Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Giấc mơ xuân

T

rong đời làm báo, viết văn của tôi, chỉ biết lên rừng, xuống biển, thầm lặng viết và đi, đâu đã dám nghĩ điều chi về nghề hay phát ngôn điều chi tương tự thế. Ấy thế mà trước thềm xuân Mậu Dần năm nay, gặp phải giấc mơ xuân, khó ăn khó nói đến lạ. Nhưng không nói ra, khó thêm được tuổi, khó trở thành người.

Sau chuyến công tác dài ngày ở Hướng Hóa về, đang căm cụi làm thiên phóng sự kêu cứu cho cánh rừng đại ngàn miền Tây thì cơn sốt rét rứng tái phát, đốn tôi đổ gục. Nghiệt ngã tong hôn mê sâu, tôi đang chống chọi lại con bệnh quỷ khóc thần sầu ấy thì Mẹ - Bà Mẹ Gio Linh - hiện về. Mẹ hiền dịu chân quê thế mà sao tôi thì toát mồ hôi lạnh, thiên hà mặt đất như đang dậy sóng. Ôi chiến tranh, có phải từ biệt sinh ly là điều đau khổ nhất và bây giờ đoàn viên là giấc mộng tái hồi? Tôi chưa thể rời lòng tôi xa cái đau thương mất mát. Nửa thế kỷ qua rồi sao Mẹ còn tìm con, còn là cội nguồn cảm xúc ngọt ngào và đắng cay đến thế.

Lúc giành lại chút sức khỏe bình sinh, tôi ngồi vào bàn viết. Ôi giấc mơ xuân, giấc mơ có thật: Bà Mẹ Gio Linh về phố. Câu chuyện như một kỷ niệm nghề cho phép được kể ra không theo một thứ tự nào hết.

* * *

Mùa hạ năm chín sáu, khi người bạn cũ tôi ở thành phố Hồ Chí Minh gửi tặng cuốn sách (chẳng là chúng tôi duy trì một thói quen từ nhỏ) lại là cuốn hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy viết về “Thời cách mạng – kháng chiến” in ở hải ngoại. Thôi thì chẳng hay hớm gì chuyện ấy mà nói ra, nhưng với tôi đấy lại là nguyên cớ. Kèm sách, bạn cũ còn có một gợi ý hay: Yêu cầu tôi đi viết lại Bà Mẹ Gio Linh thời chống Pháp mà Phạm Duy có nhắc đến vài trang trong cuốn sách.

Kể ra cũng thật bất ngờ Phạm Duy là Phạm Duy mà tôi là tôi, hai người hai thế hệ thậm chí hai đầu chiến tuyến, lại xa cách thế thì nó trói buộc chúng tôi lại để làm gì? Chỉ tại cuốn sách. Bạn tôi sinh ra ở chợ Cầu (phố huyện Gio Linh), cũng như tôi lớn len thuộc một bài hát nổi tiếng: “Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày...” chứ nào có biết chi hơn cụ thể. Nay đã lại phải chịu cảnh ly quê biệt xứ, cầm cuốn hồi ký trong tay viết về bà mẹ trên tầm yêu nước quê mình mà vỏn vẹn có mấy dòng thế này sao không ấm ức. Chẳng biết hành hạ ai, nó tìm cách đổ lên đầu tôi cũng là chí phải. Phạm Duy viết:

“Và một hôm, chúng tôi tới một làng trong huyện Gio Linh...

Ngoài chuyện 12 người mẹ bị hy sinh đó, dân chúng trong làng còn kể cho chúng tôi nghe thêm câu chuyện của một bà mẹ ở trong một làng gần đó, có người con đi dân quân bị lính Pháp bắt rồi bị chặt đầu treo giữa chợ. Không ai dám lấy đầu của anh dân quân xuống đi chôn. Rút cuộc bà mẹ lẳng lặng ra chợ lấy đầu con bỏ vào khăn gói mang về.

Nghe xong câu chuyện, tôi xin với một anh dân quân đưa tôi tới làng đó để gặp bà mẹ. Đây là một người đàn bà với bộ mặt có nhiều nếp nhăn nheo, nhưng với tôi thì bà đẹp như một vị thánh. Gặp bà, tôi lúng túng không biết nói năng gì và đẩy cho người đưa đường nói hộ tôi. Tôi đã rợn người khi nghe bà kể lại câu chuyện của bà bằng một giọng nói rất bình thản. Rồi bà dẫn tôi đi qua một rặng tre để ra tới chọ là nơi này nào bà đã tới để lấy đầu con đem đi chôn.

Tôi không khóc khi đứng giữa nơi sân khấu chưa đóng màn của một tấn tuồng bi thảm trong kháng chiến, bên cạnh vai chính của vở bi - hùng - kịch này, nhưng trong đêm đó tôi trở về nằm lăn trên một cái giường nứa ở một cánh rừng không tên trên chiến khu Quảng Trị, rồi tôi khóc rưng rức khi ngồi dậy và viết ra những câu đầu tiên của bài hát. Lúc đó cũng là lúc tôi nhớ tới mẹ tôi:

Mẹ già cuốc đất trồng khoai

Nuôi con đánh giặc đêm ngày

Cho dù áo rách sờn vai

Cơm ăn bát vơi bát đầy...

Mẹ già tưới nước trồng rau

Nghe tin xóm làng kêu gào

Quân thù đã bắt được con

Đem ra giữa chợ bêu đầu!

Nghẹn ngào không nói một câu

Mang khăn gói đi lấy đầu

Đường về thôn xóm buồn teo

Xa xa tiếng chuông chùa gieo..."

Vừa nãy tôi có nói: Xa cách thế nó còn trói buộc chúng tôi lain để làm gì? Thế mà chỉ qua đoạn trích tôi cũng đã ấm ức. Ước gì ở gần ông nhạc sĩ tài hoa ấy để chỉ chất vấn ông mỗi một điều: Một làng rồi làng đó nữa là ở đâu? Đã đành rằng có thể quên ngày tháng nhưng sao lại quá vô tình hỡi ai, có mỗi cái tên làng cũng không nhắc đến. Cái tên mẹ già cuốc đất trứ danh kia cũng phớt lờ đi thì ơi a biết đâu để tìm ra nguồn cơn nữa. Nhọc công chưa nói nhưng mà nhọc lòng cho người đi sau lắm. Tôi đã phải đợi thời cơ và cơ hội cũng đã đến với tôi sau gần vài tháng.

Ấy là dịp tòa soạn cử tôi ra Gio Linh chuẩn bị số báo tuyên truyền cho đại hội Huyện Đảng bộ. Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm việc với tôi ở phòng riêng. Quảng tiếng đồng hồ sau tất cả các nội dung phỏng vấn đã hoàn tất. Tôi khấp khởi tạt qua phòng chính sách, cốt là tìm xem tung tích người mẹ. Chị Mỹ Lệ bấy giờ làm trưởng phòng, thế hệ hậu sinh, lại là gái Nhan Biều ra làm dâu Gio Linh, biết sao được những bà mẹ Gio Linh thời năm 47 – 48. Chỗ dựa chỉ còn trông vào tủ hồ sơ liệt sĩ thời chống Pháp. Lục hết vẫn không làm sao phát hiện liệt sĩ nào đã bị giặc Pháp đem ra giữa chợ chặt đầu. Và ai là người mẹ đem khăn đi lấy đầu thì càng chơ vơ, chẳng còn manh mối gì tìm ra tung tích nữa! Lúc dồn trí óc ta vào thế bí, chân tường thì cũng là lúc nó bật dậy, phát sáng. Lởn vởn trong đầu tôi chỉ còn đồn giặc và chợ búa. Nó ở đâu trong thị trấn, vùng ven Gio Linh dấu yêu một thuở tang tóc này? Đôi chân tôi đi, vu vơ gần như vô định. Đêm ở chợ Cầu, ngày sau chợ Nam Đông rồi chợ Keeng và cuối cùng chỉ còn sót lại đồn Nhĩ Hạ bên đình chợ Mai Xá sầm uất một thời. Ở nơi đó tôi gặp may, cả ngàn lần may nữa là khác. Mẹ Hồ, 74 tuổi bấy giờ là nữ du kích cảm tử là người duy nhất còn sống sót ở làng. Ông Bùi Thanh Minh, người lính già Trung đoàn 95 là người nhập ngũ sau sự kiện làng Mai uất hận, giặc bắt và đã bêu đầu ra giữa đình chợ một lúc hai chiến sĩ chứ không phải là một như đoạn hồi ký đã trích. Và may mắn hơn tôi đã được gặp mẹ Nguyễn Thị Vện Đỉu, chị gái đầu của liệt sĩ Nguyễn Văn Phi là người trực tiếp cùng mẹ của mình – một trong hai bà mẹ Gio Linh – ra chợ lấy đầu đứa em thân yêu của mình về chôn cất. Ngồn ngộn thông tin, những kẻ khổ đau thường hay nhớ dai về nỗi khổ đau của mình, hơn thế nữa họ là những người khổ đau chiến thắng. Lịch sử thuộc về, đứng về phía họ đúng như ai đó đã nói những người đàn bà hạnh phúc nhất rất giống những quốc gia hạnh phúc nhất, không có lịch sử. Tôi là người gặp may, cả ngàn lần may nữa là khác, bởi chỉ bỏ công ra xác minh, rà soát lại toàn bộ câu chuyện mà chỉ trong gang tấc không đến kịp thì nó đã vĩnh viễn hìm sâu vào quá vãng. Chưa bao giờ tôi viết một cái gì mà viết ngay tại trận. Có cái gì đó gần như là hào sảng, thúc bách, dẫu trong nghẹn ngào và rờn rợn nữa. Nhất là gần về sáng bên ngọn đèn dầu leo lét ở nhà mẹ Vện Đỉu, tiếng gà khuya gáy khan trong làng. Trắng trọn đêm thức cùng trang giấy trắng, sáng ra, cái ký “Mây trắng ơ hờ, mây trắng bay...” đã xong. Cái ký ấy Cửa Việt đăng và chỉ tuần sau ngồi dưới chân Thành Cổ tôi còn dịp thức cùng nó, một lần nữa nó lung lay tới tận đáy lòng cảm xúc. Ấy là lúc đài tiếng nói Việt Nam phát lại trong một chương trình văn nghệ đêm khuya. Trang viết cũng như trang đời đã nở hoa, tưởng chẳng có gì để nói thêm nữa.

Nhưng tôi là người gặp may. Như vứt một người may mắn xuống biển, anh ta đã ngoi lên với con cá to ngậm trong miệng. Người cho tôi cơ hội ngàn vàng ấy phải nhắc đến anh Trương Quang Tùng, thư ký làng Mai Xá. Anh không chỉ nhiệt thành hết mình giúp đỡ tôi trong mấy ngày loay hoay với tư liệu, mà anh là con người thông minh, biết đường xoay xở làm cho đứa con tinh thần tôi sinh nở ra có một tiếng nói cứng cáp, có một chỗ đứng đĩnh đạc giữa ngôi làng. Chẳng biết anh thích cái ký ấy đến đâu nhưng báo chưa kịp ra, nhận được bản thảo tôi gửi tặng anh đã có một động tác ứng xử với nó hết sức liều lĩnh và táo tợn. Ấy là lúc anh quyết định bỏ tiền túi, bỏ công ra một ngày lên phố huyện photocoppy nhân bản thảo ra một ngàn hai trăm bản, gửi khắp cho con dân làng sinh sống trên các ngã đường đất nước. Năm ngoái tôi về, mẹ Trương Thị Con và Trương Thị Thí, hai mẹ Việt Nam anh hùng của làng còn sống đã được nhà nước và cơ quan phụng dưỡng xây nhà vẫn được Đảng ủy Sân bay Tân Sơn Nhất sắm sanh thêm, cho hai sổ tiết kiệm mỗi mẹ có thêm 34 triệu đồng. Món quà tập thể, nhưng người bí thư Đảng ủy ấy là con dân làng, đã rất kịp thời lặn lội quay về sau nhiều năm xa cách. Bằng vào con đường như thế, anh Tùng toại nguyện bảo với tôi, làng cũng đã nhận được nửa tỷ bạc để tái thiết lại mảnh làng quê yêu dấu. Thử hỏi có ai khôn ngoan, biết phát huy truyền thống yêu nước lừng danh ngay ở quê hương để xây dựng quê nhà được như anh Tùng? Về thăm lại làng Mai Xá, thêm chút thông tin này, lương tâm như được gột rửa, nhẹ tênh và trí não tôi hằn thêm một nếp sâu rằng lịch sử được làm nên bởi những người đã khất và vì thế trong quan hệ với lịch sử, người cầm bút không chỉ là kẻ chứng nhân ghi lại mà còn phải biết dũng cảm đấu tranh cho khát vọng thăng hoa của những người đã chết. Ai đó đã bảo: đằng sau họ, những người đã khuất, cuộc sống phải được tái thiết trở lại trên công bằng, ấm no, phẩm giá. Anh định ném quá khưa qua cửa sổ đó ư? Nó chẳng đỉnh đạc quay trở về qua cửa lớn đó rồi còn gì?

* * *

Hàng ngàn thì chưa nhưng hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống ở mảnh đất này thì tôi đã gặp và đã để lại ít nhiều trang viết. Không hiểu sao bà mẹ Gio Linh lại ám ảnh tôi, day dứt trong tôi đến thế! Có kỳ quặc không cái giấc mơ xuân lúc Mẹ hiện về. Trong dáng điệu chân quê mòn mỏi hao gầy không buồn không vui, mẹ nhân từ nhìn tôi không nói. Toát mồ hôi lạnh, tôi rà soát lại trong đầu, mình còn phạm phải sai sót gì với mẹ đây chăng? Gần như mẹ có ý trách cứ: “Sao lại mây trắng ơ hờ, mây trắng bay... Chú mi định tung hê hết công lao người ta lên trời, hắt hết ra biển Đông đấy à?” Lạnh buất tâm can tôi khẩn cầu mẹ bằng cả sự van lơn: “Thưa Mẹ con hiểu, ân oán giữa đời đâu đã một sớm một chiều giải quyết xong. Nhưng con tin rằng vấn đề gì cũng có thể giải quyết được bằng bàn tay, khối óc, nhất là qả tim người. Phải, chính Mẹ chứ không ai khác, phải được người đời gọi tên, phải có tên Mẹ trên một con đường ở Phố. Bao thế hệ qua đi thời gian có thể tàn phá hết nhưng Mẹ thì không. Mẹ như khối ngọc trong veo và trong khối ngọc ấy hiện lên cái bóng Mẹ Việt Nam, bà mẹ anh hùng. Mẹ phải có tên trên đường phố, nếu không trang viết, đống sách kia hóa ra tờ giấy nát cả à!”

Có ai đần độn, u mê như tôi nữa không? Chỉ điều đơn giản thế mà chẳng nghĩ ra, đằng sau tử biệt sinh ly, đoàn viên là giấc mộng tái hồi.

Ôi giấc mơ xuân - giấc mơ bà mẹ Gio Linh về phố của tôi, dẫu rằng có muộn mằn nhưng có vẫn còn hơn không. Suýt nữa thì tôi đã là kẻ ngu đần nhất thế kỷ này mất.

                                                                               Thành Cổ, xuân Mậu Dần

                                                                                                Y.T

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 40 tháng 01/1998

Mới nhất

Đại hội Phân hội Nhiếp ảnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

3 Giờ trước

TCCV Online - Chiều ngày 18/5/2024, Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Quảng Trị đã tổ chức Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo hội viên Phân hội Nhiếp ảnh…

Thương lắm gánh đậu hũ của mẹ

17/05/2024 lúc 05:07

“Ai đậu hũ không? Ai đậu hũ không?”, những tiếng rao của mẹ văng vẳng vang lên từ đầu con hẻm nhỏ.

Vẹt ngực hồng

17/05/2024 lúc 05:04

Cái rét đã đi qua lâu rồi, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm vậy mà hôm nay bà già mới chịu mang chăn ra phơi để thơm tho cất gọn trong góc tủ.

Bận lòng cơm cháy

17/05/2024 lúc 05:01

Ba bảo nhạt miệng, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, giá có miếng cơm cháy ở đây rồi chấm tí mắm ruốc thì hết sẩy. Bữa đi, mạ có đùm theo cho ba hũ ruốc nhưng gói không kỹ nên bị tịch thu. Hũ ruốc đó, ba đinh ninh sẽ giúp mình mặn miệng trong những ngày nếm thức ăn ở phố.

Nhớ một thời theo dấu chân Bác Hồ từng đi qua

15/05/2024 lúc 00:32

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề Bác Hồ kính

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground