Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Gặp lại nơi dòng sông tuổi thơ

Hàng chục năm về trước, tôi đã từng nghe kể đâu đó có một đơn vị chuyên huấn luyện chim bồ câu đưa thư. Những bức thư ấy chứa đựng nhiều chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên được truyền đạt kịp thời, chính xác, góp phần làm nên chiến thắng. Quân giỏi, hẳn tướng phải tài! Vậy thì những huấn luyện viên là người lính trực tiếp làm bạn tri kỷ với các chú bồ câu xinh xắn, thông minh ấy chắc có gì bí quyết chăng? Những câu hỏi tương tự cứ đeo đẳng cùng tôi qua tới hai ba cuộc chiến. Thật may mắn thay gần đây, trong một cuộc họp truyền thống với cựu chiến binh Bộ đội biên phòng mà trước đây thường gọi là “Công an võ trang” làm nhiệm vụ ở vĩ tuyến 17, lũy thép Vĩnh Linh anh hùng, nơi tuyến đầu Tổ quốc, mọi ấp ủ trong tôi hoàn toàn được đáp ứng. Tại đây tôi gặp bao con người bình dị mà đã làm nên những sự tích kỳ diệu. Chẳng hạn: tay không đánh thắng hổ dữ; người đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh trên miền Bắc và bắt sống giặc lái Mỹ; và cả người huấn luyện chim bồ câu đưa thư … Với chất giọng Vĩnh Linh trầm lắng, anh kể:

- Quê tôi xã Vĩnh Lâm, nằm sát con sông Bến Hải, hay nói cách khác dòng Bến Hải là con sông tuổi thơ của tôi vậy. Hiệp định đình chiến Giơnevơ năm 1954, sông Bến Hải trở thành đường ranh giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam Bắc. Hồi ấy tôi còn là một cậu học sinh tiểu học rồi trung học của trường Hồ Xá. Một vùng quê nổi tiếng bánh bột lọc. Ai đã từng thưởng thức một vài lần là để lại dấu ấn suốt đời. Chiều chiều khi nắng hè đã nhạt, tôi cùng bạn bè cùng trang lứa vẫy vùng cho thật thoả thích giữa dòng sông yêu thương này. Vậy mà từ khi thiết lập giới tuyến tạm thời, bà con anh em ruột thịt không dám nhìn nhau vì sợ liên luỵ khi bọn cảnh sát, mật vụ soi mói thấy thì tai hoạ khôn lường. Thế rồi ngày tổng tuyển cử thống nhất nước nhà theo điều khoản của Hiệp định đâu chẳng thấy, mà cô bác đôi bờ khắc khoải chờ mong. Tuổi thơ hồn nhiên của tôi đi qua một cách phẳng lặng và niềm háo hức mới lại tiếp tục trỗi dậy. Tháng 2 năm 1960 gia nhập đơn vị Công an võ trang Vĩnh Linh với tinh thần tự nguyện nhưng chưa dám báo cho gia đình biết vì tôi là con trai một, sợ nhà không đồng ý. Thật hãnh diện khi khoác bộ quân phục màu xanh, vai đính quân hàm, sao lấp lánh trên vành mũ. Qua sáu tháng huấn luyện, được điều về làm chiến sĩ của đồn. Đặc biệt lại đóng quân tại quê nhà, địa hình quen thuộc rồi lại được tập cưỡi ngựa đi tuần tra giới tuyến, trông oai vệ làm sao. Tuổi trẻ với bao mơ ước đẹp đẽ, được sự kèm cặp của lớp đàn anh, ân cần dạy bảo của chỉ huy, lãnh đạo đồn, tôi lao vào công tác không biết mệt mỏi. Qua bình xét để biểu dương hàng tuần, hàng tháng đều có tên tôi, một chiến sĩ trẻ của đồn. Thế rồi niềm vui bất ngờ nhưng cũng đầy hồi hộp, tôi có lệnh lên gặp thủ trưởng đơn vị nói rõ mục đích ý nghĩa công việc rồi cử tôi đi học nghiệp vụ về để làm nhiệm vụ “Huấn luyện bồ câu”. Đây là việc làm hoàn toàn mới mẻ không chỉ đối với tôi mà còn mới mẻ với cả đội hình Công an giới tuyến lúc ấy. Từ nhà chỉ huy bước chân ra về, trong lòng dâng lên niềm vui khó tả

Sau hơn ba tháng huấn luyện gấp rút ở khu Công an Vĩnh Linh trở về, tôi lại háo hức bắt tay vào công việc mới hết sức hấp dẫn và tự tin.

Trước hết là tự tay đóng những chuồng thật xinh xắn để tạo sự hấp dẫn đối với những loài chim bồ câu từ mãi bên Châu Phi đến giúp đỡ Việt Nam chứ không phải loại bồ câu nội địa. Nghe nói giống bồ câu này ở bên ấy các nhà quý tộc và giàu có nuôi làm cảnh cho vui hoặc khi xã hội chưa phát triển phương tiện thông tin liên lạc nên thường dùng chim bồ câu để trao đổi thư từ tình cảm cho nhau. Theo mẫu hướng dẫn, trong thời gian học tập, tôi hí hoáy làm quên cả giờ nghỉ, chẳng mấy hai chuồng đầu tiên đã hoàn thành, đủ tiêu chuẩn được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Bước đầu tiếp nhận hai cặp, mỗi cặp bao giờ cũng con đực con cái. Hình dáng bên ngoài na ná chim nội địa, nhưng theo các nhà nghiên cứu sinh vật học thì loại này rất tinh khôn và cũng rất tình cảm, thích vuốt ve âu yếm. Nếu làm trái ý không những không huấn luyện được mà có ngày chúng rủ nhau bỏ chuồng bay đi nơi khác. Do vậy người điều khiển trước hết phải có một đức tính kiên nhẫn, khéo léo và có tâm hồn “đồng điệu” với loài chim  quý tộc này vậy. Mà khi đồng điệu với chim rồi mới thấy những nét nổi bật đáng mến của chúng, đó là: Sống có tổ chức, đoàn kết, thích cảnh bài trí đẹp, trang nhã. Quanh chuồng có sân chơi để làm nơi tình tự, ái ân. Từ hai cặp ban đầu dần dần sinh sản thêm kết hợp trên bổ sung về, thời gian sau lên tới 5-6 đôi đủ các lứa tuổi. Để dễ nhớ, dễ biết khi thường cũng như lúc đi làm nhiệm vụ phải đánh số thứ tự từng đôi một. Có như vậy khi “tung” ra là tin tưởng nắm chắc phần thắng lợi trở về.

Để chim luôn khỏe, khâu nuôi dưỡng cũng khá quan trọng, phải cho ăn đủ chất. Ngoài thóc gạo, còn cho xen cả đậu xanh, thỉnh thoảng tôi tự đi mò con sò về lấy vỏ nghiền nhỏ trộn cho ăn để tăng can xi cho cứng xương. Không được để chim đói, khát phải tự đi tìm mồi ăn, nước uống đề phòng bị săn bắn lại không thường trực để đáp ứng nhiệm vụ. Mỗi nội dung công việc đều có ý nghĩa khác nhau, nhưng có lẽ huấn luyện nghiệp vụ đưa thư cho chim là vất vả và gian khổ nhất, ông bà đã dặn: Sai ly đi dặm mà!

Hồi ấy ai đã từng đi qua khu Vĩnh Linh, đặc biệt suốt dọc vĩ tuyến 17 có thể hình dung được phần nào. Từ Cửa Tùng giáp biển đông lên giáp đất bạn Lào với trên 140 đồn biên phòng. Dưới đồn có các trạm và điểm chốt tạo thành lũy thép hiên ngang, ngày đêm đối mặt với quân thù. Còn địa hình rất phức tạp hiểm trở, từ đồn Vĩnh Sơn trở xuống hơn chục cây số, hơi bằng phẳng, còn có điện thoại. Chớ đi ngược lên Trường Sơn bạt ngàn núi non, khe suối cả trăm cây số. Những ngày nắng nỏ còn đỡ, gặp khi thời tiết xấu âm u mù mịt, vã lại kẻ thù thường lợi dụng lúc như thế để hoạt động, vì vậy chim phải được huấn luyện đưa thư hỏa tốc, chuẩn xác trong mọi điều kiện. Chính vì vậy mà công tác tập luyện vực kỳ gian khổ trên mọi địa hình theo phương châm: từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp, từ quảng đường ngắn đến đường dài trên bầu trời bao la… Vào giai đoạn chiến tranh đặc biệt ở miền Nam rồi đến chiến tranh phá hoại trên miền Bắc thời điểm 1962-1966, Mỹ nguỵ tung hàng loạt bọn  biệt kích thám báo hoạt động ráo riết dọc vĩ tuyến 17. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin theo cánh chim bay, “đội quân” hùng hậu do tôi đảm trách chỉ huy lên tới hàng chục cặp, tất cả đều phải được nuôi dưỡng chu đáo, khoẻ mạnh và hiểu rõ tính nết của từng đôi để giao nhiệm vụ cho thích hợp.

Hằng ngày từ “đại bản doanh” nơi đồn đứng chân, tại đây trực ban tác chiến ăn mặc đúng quy định. Băng đỏ đeo tay, bên cạnh nhà trực ban có treo lá cờ màu xanh hoà bình. Cứ vậy ngày này qua tháng khác, dù mưa hay nắng, mỗi buổi sáng là cả thầy và “trò”, thầy cõng trò trên vai tòng teng vài chiếc lồng, vài đôi chim qua mọi địa hình tập luyện. Nhiều khi chặng đường xa phải đi bằng ngựa hàng giờ đồng hồ, ấy vậy mà lúc trở về, các “trò” lúc được tung lên bầu trời, lượn một vòng để định hướng rồi cứ vậy trở về đại bản doanh khi xuất phát. Cũng như khi tung lên, tới nơi hạ cánh cũng đảo một vòng xác định chính xác là đậu xuống bên “lá cờ hoà bình hoặc tình cảm hơn có con đậu trên vai người trực ban đồn như một tín hiệu báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ, sau đó mới bay về tổ ấm. Còn thầy cứ lủi thủi một mình trở về, có khi qua hàng chục cây số, tới nơi “điểm danh” quân  lính đầy đủ trong lòng lại rạo rực niềm vui, quên hết nhọc nhằn. Tháng năm đi qua, những khổ công rèn luyện của cả thầy và “trò” đều được đền đáp. Hàng trăm bức điện, chỉ thị, mệnh lệnh khẩn hoặc điện thường đều được chim chuyển nhanh chính xác tới các đồn, trạm, kể cả những nơi thâm u nhất, nếu người đi tính đến hàng giờ, hàng ngày hoặc có khi cả tuần. Vậy mà với đôi chim bồ câu thân yêu như nói ở trên chỉ loáng một cái là đã hoàn thành.

Dấu ấn sâu sắc nhất đối với tôi là năm 1964 (không nhớ cụ thể ngày, tháng) đoạn tiếp giáo giữa đồn Cù Bạc và đồn Mít, cả cơ sở đặc tình ở phía nam và cả phía bắc sông Bến Hải ta đều phát hiện Mỹ nguỵ tung biệt kích, thám báo ra hoạt động. Việc liên lạc ở các trạm có nhiều khó khăn vì không có máy móc. Nhận được lệnh báo động khẩn cấp, tôi lần lượt cho xuất kích gần cả chục đôi để chuyển mệnh lệnh chiến đấu. Có những đôi khoẻ, cự ly bay gần hơn được quay thành hai chuyến. Lập tức cùng một thời điểm, bộ đội biên phòng, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, già trẻ, gái trai đồng loạt ra quân bao vây tóm gọn bọn biệt kích nhà nghề được huấn luyện kỹ lưỡng và đầy ý đồ thâm độc chưa kịp thực hiện. Cấp trên đánh giá rất cao tinh thần cảnh giác của quân, dân Vĩnh Linh, song chỉ có cán bộ chiến sĩ biên phòng giới tụyến mới thấu đáo trong chiến công ấy có sự đóng góp xứng đáng của những đôi chim bồ câu hiền dịu chuyển những công lệnh kịp thời, chính xác biết nhường nào. Không chỉ vào thời điểm đột xuất như thế mà suốt cả chặng thời gian nhiều năm liền từ năm 1960 tới 1965, hàng trăm lượt chim bồ câu thế hệ bố mẹ, đến lớp con cháu kế nhau được đưa vào huấn luyện để làm nhiệm vụ một cách cần mẫn hữu ích như thế. Hiểu sâu rộng ra một chút là trong chiến công đánh Mỹ và thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam, có sự tham gia đóng góp của nhân dân Châu Phi qua những đôi chim câu hoà bình, hữu nghị.

Trong niềm vui của nhiệm vụ vinh quang nhưng có khi pha lẫn cay đắng, chớ đâu phải đều suôn sẻ ! Tôi còn nhớ một lần vừa gắn văn thư vào chân chim cái (đa phần tài liệu do chim đực chuyển tải) do sơ ý tôi không quan sát chung quanh nên khi con chim đực vừa mới được tung lên chao liệng định hướng. Không ngờ bị một con chim cắt quái ác từ đâu lao tới đánh chết con đực. Thế là con chim cái vừa mất đi tinh thần lại lạc phương hướng bay về phía bờ nam bờ vơ một mình. Đang trong trạng thái ủ ê bị mất bạn đời chung thuỷ thế rồi lại lao vào cảnh ngộ cô nàng bị tên cảnh sát nguỵ hạ sát bằng viên đạn nhọn súng bộ binh. Chưa hết khi chúng làm thịt, phát hiện ở chân chim có gắn một mẫu giấy nhỏ viết bằng ký hiệu đựng trong đoạn ống nhựa rất mỏng để bảo quản, thê là chúng mừng một cách khoái trá. Đó là bài học nhớ đời đối với tôi. May mà trong văn thư ấy chưa có gì quan trọng nên cấp trên chỉ lưu ý rút kinh nghiệm thôi.

Trầm ngâm hồi lâu anh kể tiếp:

- Thế mà … Thế mà 36 năm đã di qua, nghĩa là hơn một phần ba thế kỷ rồi đó. Hồi ấy tôi còn là một người lính trẻ trung, mãi mê công việc gắn vơi đồn trên tuyến đầu Tổ quốc và làm bạn với đàn chim quý tộc đã được đồng hoá trên một đất nước anh hùng. Sau đó tôi được chuyển công tác khác và tiếp tục đeo đuổi qua mấy cuộc chiến giải phóng đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Căm-pu-chia. Và giờ đây tôi đã lục tuần. Thực ra về tuổi tác chưa phải là cao, đôi lúc thích suy nghĩ về quá khứ để hồi tưởng lại những vinh quang và cay đắng, âu cũng là để soi lại cuộc hành trình của mình mà tìm cái thi vị thanh tao.

Hôm nay gặp lại người thủ trưởng Vân Hùng, nguyên đại tá sắp tới tuổi bát tuần, vị chỉ huy đức độ, tài cao mưu lược đã một thời làm cho kẻ thù khiếp sợ, khi nghe tin ông cùng anh em bạn bè đã một thời cùng vào sinh ra tử, nếm trải mưa bom bão đạn nơi vĩ tuyến 17 trên luỹ thép Vĩnh Linh anh hùng.

Gần đây tôi có dịp về thăm Bến Hải, Cửa Tùng nơi dòng sông tắm mát tuổi thơ và cả quãng đời trai trẻ của mình. Tôi không thể nào cầm được nước mắt khi nhìn lại mảnh đất một thời đầu sóng ngọn gió, bám trụ kiên cường vì cả nước mà giờ đây hơn hai mươi năm rồi, nhiều gia đình vẫn còn đói khổ quá, xác xơ quá. Ước mơ sao không còn thấy cảnh tượng này tái hiện khi tôi trở về thăm Vĩnh Linh yêu dấu lần sau.

Chiều hôm ấy nắng thật dịu, gió thoảng đưa, tôi dành khá nhiều thời gian đẫm mình giữa dòng sông Bến Hải trong xanh, hiền hoà, mát rợi mà lòng thanh thản lạ. Thoạt nhớ về cõi xa xăm của một Bến Hải tuổi thơ đày ắp kỷ niệm của 50 năm trước.

                                              (Ghi theo lời kể của CCB Trương Đình Cứ)

                                                                              N.Q.H.

Nguyễn Quốc Hoàn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 35 tháng 08/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

7 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground