Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Gio An thăm thẳm

Cây đa ân nghĩa

T

ôi cùng Lê Bá Dương và các bạn hữu hẹn nhau lên Gio An. Ánh ngày sắp tắt rồi, những đường chân bước quen bỗng lạ lẫm, thân gần khi các vòm cây cao sụ cứ chực nhao ra, như muốn chạm tầng tầng xanh rì nà nuột, ôm lấy con đường nhựa thênh thênh trong chiều. Mảnh đất từng vang ngân tiếng trống trận năm xưa giờ yên hòa vời vợi màu xanh cây trái và nhuần nhị, thẳm sâu tình người.

Lê Bá Dương đã quá nổi tiếng với người Gio An. Đến một lão nông tráng kiện tình cờ tôi bắt gặp và trò chuyện cũng am tường nói cho tôi rõ rằng, Lê Bá Dương bây giờ có thể gọi kèm tên với rất nhiều chức danh, nhưng có lẽ lĩnh vuecj mà anh đạt đến  đẳng cấp cao vẫn là nhiếp ảnh, viết báo và… đánh giặc!

Gio An là nơi tân binh Lê Bá Dương, người lính tiểu đoàn 2, Trung đoàn 27 (Trung đoàn Xô viết Nghệ An, trung đoàn Nghệ An Đỏ lừng danh và sau này là Trung đoàn Triệu Hải anh hùng) đã cùng đồng đội nổ phát súng đầu tiên trên chiến trường khi đặt chân vào miền Nam. Sau này, dù đã được mệnh danh là “vua giữ chốt”, “vừa đánh lấn” khét tiếng vùng đất lửa Quảng Trị, Lê Bá Dương vẫn không thể nào quê buổi ban đầu truy kích giặc trên đất Gio An, ngón tay nghéo cò súng tiểu liên còn ngập ngừng quá dỗi…

Nơi đây, cũng là nơi mà lần đầu tiên, vào năm 1979, cựu chiến binh Lê Bá Dương quay về thăm chiến trường xưa, lần tìm trong lau lách, đồi hoang, cỏ dại, đất cằn những nơi đồng đội nằm lại chưa về. Anh đã đi bộ nhiều ngày, đi một cách giục giã và băm bổ như từ sự réo gọi khẩn thiết phát tích trong thẳm sâu ký ức, đi trong cái nắng hoang hoải, khô khát của đất nghèo Quảng Trị những ngày hậu chiến để thắp nén nhang cho đồng đội, kết nhành hoa dại thả nơi đầu nguồn Bế Tắt – Bến Hải, khởi nguyên của mỹ tục dòng sông hoa lửa ở các dòng sông Quảng Trị bây giờ…

Lê Bá Dương trở lại Gio An lần này cũng còn bởi một ân tình sâu nặng.

Anh kể rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, thôn Gia Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là điểm tập kết quan của các đơn vị Quân giải phóng Bắc Quảng Trị, trong đó có Trung đoàn 27 Xô viết Nghệ An. Hồi bấy giờ ở đầu thôn có một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, thân vạm vỡ hai người ôm không xueet. Từ vị trí thuận lợi này, các đơn vị Quân giải phóng đã tận dụng chiều cao của cây đa để trinh sát mọi động tĩnh của giặc trên các hướng mặt trận. Bộ đội pháo binh cũng đã làm đài quan sát trên chót vót ngọn cây để đo đạc, điều cỉnh tầm hướng cho pháo binh ta từ bờ Bắc sông Bến Hải trút lửa xuống Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang… Các cây đa không xã về phía Bắc, có giếng cổ, hình tròn, xếp bằng đá tảng chỉ duy nhất có ở đất này. Dan làng gọi là giếng Đìa.

Ngày 6/ 3/ 1968, trong một trận đánh ác liệt và không cân sức với lính Mỹ, chiên sĩ Cao Như Thiêm, mới hai mươi tuổi, thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 2, Trung đoàn 27, Mặt trận B5, quê thôn Tùng Lâm, Diễn Thọ, Diễn Châu, Nghệ An đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, bị thương và bị địch bắt. Chúng đưa anh về gốc đa, dùng những thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ thâm độc để khai thác thông tin của đơn vị anh, nhưng đều thật bại. Bất lực, chúng đã xả trọn băng đạn tiểu liên cực nhanh vào người anh. Cao Như Thiêm đã tựa vào gốc đa, hô vang: “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm, Bác Hồ muôn năm”, mới chịu gục xuống. Địch hèn hạ dùng xăng khô đốt xác anh thành tro ngay bên gốc đa cháy sẹm.

Cũng tại gốc đa Gia Binh này, cả ban chỉ huy của trung đoàn Sông Dinh bị lãnh nguyên một quả đạn pháo, bảy người, không ai còn nguyên vẹn thi thể.

Trong suốt những năm tháng ác liệt đó, cây đa Gia Bình là trọng điểm đánh phá của kẻ thù. Hầu như ngày nào, cây đa cũng nằm trong tầm hủy diệt của đủ loại pháo bầy, hỏa tiễn, súng cối, bom tạ, bom tấn… Thân cành cây bị chép phạt. Gốc cây bi chít mảnh đạn. Có lúc cây không còn một chiếc lá lành lặn. Vậy mà kỳ lạ thay, những chùm rũ li ti như sợi tơ trời vẫn an nhiên nối cành cao với tầng sâu, rợp bóng xuống đất đai, giữ cho Gia Bình luôn chấp nhận ngã xuống, chững chạc như tư thế một người lính can trường trong làn pháp cấp tập, phút lồng lộn cuối cùng của giặc, đêm trước ngày quê hương giải phóng.

Đầu năm 1998, đồng chí Nguyễn Huy Hiệu, khi đó là thiếu tướng, Phó Tổng tham mưu trương Quân đội nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo huyện Gio Linh về thăm Gia Binh, tìm đến cây đa, nơi khắc ghi biết bao kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời bình nghiệp của ông. Tần nghần đứng nơi gốc cây đã xưa đã bị đạn bom và thời gian xóa dân dấu tích, Thiếu tuwongs Nguyễn Huy Hiệu đã quyết định trồng thay thế vào đó một cây đa búp đỏ.

Tháng 7/ 2007, trở lại với cây đa, giếng Đìa làng Gia Bình, đồng chí Nguyễn Huy Hiệu, nay là Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao tặng cho dân làng số tiền nhỏ của cá nhân ông để phục hồi lại chiếc giếng cổ bị bom đạn đánh sập ngay cạnh cây đa xưa. Chiếc giếng này là dấu tích lịch sử, nơi hàng ngàn người lính Giải phóng quân thuộc các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích Mặt trận B5 đã ngã xuống trong những trận đánh khốc liệt.

Mới đây, theo tâm nguyện của đồng bào, đồng chí, địa phương và của những cựu chiến binh Trung đoàn 27, Lê Bá Dương qua Thượng tướng Nguyễn Hưu Hiệu đã cùng đứng ra khâu nối để một doanh nhân, nguyên là cựu chiến binh, con cháu của một gia đình có nhiều liệt sĩ ở Hà Nội, hỗ trợ kinh phí xây dựng tại vị trí lịch sử này một nhà bia ghi công liệt sĩ. Tuy nhiên, phần vì cảm ân đức của người dân Gia Bình, dẫu đình làng chỉ còn lại khuôn nền, phải hương khói thành hoàng ngoài trời, nhưng mấy mươi năm nay, người dân vẫn không xao nhãng hương hoa cho các liệt sĩ, phần từ quan niệm các liệt sĩ cũng là con dân, chiếu đấu, hy sinh vì dân. Bở vậy, thay dựng bia lập đền thờ liệt sĩ, các anh đã thuyết phục được người tài trợ xây giúp nhân dân Gia Binh một đình làng khang trang bên cạnh cây đa huyền thoại. Âu cũng là tâm niệm, thờ liệt sĩ thành kính nhất là thờ trong lòng dân! Xây dinh xong, dựng thêm tấm bia ngay gốc đa trước khuôn viên đình, để rồi con dân hương khói đình làng quanh năm, thì anh em liệt sĩ cũng được quanh năm ấm áp. Thuở xưa, bà con đùm bọc, cưu mang các anh đánh giặc, thì khi thác rồi, các anh lại sống giữa lòng dân đôn hậu, thủy chúng, rộng lượng.

Tôi ra gốc đa Gia Bình. Gốc đa quyện mùi hương. Mùi hương tảo ra, nồng nàn như gợi thức sự hy sinh vô bờ bến của bao người cho bình yên đất……. lên tạo móng đang sậm lại như màu máu giữa chiều hè rất muộn. Tầng đất sâu vạm vỡ và tươi nguyên nhưng cơ hồ như chỉ chạm khẽ vào là có thể lắng nghe được vô hồi vô hạn ký ức bi tráng xưa cũ, không thể nguôi quên.

* Mạch nguồn từ tình đất, tình người

Có những con người mới gặp, thoạt tiên không để lại ấn tượng gì đặc biệt, nhưng khi càng tiếp xúc, càng thấy toát lên sự tân cậy và trân quý (chữ dùng vàu nhà thơ Võ Văn Luyên). Đó là cảm nhận của chúng tôi đối với anh Trần Bình.

Điểm tập kết của chúng tôi khi lên Gio An là dưới gốc cây đa Gia Bình. Khi chúng tôi đến đã thấy anh Bình đứng đợi. Anh vồn vã bắt tay và xướng tên chính xac từng người dù chúng tôi chưa từng gặp mặt nhau. Khuôn mặt anh tròn, đạm, dáng dấp một nông tri điền hơn là một cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân xã. Trên khuôn mặt ấy luôn toát ra một phong văn hóa hòa trộn quê kiểng lẫn đương đại, đôn hậu mà xốc vác, tinh nhạy. Chúng tôi rất thú vị khi biết, anh là một blogger đầu tiên trên miền Tây Gio Linh với địa chỉ thật gợi: “tiengdantalu – Tiếng đàn vọng từ Gio An”

Đêm ở nhà anh Bình là một đêm để lại thật nhiều cảm xúc. Cơm nắm, muối vừng được dọn ra. Rượu làng nút trong lá chối khô, khi rót nhẹ tay, bỗng thấy bừng lên men mùa ấm cùng, như mùi cây lúa nếp trên cheo leo triền dốc và bếp lửa đầu hồi nhà cùng quyện lấy, đưa đà thứ hương trìu mến. Rượu làng Gio An uống vào đằm đẹ như xối lửa. rồi điện tắt. ngọn đèn dầu nhón lên thứ ánh sáng chói cháy như đôi mắt đêm thâu hấp háy cười. Rồi trời đổ mưa, khi lắc thắc, khi ầm ào, khi gần gặn, khi xa ngái. Tiếng nước tuôn từ lòng đất, buông những âm thanh rền rã. Nước thoát ra từ phận đá…

Từ hồi chiều, anh Bình đã dẫn chúng tôi đi kheo giếng cổ. Anh am tưởng, thuộc tên tèng cái giếng cổ quê anh như nằm lòng từng bài thơ anh đã viết. Cứ như lời anh Bình thì hệ thống giếng này mang những tên gọi thuần Việt, do chính người dân quê anh đặt cho những cái tên mộc mạc và phân bố khá đều trên tằng khu vực của các làng. Đó là các giếng Ông, giếng bà, giếng Tép, giếng Gai ở làng Hảo Sơn; giếng Máng ở làng Long Sơn; giếng Họng, giếng Đìa, giếng Trằm… ở làng Tân Văn; giếng Đào, giếng Phường, giếng Lợi… ở làng An Nha; giếng Côi, giếng Dưới… ở làng An Hướng; giếng Gái, giếng Nậy… ở làng Thanh Khê. Xếp, kè đá là phương thức dựng chủ yếu và là đặc điểm kỹ thuật nổi bật của hệ thống khai thác nước này. Kết cấu của chúng phụ thuộc vào từng loại mạch cụ thể (ngầm hay phun nổi) nhưng tất cả đều lợi dung dụng sự chênh lệch về độ cao để tạo dòng chảy tự nhiên.

Tôi đã có một buổi chiều thơ thẩn, lần tìm những chiếc giếng cổ như men theo mảnh ký ức xưa cũ. Đường xuống giếng Đào lô nhô đá. Đá gò tấm lưng trơn nhẫy lên trên mặt đất ba dan đỏ lựng. Mùa đái u nhã, thâm trầm, huyền sử. Chạm mép giếng, hơi nước mát lạnh. Vục đầu vào máng đá, nước tràn que kẽ tóc, không vướng bận, không gai gợn. Bạc cao nhất trên cùng của giếng là một bể lắng được xếp đá cuội. Ở vách phía trên chừa các lỗ nhỏ cho nước thoát ra. Tiếp đó là bộ phận tràn và bể chứa. Nước từ bể lắng chảy xuống bể chứa qua một bãi tràn có đặt từ một đến hai máng đá. Những máng đá này được chế tác từ đá ba dan, dạng nửa hình trụ bổ dọc, dài từ 1,3 đến 1,5 mét, thon dần từ đầu đến cuối, trên mặt có một đường rãnh chạy dọc dài theo thân để dẫn nước…

Ở Gio An, có loại giếng nước không có bể lắng, không có mngs dẫn mà thường là các bể chứa được đào sâu ngang cửa mạch nước ngàm rồi kè đã xung quanh vách ở ba phía. Nước từ mạch ngầm chảy trực tiết ra bể chứa sau đó đổ ra cửa thoát phí ngoài vào mương khe, xuống ruộng đồng. Lại có loại giếng được kết cấu mang dáng dấp giếng khơi vùng nông thôn đồng bằng, vừa mang đạm kỹ thuật xếp đá truyền thống và vẫn tuân thủ theo nguyên tắc tự chảy đặc trưng của hai loại trên.

Một đồng nghiệp cũ của tôi là Thu Hòa đã từng đến đây và để lại những câu văn thật đẹp: “Một vòng quanh các giếng cổ ở Gio An, ai có thể không phân vân tự hỏi rằng, bậc tiền nhân nào đã tác hợp mối lương duyên kỳ lạ này của đá với nước? Từ bao giờ con người đã biết tim nước từ trong đá và dùng đá đề giữ nước cho muôn đời? Dưới lòng bể lắng, đá cuội đã mòn nhẵn vì nước chảy và trầm tích thời gain cũng đã phủ dày…”. Tôi cũng phân vân đem câu hỏi đó hỏi dòng nước đang tuôn ra từ máng đá với ánh mắt khẩn nài. Nước không trả lời. Nước cứ chảy, róc rách, óc ách như tiếng gàu khua trăng…

Tôi chỉ biết dưới tầng sâu là đất, là đá, là nước, là ký ức.

Nên tầng đất Gio An luôn vời vợi, thăm thẳm….

 

Đ.T.T

 

Đào Tâm Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 167 tháng 08/2008

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

15 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

16 Giờ trước

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground