Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 28/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Gặp lại nữ du kích lái đò xưa

M

ỗi lần được dịp vào Thành Cổ Quảng Trị, trước đài tưởng niệm, đứng trang nghiêm cúi đầu dành những phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Việc nữa, chúng tôi thắp những nén hương để cầu nguyện cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ và không quên vào nhà bảo tàng để ngắm nhì những hình ảnh, vật dụng, của những chiến sĩ cách mạng làm nên bao chiến công oanh liệt trong lịch sử chiến tranh Vệ quốc. Trong đó có một bức ảnh do nhà báo Công Tính chụp một ông già cầm chắc mái chèo và cô gái cầm chắc tay súng đưa bộ đội qua sông trong  mùa hè đỏ lửa trên sông Thạch Hãn năm 1972. Chúng tôi thường đứng tần ngần rất lâu trước tấm hình và tự hỏi, họ còn sống hay đã hy sinh trong tám mươi mốt ngày đêm ác liệt ấy. Và câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi cho đến một ngày mà tôi không tin vào mắt mình. Đó là vào đêm 30-4-2007, chương trình “Khúc tráng ca về một dòng sông” diễn ra tại Thành Cổ nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên chiến trường Thành Cổ trong 81 ngày đêm, tái hiện lại những cảnh chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta, trong đó có cảnh nữ du kích lái đò đưa bộ đội qua sông năm ấy mà chị chính là nhân chứng sống.

          Chị là Nguyễn Thị Thu, sinh ra và lớn lên tại làng Giang Hến, ngôi làng nhỏ nép mình bên dòng sông Thạch Hãn và sân bay Ái Tử.- Trước năm 1994 thuộc xã Triệu Giang, nay thuộc tiểu Khu 5 – Thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong.

          Trước sự tấn công dã man của đế quốc Mỹ vào mặt trận Thành Cổ năm 1972, tất cả những gì có thể bằng bom đạn nhằm hủy diệt con người, hủy diệt sự sống hồng khuất phục nhân dân ta. Chúng điên cuồng thả xuống mảnh đất chưa đầy 3km2 với số lượng chất độc hóa học và đạn bom gấp bảy lần bom nguyên tử chúng thả xuống Nhật Bản năm 1945. Nữ du kích Nguyễn Thị Thu lúc ấy được phân công vào đội vận chuyển cùng cha chồng tương lai (thuyền trưởng Nguyễn Con) phục vụ chiến đấu. Nhiệm vụ chủ yếu của chị cùng ông Nguyễn Con là lái đò đưa quân lương quân dụng từ hậu phương làng Tiền vào mặt trận Thành Cổ và chở thương bệnh binh về tuyến sau trong 81 ngày đêm khốc liệt ấy.

          Chị Thu kể: “Đò đi ngày không được thì đi đêm, trời nắng không chèo được thì tăng chuyến những lúc mưa. Có những lần bị địch phục kích nả đạn pháo, các chiến sĩ giục tui và cha chồng nhảy xuống sông tránh vào chỗ an toàn … Nhưng làm răng mà bỏ lại được hả chú, nhiệm vụ mà”. Những lúc như vậy chị và ông Nguyễn Con càng bình tỉnh để đưa thương bệnh binh an toàn về tuyến sau. Có lần đang làm nhiệm vụ cùng đồng đội, bất ngờ một quả bom quân địch thả xuống làm hai chiến sĩ bộ đội hy sinh, bốn trong sáu cô du kích bị thương nặng trong đó có chị Thu và để lại di chứng mãi về sau này.

Chị không nhớ nỗi bao nhiêu lần cùng ông Nguyễn Con xuôi ngược dòng Thạch Hãn chở thương bệnh binh từ Thành Cổ về hậu phương làng Tiền và quân lương quân dụng phục vụ chiến trường Thành Cổ. Chị kể tiếp: “Những lần chở thương bệnh binh về tuyến sau, có những chiến sĩ còn rất trẻ khoảng tuổi mười tám đôi mươi bị thương khóc la thảm thiết rồi ngất lịm. Khi đò cập bến an toàn thì có chiến sĩ chỉ kêu lên một tiếng “mẹ ơi đau quá” rồi trút hơi thở cuối cùng…”. Những lần như vậy cứ ám ảnh chị mãi cho đến tận bây giờ.

Ngoài trời mưa vẫn rơi dầm dề, từng làn gió cứ hắt lên làm cái lạnh của buổi chiều mùa đông càng thêm buốt. Những cây sầu đông gầy xơ xác trút hết lá trơ cành khẳng khiu làm màu chiều thêm trống vắng. Chị Thu thẫn thờ nhìn ra phía dòng sông Thạch Hãn, ngược thời gian trong kí ức cố tìm lại một chút gì tuổi thanh xuân, một thời đạn bom khốc liệt… Rồi chị thở dài như rút ruột “chiến tranh mà chú”. Chao ôi! Hai từ “chiến tranh” nghe gọn lõn nhưng trong nó chứa đựng biết bao nhiêu đau thương mất mát, biết bao máu xương của hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ đổ xuống đất này. Hai từ “chiến tranh” mà mỗi khi nhắc đến thế hệ chúng tôi sinh ra sau ngày đất nước thống nhất phải biết ơn vô hạn những người đã không tiếc xương máu  hy sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc, vì sự trường tồn của đất nước. Người này ngã xuống, người khác tiến lên với quyết tâm sắt đá: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Ngước nhìn tấm ảnh do nhà báo Đoàn Công Tính chụp và kí tặng khi chị cùng cha chồng chở bộ đội qua sông Thạch Hãn năm 1972. Chị Thu kể: “Cha tui (ông Nguyễn Con) gắn bó với nghề cào hến trên sông Thạch Hãn, kiếm cho đủ cái ăn cho gia đình khó khăn vất vả, nhưng cụ không sợ chi đạn bom…”. Để phục vụ cuộc chiến đấu 81 ngày đêm giữ Thành Cổ Quảng Trị, ông được giao chiếc đò chở bộ đội và vũ khí lương thực từ làng Tiền vào chiến trường Thành Cổ và chở thương binh về tuyến sau. Chị Thu khi ấy là con dâu tương lai của ông Nguyễn Con – hai gia đình mới qua lại thăm hỏi, lại thuộc đội nữ du kích của xã được phân công cùng hỗ trợ cha chồng... Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Con cũng đã vận chuyển lương thực lên chiến khu Ba Lòng cho bộ đội.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông Nguyễn Con cùng vợ chồng chị Thu- anh Nguyễn Câu (con trai ông Nguyễn Con) trở lại làng Giang Hến gắn bó với nghề cào hến trên sông Thạch Hãn… Đến năm 1978 phần vì tuổi cao và bệnh nặng, ông Nguyễn Con qua đời. Vợ chồng chị Thu vẫn gắn bó với công việc cào hến dưới sông Thạch Hãn đem ra chợ bán đổi lấy cái ăn...

Vợ chồng chị Thu cho biết: “Nghề cào hến phải phụ thuộc vào con nước, nhiều công đoạn và chủ yếu “lấy công làm lãi”… nên thu nhập bấp bênh. Nhiều người dân làng Giang Hến lang bạt làm ăn xa xứ. Bởi như anh Nguyễn Câu tâm sự, trong sản xuất nông nghiệp làng tui không có “một tấc đất cắm dùi”. Nhưng vợ chồng chị vẫn bám lấy làng, bám lấy nghề cào hến truyền thống và con sông Thạch Hãn anh hùng”.

Câu chuyện của chúng tôi nhiều lần bị ngắt quảng vì chứng đau đầu hành hạ chị. Bây giờ khi đã ở cái tuổi “tri thiên mệnh” sức khỏe, trí nhớ của chị giảm đi nhiều. Nhiều lúc đang đứng tự nhiên đầu óc quay cuồng rồi ngã lăn ra. Ước nguyện lớn nhất của chị là gì? Chúng tôi hỏi. Chị đáp. Bây giờ tui mong muốn có một chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với người có công để khi về già không làm gánh nặng cho con cháu….

Ngôi nhà cấp bốn của vợ chồng chị đang ở hiện nay xây dựng lại trên phần đất của “thuyền trưởng” Nguyễn Con, toạ lạc bên con đường chạy dọc sân bay Ái Tử. Trong ngôi nhà nhỏ quay mặt ra hướng cầu An Mô và mặt sông Thạch Hãn, bức ảnh cha con ông lái đò chở bộ đội qua sông năm ấy được đóng khung gỗ treo trang trọng cùng với tấm bằng chị được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kế đến là tấm bằng huy chương Hạng nhất của dân tộc với ông Nguyễn Con. Hai đứa con trai và một đứa con gái đầu của vợ chồng anh chị cũng đã lập gia đình. Còn cậu út đang là sinh viên ngành Xây dựng tại Đà Nẵng.

Cũng như bao người cựu chiến binh khác, sau ngày đất nước thống nhất chị trở lại với cuộc sống bình dị đời thường. Gia đình cùng bà con làng Giang Hến tích cực lao động kiến thiết lại quê hương, gương mẫu trong cuộc sống.

 Bây giờ như đã thành lệ cứ đến ngày 27/7 hoặc có dịp thăm lại chiến trường xưa. Chị và đồng đội thắp hương lên tượng đài Thành Cổ và kết hoa thả xuống dòng sông Thạch Hãn để tưởng nhớ những người đồng chí đồng đội đã mãi mãi yên nghĩ trên mảnh đất anh hùng này.

 Trong không gian trầm lắng của chiều đông bên dòng sông Thạch Hãn, tôi nghe như vang vọng những câu hát “Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ...” của nhạc sĩ Tân Huyền, và bốn câu thơ bất hủ của cựu chiến binh Thành Cổ Lê Bá Dương được khắc trên bia đá ở hai bến thả hoa trên dòng Thạch Hãn: “Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.

 

L.T.T

 

Lê Trọng Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

3 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

3 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

3 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

3 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

29/04

25° - 27°

Mưa

30/04

24° - 26°

Mưa

01/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground