C |
uộc đối thoại với kỹ sư Nguyễn Minh Giang thật là ngắn ngủi. Anh Giang vừa nhận chức Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 một ngày. Mấy hôm lưu lại thành phố Vinh, được thăm thú trò chuyện với đủ người, đủ việc nhưng việc chính vẫn còn phía trước. Tôi muốn đến sông Bến Hải. Chỗ có cây cầu mới bắc qua sông.
Tôi hỏi một câu thăm dò: "Có bao nhiêu cây cầu đi qua đời anh - Cây cầu nào gây xúc động ớn?" Cây cầu mà anh sắp đến. Cầu Hiền Lương".
* * *
Xe tôi khởi hành từ Vinh, phía sau là tin báo gió mùa Đông Bắc đuổi theo. Suốt hai trăm cây số đường vào, chuyện kể của Giang luồn qua ngực áo mà sưởi ấm. Khi tha thiết như một câu hát của Hoàng Hiệp "Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về....". Khi thấp thoáng khuôn mặt của Phi Nga hôm Khởi quay phim Chung một dòng sông. Khi là dáng lom khom của Nguyễn Tuân cúi đếm từng thanh gỗ lát mặt cầu...
Hàng triệu người đã từng tốc tả vào đây để đứng khựng lại mà xa xót. Sông của mình, nước của mình mà không qua được. Có một cây cầu thôi dù là giằng sắt với ván gỗ - thì cũng là cầu, bỗng dưng hằn vết chém trên sông. Để lại nghìn trang tiểu thuyết, bút ký, thơ đoản khúc và trường ca, nhạc không lời và cả câu hò Quảng Trị, phim truyện rồi phim nhựa... Suốt gần hai thập kỷ đọc để mà buồn, xem để mà buồn, hát để mà buồn. Lịch sử nước nhà chép hai trăm năm tách lìa ngoài sông Gianh chưa đủ thấm buồn. Ghi chép thêm mấy chục năm chia cắt nữa ở sông này như thêm nốt nhấn buồn vào giao hưởng nghìn năm.
* * *
Cứ thấp thoáng chuyện kể của kỹ sư Giang dọc đường vào Quảng Trị. Tôi nhớ khúc thượng nguồn sông Bến Hải. Chổ có tên bờ là Hói Cụ. Năm 1966, tôi vào Nam lên đến đó vẫn như còn văng vẳng cái giọng chửi bới, hằn học phát ra từ nhũng cái loa cực lớn đặt ở phía Nam cầu. Nhưng trái tim hàng triệu, hàng triệu người Việt đập cùng bước lội lấp xấp qua sông. Sư đoàn tôi qua đầu tiên. Sư đoàn 325 đặt bản doanh ở phía Quán Hàu. Đủ nghi thức chào cờ điểm danh nhưng đã rục rịch vắng hụt dần quân số. Chỉ mấy tháng sau Hiệp định Giơnevơ, lính sư đoàn tôi lội từ bờ Bắc sang bờ
Xe đã dừng. Tôi đã ngồi trước mặt anh đội trưởng thợ cầu Ngô Đức Vinh mà chuyện kể của kỹ sư Giang vẫn ấm áp như bè trầm của hành khúc giao thông thời ta sống.
Chuyện rằng: - "Anh Cảnh ơi, nghề bọn tôi nặng nhọc. Chúng tôi bị dồn tâm lực vào những tiêu chí khoa học nên ít được như các anh. Niềm xúc động chợt vụt lóe là đã tan chìm vào nhữn lời kêu gọi khẩn thiết bền chắc, chuẩn xác, vào những yêu cầu hối thúc về tiến độ, vốn, nắng mưa. Vậy mà suốt nửa đầu của ngày 7 tahngs 12 năm 1998, tôi đứng ngồi không yên. Giây phút cầu Hiền Lương nối khép đôi bờ cứ nhích đến gần. Chúng tôi sẽ làm mạch vào chổ đau của dòng sông. Vệc này đã làm một lần sau ngày giải phóng Quảng Trị. Nhưng lần này tạo độ bền vững dài lâu.
Ba giờ chiều một ngày cuối năm. Đang vào tiết Đông hàn nhưng trời Quảng Trị xanh ngăn ngắt. Không như cầu Gianh hợp long khúc giữa. Cầu Hiền Lương theo công nghệ đúc đẩy liên tục và điểm xuất phát từ bờ
Khi hai khối bê tông áp gắn với nhau, tôi quên mình là ai, đang ở vị thế nào trên công trình. Giang nói vậy. Tôi ngước lên nhìn đồng bào Quảng Trị. Tất cả ùa lên mặt cầu. Nước mắt và nụ cười tan nhòe vào màu cờ Tổ Quốc. Các cán bộ lão thành, những người đương nhiệm choàng ôm nhau, màu áo lính mài áo dân xoắn bện vào nhau. Hai vợ chồng chuyên gia Nga mang công nghệ đúc cầu này sang Hiền Lương, theo sát từng tiến độ làm cầu cũng lên mặt cầu mà ôm hôn nhau. Tây du lịch vai đeo ba lô, dừng xe ngắm nhìn, chia sẻ. Xe tải, xe khách dừng. Cả vùng sông ngưng lắng lại giây lát rồi ùa reo.
Tôi vốn là người làm xây dựng giao thông. Giang trầm gọi xuống, vậy mà có lúc tôi tưởng tôi là thi sĩ, nhạc sĩ gì đó. Cầu hiền Lương chịu cái vốn đầu tư mấy chục tỷ đồng. Nhưng vốn đầu tư xương máu to lớn vô cùng cả về khối lượng lẫn thời gian. Có đêm tôi nằm ở đây và nghĩ… không có cuộc đấu tranh quyết liệt đến thắng lợi cuối cùng thì hoặc là mãi mãi một cây cầu giằng thép , ván gỗ như suốt 18 năm chia cắt, hoặc là một cây cầu ngạo mạn vượt sang bờ Bắc như lời hô hét "Bắc tiến" của Ngô Đình Diệm ngày xưa. Vậy mà giờ là cầu của mình làm. Bốn mươi tỷ đồng là lời cổ vũ của nhân dân góp lại làm cầu qua sông Bến Hải. Công nghệ Nga và trí lực Việt nam. Nhận thức và ý chí của cả Tổng Công ty công trình giao thông 4. Công việc quản lý chặt chẽ của công ty 473 với sức mồ hôi mà đội thợ cầu 1 của Công ty đổ ra suốt mấy năm trời.
Chuyện kể của kỹ sư Nguyễn Minh Giang theo tôi vào đến chân cầu. Đợt gió mùa theo chân cũng đã ùn ùn mây mưa đến Hồ Xá. Cả vùng cầu chan hòa mưa rơi. Tôi thấy vui vui dù dưới đế giày đã bê bết một thứ bùn đất đỏ quạch của vùng này. Vì giống như làm nhà, bê tông đổ trần, đúc móng vừa khô se mà trời táng mưa là gia chủ có lộc. Vùng sông Bến Hải, vùng cầu Hiền Lương có lộc. Quý hơn ơn trời, lộc thánh là cây cầu hiện đại, bền vững. Quý hơn nữa là bấy nhiêu thợ cầu tôi gặp đều có niềm vui tự hào được xây dựng cây cầu lịch sử. Tôi bắt chuyện với một vài anh em đang hoàn thiện một vài chi tiết nhỏ cuối cùng trên thành cầu.
- Chào em. Em tên gì?
- Dạ Trần Phú Lượng.
- Vào đây từ bao giờ?
- Từ ngày khởi công, 15 tháng 6 năm 1995.
- Ở suốt đây à?
- Lẽ ra có thể hoàn tất sau ba mươi tháng.
- Sao đến bây giờ mới xong?
- Bác nên hỏi trên. Vốn về không đủ.
- Thời điểm nào đáng nhớ nhất ở công trình này?
- Mỗi ngày là một bài ca. Nhưng nhớ nhất là ngày đổ mẻ bê tông đầu tiên vào tháng 12 năm 1996. Đẩy khúc dầm số 1 tháng 5 năm 1997. Đẩy khúc cuối cùng tháng 12 năm 1998.
- Xong đây em đi đâu?
- Nơi nào Tổ Quốc cần. Anh thợ trử cười. Tôi không nhịn được, cười theo.
Thợ cầu Hiền Lương nói năng có bài có bản chặt chẽ như cán bộ văn hóa tư tưởng. Khác với hôm ở cầu Mẹt trên Lạng Sơn, một anh thợ đáp lại lời chào của tôi bằng một câu nhờ vả "Bác can thiệp giúp để công ty trả nốt lương cho chúng em". Tôi biết các cơ quan xây dựng giao thông ở vùng khu 4 cũ chuẩn bị cho thợ cầu đến những công trình như cầu Hiền Lương, cầu
Tôi ngồi lại với đội cầu 1 công ty 473 chốc lát để chia tay. Lán trại chỉ còn giữ lại để nghỉ tạm mươi ngày. Tôi hỏi đội trưởng Nguyễn Đức Vinh:
- Anh em đâu cả rồi?
- Ngoài Quán Hàu ạ. Tối nay, anh ra đó nghĩ sẽ gặp anh em.
Tôi nhớ một đoạn nữa trong chuyện kể của kỹ sư Nguyễn Minh Giang "Sẽ cắt băng khánh thành cầu Hiền Lương ngày 15 tháng 4 tới. Ngày trọng đại ấy sẽ rất vui nhưng vắng thợ cầu. Họ phải tiếp nhận công trình mới. Họ phải khảo sát, thiết kế. Thậm chí đã đóng cọc, lao dầm ở một cây cầu mới rồi. Khi anh vào Hiền Lương anh sẽ gặp thợ cầu Hiền Lương ở Quán Hàu dường như đông đủ.
Đêm Quán Hàu mưa to. Công trường đang ngổn ngang và cũng như đất khô hạn đoang thỏa thuê uống nhận mưa trời. Nếu không có điều đã hẹn vỡi kỹ sư Nguyễn Minh Giang ở Vinh, chắc tôi sẽ tách đoàn ở lại. Vả lại công việc ở Quán Hàu còn kéo lai rai, dài dài sang đến năm 2000. Tôi còn kịp quay về . Tôi ra đứng ở lan can nhà khách, trông sang bờ
P.N.C