Q |
uả đồi nho nhỏ ấy nằm bên đường quốc lộ 1. Mỗi lần đi đi qua nhìn nó dáng nghiêng nghiêng xuống dòng sông tựa hồ chiếc nón bài thơ ai đó bỏ quên mãi bên bờ là lòng tôi se lại, xao xuyến một nỗi buồn nhớ thương người đồng đội thân yêu và bao kỉ niệm trên chặng đường đánh Mỹ.
Dạo ấy, chuẩn bị chiến dịch xuân 1975, đơn vị 201 an ninh vũ trang Quảng Trị được chia thành nhiều tổ nhỏ với nhiệm vụ lần vào vùng địch hậu, xây dựng cơ sở, nắm tình hình diệt ác trừ gian, hỗ trợ phong trào quần chúng. Tôi và An được phân công về đìa bàn Hải Sơn, một xã nằm phía tây nam thành cổ Quảng Trị, đây là một đoạn trong tuyến phòng ngự phía Bắc cảu quân ngụy Sài Gòn, chúng tập trung ở đây sư dù, sư thủy quân lục chến, liên đoàn biệt động quân. Thực hiện chủ trương “rải mỏng chốt dày” tạo vành đai dày đặc bên ngoài. Trong các trại tập trung, bọn cảnh sát, bình định, địa phương, phòng vệ,… ngày đêm lùng sục đàn áp quần chúng. Vì vậy, ngya việc tiếp cận cho được địa bàn đã là chuyện sinh tử rồi…
Được nhận nhiệm vụ, An vui mừng như tuổi thơ được về thăm quê ngoại vậy. Là con trai độc nhất của gia đình, bố hy sinh hồi kháng chiến chống Pháp, mẹ và hai em buôn thúng bán bưng ở chợ thị xã. Theo bước chân người cha thân yêu, học xong lớp chín, An lên rừng và vào lực lượng An ninh giải phóng. Thực tình thấy dáng mảnh khảnh thư sinh của An, tôi có phần ái ngại, không biết có thích hợp với môi trường hoạt động trong những ngày tới không? Nhưng tôi biết chắc rằng con người ấy, chí khí đã quyết thì không gì lay chuyển được.
Phải năm ngày đêm luồn lách qua lớp “Hàng rào thịt” ấy, chúng tôi mới tới được địa bàn hoạt động, chỉ sau ba tháng đã tạo được thế tự chủ: xây dựng hầm bí mật, móc nối được nhiều cơ sở kể cả trong nội bộ địch, nắm được nhiều tin tức có giá trị phục vụ cấp trên… Ngày chui xuống lòng đất, đêm đội lên hoạt động nhiều lúc cải trang thành lính “trâu điên” trà trộn trong cảnh hổn độn của định để quan sát thực địa, trược tiếp nắm tình hình, chúng tôi được cấp trên khen ngợi và giao nhiệm vụ quan trọng khác.
Một buổi trưa nắng gắt, tôi và An lần đến quả đồi nho nhỏ ấy để gặp cơ sở. Từ cảnh tối om dưới hầm bí mật được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cái nắng ban trưa chiếu rọi cho bạt ngàn hoa sim bừng lên một màu rực rỡ, lòng tôi trào dâng một niềm vui xôn xao pha chút phấn chấn tự hào. Bác Côn đã ngồi chờ dưới khóm sim lụp sụp, nhìn khuôn mặt hốc hác cháy sạm của tuổi 50 đang nở nụ cười thay lời chào, gương mặt ấy, nụ cười ấy và dáng đi khấp khểnh của người thương binh chống Pháp ấy chúng tôi không thể nhầm với ai được, vừa ngồi xuống là bác nói ngay:
- Thằng Dân (trưởng chi cảnh sát quận) đi họp Sài Gòn về rồi. Bọn hắn chuẩn bị đưa dân ra Diên Sanh và chuyển tòa hành chính ra đó, nhưng bà con làm căng lắm… từ bữa thằng Đông (cảnh sát ác ôn) chết, bọn hắn hoang mang dữ, nhiều thằng chuồn vào Huế ngủ sáng mới mò về… Này, bọn bay phải cảnh giác với cái thằng đi sập chim đó nghe. Thằng Thắc mật thám viên đó. Bác liên hồi chuyện này dang chuyện khác, như muốn trút hết những điều mắt thấy tai nghe trong tuần qua. Hai chúng tôi chỉ biết lắng nghe ghi nhớ, thỉnh thoảng mới chen được một vài câu hỏi, bất chợt bác vỗ nhẹ vào vai An: Bây thèm cơm lắm phải không? Bày ngày rồi hè? Chỉ xài độc lương khô chịu sao nổi. Tao đem cho mấy củ khoai nữa đó. Sơ đồ nhà thằng Phấn (dân ý vụ) dưới đáy ăng gô đó nghe! Bác nghiêng về phía tôi: - Mà này! Bây biết ai mang cơm cho bây ăn đây không?… Chúng tôi đang ngơ ngác nhìn nhau thì bác nói liền: - Thằng Diện, cục trưởng cánh sát đó, tau gặp hắn ở trạm đầu cầu, coi bộ hắn để ý đến cái bao cát này, tau nói luôn: - mấy củ khoai ăn trưa có gì mà coi… Lên thăm vườn với tui đi ông Diện – Bác nói thiệt chơi đó? Bác định nộp tui cho V.C à?
Tau cười mỉa “Các ông thì ở mô mà chả có Việt cộng” Bên trong thì cảnh sát bình định. Bên ngoài thì dù, thuy quân lục chiến…dày đặc như kiến, Việt cộng chứ phải chim đâu mà bay vô đây được? Vì răng anh Đồng chết rứa bác - Ờ… Thì “trâu điên” bắn chứ ai. Nghe nói hai anh lính gọi anh ấy ra sân rồi bắn luôn mà… - Vâng, thưa bác Hai – Trâu khôn chứ không điên đâu… Thôi đi thì đi bác”.
Tau đưa cái bao cát nói: - Cầm giúp tôi cái này…hắn cầm lấy vắt qua vai và theo tau…dọc đường hắn tìm cách “tra mánh”, moi móc tin tức, nhưng sức mấy. Công an Việt minh “thứ thiệt” đấy nghe. Khi qua trạm cuối cùng hắn trả bao cát cho tau.
- Thôi! Bữa khác đi, sáng nay tôi bận họp, bác đi làm, nếu gặp V.C về nói lại giúp con nghe bác… tau cười thầm: -Tổ cha mi! Thì chính ni đã tiếp tế cho V.C đó!... Tau biết tỏng mi đâu dám đi với tau lên vườn cũ.
Tôi ôm choàng lấy bác lay lay, mặt áp vào tấm lưng gầy để khỏi bật thành tiếng. Đã bao năm sống trong chế độ Mỹ, ngụy, con người ấy vẫn giữ bản chất của người chiến sĩ trên mặt trận an ninh: dũng cảm mưu trí, một mình phải nuôi 6 miệng ăn, rau cháo qua ngày và còn hai chúng tôi nữa. Gô cơm đi làm vườn của bác thường chia thành 5 lớp. Trên cùng là muối vừng, lớp thứ hai là cơm, lớp thứ ba là cá khô rồi đến cơm và dưới đáy thường để tài liệu. Phần trên là phần của bác phần dưới là phần của chúng tôi. Tấm lòng của bác thật bao dung. Thương bác chúng tôi chỉ biết làm việc thật hăng say để bác được hạnh phúc trong niền tin thắng lợi.
Buông tay khỏi bác Côn, tôi quay lại và hoảng hốt thấy nét mặt An tái nhợt, mồ hôi đầm đìa, tay ôm bụng, miệng cắm chặt cành sim để khỏi bật ra tiếng rên. Chúng tôi tập trung xóa bóp, bấm huyệt nhưng đều vô hiệu, một việc không hề mong đã đến… Tôi nhớ lại những lần hai đứa tranh luận một giả thiết, nếu bị đau ruột thừa thì giải quyết thế nào? Một là chịu chết, hai là bò ra giữa quốc lộ I cho địch mang đi mổ rồi tìm cách trốn sau. Ngoài ra không còn cách nào khác. Nhưng nếu chịu chết thì tiêu cực quá, còn để địch mang đi mổ thì chẳng qua là sự đầu hàng. Cuộc tranh luận thường không đi đến thống nhất, phải ngừng lại do một tình huống nào đó chi phối như: có động, tiếng địch gần… Và cái chính là cả hai chúng tôi đều mạnh khỏe và hăng say công tác. Tôi vừa vuốt ve An vừa suy nghĩ định bàn với bác Côn cách giải quyết thì có tiếng người. Vừa vươn dậy, đã thấy một trung đội địch đang đi đến cách chúng tôi khoảng 20 mét, một điều không may mắn nữa lại đến. Tôi ra hiệu cho bác Côn báo hiệu cho An biết và chuẩn bị chiến đấu, vì không thể giữa được bí mật, tôi biết chắc rằng khi tiếng súng đã nổ đã nổ thì bác Côn sẽ là người chiến đấu cùng chúng tôi đến hơi thở cuối cùng. Tôi liếc sang thấy bác bình thản mà lòng mình quặn đau. Anh vịn vào tôi, nhổm dậy quan sát rồi liếc nhanh về phía bác Côn, nhanh như cắt giằng lấy chếc thắt lưng đeo đạn của tôi, ném lại túi tài liệu rồi ôm súng nhổm dậy và ngoảnh lại nhìn tôi lần cuối, cái nhìn như ra lệnh, như dặn dò, như thôi thúc và thiết tha tình đồng đội mà chẳng bao giờ tôi quên được. Tôi chồm lên định cầm chân kéo lại nhưng không kịp, An đã bật ra một khoảng năm bước bất ngờ ném lựu đạn và bắn xối xả và đội hình địch.
Như cái máy tôi xốc bác Côn lên lưng chạy ào xuống chân đồi, theo hướng con suối cạn vòng lại khuất sau lưng địch, khi đặt được bác Côn lên vệ đường thì tiếng súng cũng thưa dần. Một tiếng nổ đanh gọn âm âm mặt đất. Tôi biết trận chiến đấu đã kết thúc thắng lợi nhưng nghiệt ngã. Cái dáng lưng khập khểnh và tấm lưng gầy của bác Côn nhòe đi hai dòng lệ tuôn trào. Nỗi đau thương trống trải cô đơn chán ngập lòng tôi. Tôi sờ soạng khắp người như cơ thể vừa bị mất một phần nào đó. Khi bàn tay đụng phải tấm tài liệu thì sực tỉnh và tìm về hầm bí mật. Tôi ngồi thừ ra bên miệng hầm suy nghĩ miên man… Dòng sông như bàn tay của mẹ thường vuốt ve chúng tôi vơi đi nổi gian truân cực nhọc, dịu đi nổi đau thương mất mát. Bến nước thân quen còn đó, đêm đêm hai đứa thường lặng lẽ dắm mình trong dòng nước mát, đùa nghịch và kỳ cọ cho nhau những vết nhọ hóa trang mỗi lần đi trinh sát về. An kể rằng: Người yêu của An cũng nghèo khổ lắm. Lúc An lên đường, cô gái ấy tiễn đến bên bờ sông rồi đứng đó trông theo, hai tay vuốt ve mái tóc thề, chiếc nón bài thơ tròn vành vạnh nghiêng nghiêng như nói lời đợi chờ. Phải chăng hình ảnh đó làm An nhiều đêm trằn trọc. Tôi thả tâm gom góp về bao nhiêu kỷ niệm. Bỗng một luồng gió mạnh thổi qua làm mặt sông cuộn sóng. Dưới lòng sông xanh biếc, tôi như thấy An nhìn tôi âu yếm, khích lệ rồi chợt nở một nụ cười.
Tôi vẫn tiếp tục những công việc như chúng tôi đã làm. Đêm đêm sau khi công tác về tôi ghé lại nấm mồ của bạn được bà con mai táng ở trên đồi, nhẹ nhàng đặt lên một nhành hoa sim tươi thắm, thắp một nén nhang. Tôi ngồi xuống lặng lẽ như chúng tôi thường ngồi ăn lương khô âm thầm trong đêm. Khi nén hương đã tàn tôi mới đứng dậy đi về bên bờ sông vắng vẻ ấy.
Đã gần ba mươi năm rồi. Thời gian như dòng nước mãi trôi. Quả đồi nhỏ xinh xinh óng ánh trong bạt ngàn hoa sim. Xa xa nhìn dáng nó nghiêng nghiêng như chiếc nón bài thơ của người con gái để lại bên bờ qua bao ngày tháng. Tôi thầm cảm ơn ai đã mở con đường chạy qua gần đó để tôi được qua lại, cho kỷ niệm ngày xưa cháy mãi trong tôi một niềm tin ở tương lai, cùng tôi vượt qua bao khó khăn thử thách trong chặng đường hôm nay.
N.M.Đ