Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 10/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hai chiều thời gian, nhìn từ một khu đô thị mới…

Thời gian gần đây, mỗi khi thư thả tôi lại thường chạy quanh quanh khu đô thị mới Vincom Đông Hà. Rồi ngồi xuống những chiếc ghế để quanh khu vực công viên, ngồi thật im lặng và nhìn ra chung quanh, không chỉ xứng đáng để đây là một “đô thị mẫu” mà từ khu đô thị này chúng ta có thể chiêm cảm hai chiều thời gian cho Đông Hà và một hành trình phát triển.

Vài góc đẹp ở khu đô thị được mệnh danh là “Paris giữa lòng Quảng Trị” - Ảnh: L.V.T

Vài góc đẹp ở khu đô thị được mệnh danh là “Paris giữa lòng Quảng Trị” - Ảnh: L.V.T

Rất nhiều người đã đến đây “selfie” những bức ảnh thật đẹp bên những dãy phố hiện đại, công viên cây cỏ xanh tươi, nhưng rất ít ai để ý trong khu đô thị ấy có một lăng mộ của ngài “tiền khai khẩn” họ Lê Văn của làng Đại Áng. Hình như để xây dựng khu đô thị này, rất nhiều mồ mả đã được di dời, duy nhất còn lại là ngôi lăng kia được trùng tu khang trang nằm giữa những phố nhà cao đẹp. Mấy chữ “tiền khai khẩn” được khắc trang trọng trên lăng như một dấu mốc nối quá khứ đến hiện tại, để nhắc nhở và để suy ngẫm, rằng bất cứ một tương lai cao rộng nào trên xứ sở này đều bắt đầu từ bước chân của những người mở cõi. “Tiền khai khẩn, hậu khai canh”, hành trình mở cõi của cha ông luôn bắt đầu từ những tiền nhân như thế.

Khi những tấm ảnh đầu tiên được chụp ở đây và được post lên facebook hoặc instagram với địa danh được “tag” kèm là Đông Hà, những người bạn Quảng Trị của tôi đang công tác, học hành, làm việc ở nước ngoài lại chuyển lại cho tôi những tấm ảnh đó và hỏi: Đây là chỗ nào ở Đông Hà mà như… Paris vậy? Quả thật, khu đô thị Vincom ở rừng cọ dầu ngày xưa dù chưa phủ kín dân cư nhưng trong hình hài của nó được post lên mạng xã hội như là một ước mơ thầm kín đang dần hiện ra vóc dáng của một đô thị tương lai. Thỉnh thoảng bạn bè ở xa về, tôi vẫn đưa lên quán cà phê “Pắc Viu” như ngầm khoe rằng quê nhà của mình cũng có những nơi được quy hoạch xanh sạch đẹp như thế.

Và từ cà phê “Pắc Viu” nhìn ra không gian của đô thị mới mọc lên trên vùng đất xưa kia là đồi sim mua cây bụi chen chúc dưới bóng rừng cọ dầu được trồng hơn 40 năm trước, hành trình của thành phố quê hương cứ hiện lên trong tôi như những thước phim quay chậm.

Như mọi thành phố khác, ngay cả Hà Nội, Sài Gòn trước khi trở thành trung tâm đầu não về kinh tế văn hóa thương mại của đất nước cũng trải qua cả ngàn năm hay hàng trăm năm để đi từ những ngôi làng nhỏ thành đô thị tầm vóc. Huống nữa Đông Hà, một thị trấn quá nhỏ bên đường, lại có mấy mươi năm nằm ở vị trí địa đầu giới tuyến với bao nhiêu đạn bom cày xới.

Vẫn còn đó những bức ảnh, những thước phim của Đông Hà, những ngày mới được giải phóng: cả vùng đất ngổn ngang hố bom hầm đạn, liêu xiêu những mái tôn nghèo và rất nhiều những phận người mang đầy thương tích hậu chiến vừa bước ra từ khói lửa chiến tranh. Một Đông Hà của những cư dân tuy mang tiếng là hộ khẩu thị xã nhưng đấy là một đô thị mà người ta đã khái quát: “Ở nhà tranh, thắp đèn dầu uống nước giếng”. Và lấy hình ảnh vạm vỡ của một đô thị sầm uất trấn giữ nơi ngã ba đầu cầu xuyên Á quốc lộ 1 - quốc lộ 9 của ngày hôm nay để đối chứng, niềm vui về sự phát triển của Đông Hà hẳn không ai phủ nhận. Nhiều người dân Quảng Trị ly hương rất lâu nay về lại không tài nào nhận ra được Đông Hà ngày xưa.

Tôi bỗng nhớ có lần chị Hoàng Phương Trang công tác ở Hội Khoa học lịch sử Việt Nam có về Quảng Trị mang theo những bức ảnh tư liệu như thế. Chị Trang là vợ của anh Trần Phương Thạc, vị Chủ tịch thị xã Đông Hà đầu tiên sau ngày giải phóng.

Trước khi về quê nhà chiến đấu anh Thạc là Phó Bí thư Quận Đoàn Hoàn Kiếm. Về quê kinh qua nhiều vị trí công tác (sau này anh Thạc mất trong một cơn đau đột ngột khi đang công tác ở nước Nga) nhưng anh Thạc vẫn giữ nhiều kỷ vật về Quảng Trị; và lần về quê chồng nhân một sự kiện kỷ niệm truyền thống, chị Trang có mang theo những bức ảnh mà ngày còn sống anh Thạc rất nâng niu, một trong số những tấm hình ấy là tấm ảnh chụp một cây mít ở Đông Hà. Trên mảnh đất tang thương bom đạn ngày ấy cây mít vẫn ra những quả lúc lỉu như một ngụ ngôn về nhựa sống của miền đất này. Đấy cũng là một biểu tượng giản dị mà đầy ý nghĩa về Đông Hà của một hành trình nhọc nhằn từ một thị trấn gió bụi bên đường chiến tranh thành đô thị trung tâm trên trục hành lang quốc tế.

Lăng mộ của ngài “tiền khai khẩn” còn lại giữa đô thị mới như một ngụ ngôn ẩn ý và nhắc nhở - Ảnh: L.V.T

Lăng mộ của ngài “tiền khai khẩn” còn lại giữa đô thị mới như một ngụ ngôn ẩn ý và nhắc nhở - Ảnh: L.V.T

Có người đi được nhiều, đến những thành phố văn minh hiện đại lại lấy đó làm hệ quy chiếu để nói rằng Đông Hà đã phát triển quá bề bộn, thiếu những kiến trúc phù hợp với khí hậu, thời tiết, cảnh quan. Đông Hà chưa có những khu phố đặc trưng, đường nét, nhìn vào là bật lên cái chất Quảng Trị, chất Đông Hà… Để có được những điều ấy không thể là chuyện ngày một ngày hai. Triết gia Heraclitus của Hy Lạp có một câu rất hay như thế này, thoạt tiên ngỡ là nghịch lý: Tiến hành đi rồi hãy bắt đầu! Sao lại “tiến hành” rồi mới “bắt đầu”? Thật ra đấy là một cách thế của người dấn thân, của con người hành động.

Hơn ba mươi lăm năm kể từ khi Đông Hà được chọn làm đô thị tỉnh lỵ, không ai nghĩ cả vùng đồi hoang vu phía nam Đông Hà lại có thể trở thành những khu đô thị kiểu mẫu như Vincom. Cũng không ai nghĩ chỉ có cây cầu Đông Hà xuyên quốc lộ 1 nối đôi bờ sông Hiếu và một cây cầu đường sắt cổ lỗ, thì nay trên một quãng sông dài chưa tới 3 km đã có đến 7 cây cầu rất đẹp và bề thế nối nhịp đôi bờ.

Nhận trọng trách “tỉnh lỵ” Đông Hà phải mất 20 năm để phấn đấu từ thị xã lên đô thị loại 3 (1989 - 2009). Thêm 15 năm kể từ khi được công nhận đô thị loại 3 (tháng 8/2009), Đông Hà tự tin bước vào thang bậc mới: Đô thị loại 2.

Dĩ nhiên cùng với sự vượt lên với tốc độ đô thị hóa là những nỗi lo canh cánh: Đấy là những vấn đề khi chuyển đổi từ thiết chế xã hội cổ truyền với những giá trị lịch sử văn hoá truyền thống lên một thiết chế xã hội công nghiệp với nền văn minh đô thị. Với Đông Hà những thách thức ấy vừa mang những yếu tố chung như bất cứ sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam nhưng cũng có những yếu tố cụ thể và đặc thù của vùng đất này. Sự đa dạng của thành phần dân cư dẫn đến sự đa dạng của lối sống, nhận thức về những giá trị truyền thống lịch sử chưa thấu đáo; tốc độ phát triển nhanh của đô thị phá vỡ các thiết chế văn hoá làng xã truyền thống; nguy cơ bị mai một của các giá trị văn hoá cổ truyền; tâm lý nông dân, tính cố kết cộng đồng làng xã và những bất cập của đời sống thị dân và nhịp điệu sống công nghiệp…

Trong một lần đi trên những vỉa hè lát đá hoa cương rất đẹp ở Huế, một người bạn vong niên của tôi là kiến trúc sư từ thành phố Hồ Chí Minh ra đã nói đại ý: Trước khi nghĩ đến chuyện lát những vỉa hè bằng đá Italia đẹp lãng mạn và cổ điển như thế này hãy nghĩ đến chuyện làm sao cho người dân nhai kẹo cao su xong không nhả bã xuống vỉa hè… Nhiều nhà khoa học về “xã hội học” khi nghiên cứu về tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam đã chỉ ra một vấn nạn là cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh thì một nghịch lý khác cũng đang diễn ra trong lòng các thành phố là quá trình “Nông thôn hoá đô thị”. Một đô thị văn minh hiện đại vừa là khát vọng, vừa là một thách thức.

Vì phải là người thành phố đúng nghĩa, đô thị mang tầm vóc thành phố đúng nghĩa chứ không phải chỉ là chuyện có tên thành phố để ghi lên những dòng địa chỉ như một sự sang trọng.

Và quan trọng nhất, là dù phát triển đến đâu thì vẫn luôn nhớ về những bàn chân tiền nhân mở cõi. Như ngôi lăng còn lại ngay giữa trung tâm khu đô thị, luôn hiện diện ở đó như một lời nhắc nhớ với hôm nay!.

LÊ VIỆT THƯỜNG

Mới nhất

Nhớ một thời thương khó vỡ đất

8 Giờ trước

Khai hoang lập nghiệp ở vùng đất được xem là rừng thiêng nước độc, họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để bạt đồi san đất tăng gia sản xuất góp phần kiến thiết lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất... Và chính nhờ hành trình vượt khổ ấy để đến hôm nay người dân nơi đây đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ những cánh rừng tràm mênh mông, những vườn cây lúc lỉu quả bốn mùa, một vùng đất “xanh” đáng sống mà rất nhiều người ao ước…

Lan man chuyện “ăn hàng” ở Đông Hà

9 Giờ trước

Mỗi người đều tự hào và yêu quý nơi mình sinh ra theo mỗi cách khác nhau. Có người tự hào theo kiểu cùng quê với một danh nhân nào đó. Có người mang niềm tự hào với những công trình văn hóa, với lịch sử. Và dung dị như anh bạn tôi, tự hào vì ẩm thực, vì món ăn quê hương. Nên chi, hễ có bạn bè đến Đông Hà chơi, tôi lại gọi điện nhờ anh tư vấn nên mời người ta đi ăn món gì, ở quán nào. Anh bạn sành ăn coi việc trải nghiệm ăn uống của chính mình là một thế mạnh riêng, là niềm tự hào của bản thân anh.

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

8 Giờ trước

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Đông Hà một ngã ba sông, trăm dòng nước chảy

09/01/2025 lúc 15:53

Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, những dòng sông trôi qua thành phố Đông Hà an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình đất, tình người bên lở, bên bồi từ thượng nguồn nơi sông sinh ra cho đến khi sông hòa vào lòng biển lớn.

Đông Hà xanh trên nền đất khát

2 Giờ trước

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

7 Giờ trước

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Bến đò Tùng Luật - Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

09/01/2025 lúc 15:22

Bến đò Tùng Luật thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương 7 km về phía đông và cách cầu Cửa Tùng 2 km về phía tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B - một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Làng cổ Diên Sanh nơi nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa (kỳ 2)

09/01/2025 lúc 15:11

Các công trình kiến trúc tiêu biểu và những dấu ấn lịch sử, văn hóa * Các công trình kiến trúc văn hoá tiêu biểu Cũng như bao làng quê khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân làng Diên Sanh sau khi đã ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới với vô vàn những gian nguy vất vả, họ cũng đã sớm thích nghi với điều kiện hoàn cảnh để cùng nhau chung sống, lao động và định hình nên một làng quê hoàn chỉnh. Đặc biệt, họ đã chắt chiu, dành dụm và sớm xây dựng nên một thiết chế văn hoá. Đó chính là những công trình kiến trúc tín ngưỡng lần lượt ra đời, hiện hữu và tồn tại qua hàng thế kỷ cho đến ngày nay, hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa của một làng quê truyền thống mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Đây chính là những dấu ấn lịch sử và văn hoá mà con người Diên Sanh đã dày công tạo dựng, tô bồi qua bao đời.

Làng cổ Diên Sanh nơi nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa (kỳ 1)

09/01/2025 lúc 10:38

Quá trình hình thành và sự thay đổi địa danh địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử Từ xa xưa trong lịch sử, trước khi thuộc về người Việt (nửa đầu thế kỷ XIV) thì mảnh đất Quảng Trị nói chung, làng Diên Sanh ngày nay nói riêng vốn là một phần đất của châu Ô, nằm trong lãnh thổ của vương quốc cổ Chămpa. Năm 1306, sau khi công chúa Trần Huyền Trân lấy vua Chămpa là Chế Mân (Jaya Shimhavarman III) thì phần đất từ phía nam sông Hiếu (Quảng Trị) đến bắc sông Thu Bồn (Quảng Nam) thuộc về lãnh thổ của Đại Việt. Châu Ô được đổi thành Châu Thuận trong đó có phần đất phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Lúc bấy giờ, làng Diên Sanh nằm trong châu Thuận. Hết thời nhà Trần, sang thời nhà Hồ, thời thuộc Minh và đầu thời Lê sơ, làng Diên Sanh thuộc huyện An Nhân/An Nhơn thuộc châu Thuận, trấn/phủ/lộ Thuận Hóa.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

11/01

25° - 27°

Mưa

12/01

24° - 26°

Mưa

13/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground