươi người được Bưu điện Quảng Trị bố trí ở lại bờ Nam để đảm nhiệm công tác giao thông liên lạc phục vụ các cấp bộ Đảng, duy trì trục liên lạc Bắc Nam. Làm công tác giao bưu dưới con mắt cú vọ nhòm ngó của kẻ thù, từ công khai bán công khai rồi rút vào hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Phát hiện được đường dây huyết mạch này địch đã nhiều lần vây ráp, khủng bố. Đêm đêm dưới trời khuya những chiến sĩ giao bưu vẫn âm thầm mang các công văn, chỉ thị thư từ từ Bắc vào Nam, và địch vẫn theo dõi phục kích, nhiều người chiến sĩ giao bưu trong số hai mươi người đầu tiên ở lại bờ Nam đã anh dũng hy sinh. Nhưng kẻ thù làm sao chặn được bước chân người chiến sĩ giao bưu, người này ngã người khác được tăng cường quyết không để địch cắt rời phong trào cách mạng. Khi Nghị quyết XV của Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời vào giữa năm 1959, khơi dậy lòng quật cường của nhân dân quyết đập tan mọi âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù thì cũng là lúc lực lượng giao bưu được củng cố tăng cường mạnh hơn bao giờ hết. Tháng 10 năm 1959 có thêm ba mươi lăm đồng chí từ Vĩnh Linh tăng cường cho giao bưu Quảng Trị phía bờ Nam, trung đội giao bưu bấy giờ có bốn mươi lăm người phiên chế thành bốn tiểu đội, mạng lưới giao bưu đã bám vào các cơ sở cách mạng hoà vào mạch liên lạc giữa lòng kẻ thù. Phong trào cách mạng miền Nam ngày càng lên cao, yêu cầu công tác giao bưu ngày càng lớn để kịp đáp ứng với sự phát triển của phong trào. Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì Quảng Trị thân yêu. Từ tuyến đầu Vĩnh Linh, thêm năm mươi chiến sĩ được bổ sung vào đội ngũ chiến sĩ làm công tác giao bưu ở chiến trường Quảng Trị. Người chiến sĩ giao bưu ngày ấy không chỉ làm nhiệm vụ liên lạc thư từ ngoài vào phía trong, từ nơi miền núi chiến khu về đồng bằng, len lỏi vào từng ấp chiến lược, vượt qua sự canh gác của kẻ thù và lớp lớp hàng rào đơm đầy mìn, đạn để nối cách mạng với quần chúng, thắp lên ngọn lửa niềm tin trong nhân dân, để họ tin rằng: Đảng, Cách mạng vẫn ở bên cạnh họ dù chung quanh chằng chịt những lớp rào kẽm gai và bảo an, dân vệ… từ một trung đội, rồi lớn thành một đại đội, đến cuối năm 1970 con số cán bộ, chiến sĩ đã lên đến 185 người được trang bị tiểu liên chiến đấu, mỗi chiến sĩ giao bưu cũng là một người lính sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.

Có ai đã từng sống những năm tháng gian khổ ấy mới hiểu hết những sự hy sinh và lòng dũng cảm của những người  giao bưu đêm đêm về với địa bàn. Tuy lực lượng có đong hơn nhưng địa bàn quá rộng, để đảm bảo kịp thời mọi thông tin liên lạc phục vụ cho sự chỉ đạo từ lãnh đạo các cấp bộ Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang không phải là điều đơn giản nhất là kẻ thù ngày càng xảo quyệt với nhiều thủ đoạn thâm độc, nhằm chặn đứng mạng giao bưu. Những năm khốc liệt ấy cùng với những bước chân giao bưu vượt suối băng rừng, các đài vô tuyến điện (VTĐ) cũng được bí mật đặt giữa rừng già, trong các hang đá gửi vào không trung những cánh sóng với những chỉ thị, tin tức phục vụ cho Trung ương, Khu uỷ kịp thời chỉ đạo phong trào. Địch đã nhiều lần dò được sóng, định vị toạ độ phát sóng để ném bom huỷ diệt; để thoát khỏi những trận bom oanh tạc ấy anh em chiến sĩ của đài VTĐ phải gùi cõng máy móc nay ở hẻm núi này, mai ở cánh rừng khác tiếp tục truyền đi những thông tin về hậu phương lớn và nhận các chỉ thị từ trên xuống. Đói khát, sốt rét, gian khổ trăm bề nhưng lớn hơn sự gian khổ kia là đồng bào miền Nam đang rên xuết từng ngày dưới ách kìm kẹp của kẻ thù, đồng bào đang khát khao ngày thống nhất, chính vì thế dù khó khăn đến đâu các anh vẫn hiểu rằng: Một bản tin nhập kịp thời, một công văn đến đúng lúc đã góp một phần vào cuộc kháng chiến, giải phóng cho đồng bào, đồng chí.

Nếu ở bờ Nam của Quảng Trị, những chiến sĩ giao bưu luôn hoạt động trong sự rình rập, khủng bố,phục kích của kẻ thù thì ở đất Vinh Linh bờ Bắc công tác thông tin bưu điện phục vụ nhiệm vụ xây dựng CNXH, phát triển kinh tế, chống trả cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Những năm đầu của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng CNXH của miền Bắc (1955-1964) Bưu điện Vĩnh Linh xây dựng mọt mạng lưới cả Bưu và Điện khắp địa bàn Vĩnh Linh, Thị trấn Hồ Xá có Bưu điện trung tâm với hai tổng đài loại 100 số, hai bộ thu phát  VTĐ 15W, ở Bưu cục chợ Do, Bãi Hà, mỗi nơi có một tổng đài 50 số và một bộ thu phát VTĐ 125W. Mạng lưới điện thoại đã toả về khắp 19/23 xã. Riêng sáu xã phía trước (vùng phi quân sự) mỗi xã có hai máy. Đường dây điện thoại hữu tuyến cũng được xây dựng với 130km nối thông liên lạc với Hà Nội. Không những thế, Bưu điện Vĩnh Linh còn có một đội quân 10 người vận tải bưu chính sang Lào.

Một hình ảnh khó quên của người giới tuyến là hệ thống loa ở bờ bắc sông Hiền Lương, lúc ấy Nhà nước có chủ trương nhập truyền thanh vào Bưu điện, các cán bộ, chiến sĩ bưu điện Vĩnh Linh đã góp sức xây dựng hệ thống loa này ngày ngày kịp thời phát đi những tin tức chiến thắng không chỉ làm nức lòng đồng bào bờ Bắc mà còn để cho đồng bào bờ Nam ngày ngày lắng ngjhe tiếng nói của hậu phương, của tấm lòng đồng bào miền Bắc đối với niền Nam, những chiếc loa này đã làm kẻ thù khiếp sợ.

Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cuộc chiến đấu để giữ vững giao thông liên lạc ngày càng khốc liệt hơn. Các tuyến dây trần bị hư hỏng, anh em phải đào giao thông hào rải dây xúp, xây dựng các hầm bê tông kiên cố để đặt đài VTĐ, đài truyền thanh, các mạng lưới dây máy cho trận địa pháo của bộ  đội. Rất nhiều người chiến sĩ của ngành Bưu điện Vĩnh Linh đã ngã xuống trên tuyến đường dây lúc đang bảo vệ thông suốt của mạch liên lạc. Ngày 11.11.1966 đã trở thành môt ngày lịch sử của Vĩnh Linh và nhân dân xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn khi địch cho máy bay hàng chục lần oanh tạc trận địa đồi 74, quân dân ở đây đã bắn rơi 6 máy bay, cũng trong ngày đó đồng chí Nguyễn Xuân Phương được phân công nhiệm vụ phục vụ đảm bảo liên lạc dây máy cho trận địa pháo bắn máy bay, dưới mưa bom bão đạn, đồng chí đã 17 lần lao ra nối mạch dây máy, đến lần thứ 18 đồng chí Phương đã hy sinh anh hùng khi hai tay còn nắm chặt mối dây còn nối dở. Anh trở thành tấm gương tiêu biểu cho anh em ngành Bưu điện Vĩnh Linh những năm ác liệt.

Các tuyến đường từ Vĩnh Linh ra Bắc bị đánh phá, không thể chuyên chở bằng xe lớn như trước, anh em trong Bưu điện phải chạy mô tô, đi xe đạp, có khi gùi cõng từ Quảng Bình các công văn, thư từ, bưu kiện vào Vĩnh Linh. Vượt qua nhiều bãi bom nổ chậm, nhiều cửa tử, hàng chục vạn thư từ, bưu kiện đã chuyển kịp thời đến tay người nhận an toàn nhưng trên hành trình ấy hàng chục người đã hy sinh.

Cũng vì chiến trường miền Nam mà Bưu điện đặc khu Vĩnh Linh bấy giờ có một đơn vị đặc biệt là Ban C10 thành lập từ đầu năm 1958, do đồng chí Trần Công Lễ phó trưởng Ty Bưu điện Vĩnh Linh phụ trách. Ban C10 đã chia làm ba tuyến để nối mạng liên lạc với phía Nam: Một tuyến mở đường vượt Trường Sơn nối liên lạc với Ban cán sự Đảng của tỉnh Quảng Trị, tổ chức lại trục Bắc Nam từ Vĩnh Linh Vào Thừa Thiên. Tuyến thứ hai do một đồng chí nữ phụ trách, lúc đầu qua lại giới tuyến công khai, sau đó địch khoá tuyến bộ phận này nhận qua bí mật, đêm đêm vượt sông Hiền Lương vào phía Nam. Tuyến thứ ba nối liên lạc bằng cách dùng thuyền đánh cá trà trộn trong dân từ Cửa Tùng vào Cửa Việt, cửa Thuận An và liên khu Năm. Chỉ nói về sự hy sinh gian khổ, những lần chạm súng với địch trên các tuyến của ban C10 đã là một pho sử huyền thoại không thể gói gọn trong một bài báo nhỏ nhưng có thể tựu chung một điều: Suốt hành trình giao bưu thông tin liên lạc từ thuở sông Hiền Lương thành giới tuyến đến sau này, khi Bưu điện Quảng Trị đảm nhiệm  việc liên lạc cho Chính phủ Cách mạng lâm thời, anh em luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không tiếc máu xương, đúng như lời của Bác Hồ: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi”.

Nếu những năm chiến tranh, công tác giao thông liên lạc có tầm quan trọng bao nhiêu thì trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau ngày hoà bình, ngành Bưu điện càng quan trọng bấy nhiêu. Hơn hai mươi năm qua, đặc biệt là từ ngày tái lập tỉnh, ngành Bưu điện Quảng Trị đã có những nổ lực vượt bậc rất đáng ghi nhận. Khi chia ra “gia tài” của Bưu điện Quảng Trị chỉ là những cụm máy đã lỗi thời, các bưu cục địa phương đều dùng tổng đài từ thạch, các đường thư báo nội tỉnh khó khăn về đường sá, phương tiện đi lại, vậy mà chỉ mấy năm sau nhìn vào những con số cũng đủ cho chúng ta nức lòng phẩn khởi. Tính đến cuối năm 1996 đạt 89/119 xã có máy điện thoại bằng 1/1 lần so với năm 1995, chiếm 75% trong toàn tỉnh có máy. Đặc biệt 100% số xã đồng bằng đã có máy điện thoại, tỷ lệ này ở trung du là 89%, ở miền núi là 33% (hai tỉ lệ này chỉ tiêu toàn quốc là 50% và 30%) Mật độ đạt 1,35 máy.100 dân. Đến hết năm 1997 này mật độ máy sẽ đạt 1,7máy/100 dân và nâng tỉ lệ điện thoại ở trung du lên 100% và miền núi là 35%. Phấn đấu doanh thu đạt 17 tỷ đồng, bằng 1,21 lần năm 1996. Có thể những con số kia rất vô hồn nhưng đằng sau nó là là bao nhiêu công sức trí tuệ và mồ hôi của CBCNV ngành Bưu điện Quảng Trị, họ đã bước vào một cuộc chiến đấu chống tụt hậu vươn ngang tầm thời hiện đại, góp phần đưa ngành Bưu điện Việt Nam sánh ngang các nước trong khu vực và trên thế giới. Với một xuất phát điểm rất thấp của một đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, đặc biệt ở Quảng Trị những khó khăn còn gian nan hơn khi sự huỷ diệt ở đây cao hơn gấp bội nhiều tỉnh thành khác trong toàn quốc. Rõ ràng cuộc chiến đấu chống tụt hậu, nắm bắt và sử dụng, ứng dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cũng không kém phần cam go hơn ngày trước. Bởi thế trong hành trang đi tới của CBCNV ngành Bưu điện Quảng Trị có sức mạnh của truyền thống được hun đúc từ những năm chiến tranh ác liệt, truyền thống ấy đã biến thành sức mạnh, thành nỗ lực tiếp sức cho hành trình vào thế kỷ 21, thế kỷ được gọi tên là thế kỷ của thông tin liên lạc. Tôi đã nhận rõ điều ấy khi mỗi ngày nhìn lên ngọn tháp vi ba cao sừng sững đón nhận cánh sóng liên lạc từ khắp thế giới truyền về và gửi đi. Tôi nhận ra điều ấy khi nhìn những cán bộ, công nhân ngồi trước những màn hình vi tính, những vi mạch tổng đài chằng chịt, những người giao bưu bất chấp nắng mưa trên những chiếc xe đem lại niềm vui đến tận từng nhà. Và điều ấy cũng được Đảng ta cụ thể hoá thành Nghị quyết: “Ngành Bưu điện là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá mở đầu bằng chiến lược tăng tốc độ phát triển ngành đến năm 2000…”

 

                                                                          L.Đ.D.

Lê Đức Dục
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 35 tháng 08/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

7 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground