Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Huế, "Vòng nguyệt quế" của mùa xuân năm ấy

T

rong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm Mậu Thân (1968), Huế thực sự là chiếc vòng nguyệt quế của quân và dân miền Nam. Chỉ với bốn ngàn tay súng đã giải phóng thành phố, thành lập chính quyền cách mạng, bẻ gãy nhiều cuộc tiến công của hơn 20 ngàn quân Mỹ nguỵ và bom đạn từ B.52, xe tăng, pháo hạm, hiên ngang như một “Stalingrat” trong Thế chiến thứ 2.

QUYẾT TÂM “VỪA ĐÁNH VỪA LỚN LÊN”

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, năm 1966 chiến trường và Khu uỷ Trị Thiên Huế được thành lập từ nam Vĩ tuyến 17 vào đến bắc đèo Hải Vân. Chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968 lấy Huế làm tâm điểm và giao cho Khu uỷ Trị Thiên Huế trực tiếp lónh đạo.

Thường vụ Khu uỷ phân công đồng chí Lê Minh, Phó Bí thư Khu uỷ, kiêm Bí thư Thành uỷ Huế giữ trọng trách Chỉ huy trưởng chiến dịch, đồng chí Lê Chưởng làm Chính uỷ, Phó Tư lệnh là đồng chí Nam Long và đồng chí Đặng Kinh giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.

Đồng chí Lê Minh kể lại rằng, khó nhất của chiến dịch Mậu Thân ở Huế là hậu cần. Trong khi địch có đến 20 ngàn tên dưới sự yểm trợ của B.52, xe tăng và pháo hạm thỡ ta chỉ cú gần bốn ngàn tay sỳng. Đạn chỉ hơn một cơ số, lương thực chỉ ăn đủ vài hôm và quân dự bị thỡ khụng cú. Để chuẩn bị đánh chiếm Huế, trước giờ nổ súng, bộ chỉ huy chiến dịch điện ra Trung ương xin tiếp viện một sư đoàn quân, 500 tấn đạn và 1.000 tấn gạo, phương án tiếp viện là thông hành lang lớn từ đường số 9 về. Tuy nhiên do không “mở” được hành lang đường 9, phương án tiếp viện đó khụng thực hiện được.

Quyết tâm sắt đá của quân giải phóng là phải tiến công giải phóng Huế. Trong bối cảnh thiếu thốn, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta đó được bộ chỉ huy chiến dịch vận dụng sáng tạo và hiệu quả đến không ngờ. Đó là dựa vào dân để vừa đánh vừa lớn lên. Chiến lược phối hợp giữa “tấn công” của bộ đội chủ lực và “nổi dậy” của quần chúng nhân dân đó nhõn lờn sức mạnh “Phự Đổng”.

Hóng AFP đưa tin “Sau một đêm, Việt cộng đó kiểm soỏt 90% thành phố”. Đến mồng 3 Tết, trừ đồn Mang Cá, cũn toàn bộ căn cứ  của Mỹ - nguỵ tại Huế bị tiêu diệt, 36 cơ quan trong hệ thống chính quyền tỉnh và Trung phần bị ta chiếm, thành phố đó thực sự về tay nhõn dõn.

Cho đến nhiều năm sau, giới học giả phương tây vẫn không lý giải được vỡ sao Huế với hoả lực mạnh như vậy lại bị thất thủ “chỉ sau vài giờ, khi họ (quân giải phóng) ra khỏi rừng”. Và vỡ sao chỉ hơn bốn ngàn quân bộ binh giải phóng, trong gần một tháng đó kiờn cường cầm cự với hơn 20 ngàn lính thiện chiến của Mỹ nguỵ có sự tiếp sức của máy bay B.52, xe tăng và pháo hạm?

LÁ CỜ TRÊN ĐỈNH PHU VĂN LÂU

Chiến thắng Mậu Thân ở Huế trước hết phải nói đến vai trũ của cỏc lực lượng quần chúng nổi dậy dưới sự lónh đạo của Đảng. Để tập hợp quần chúng, dưới sự lónh đạo của Đảng, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bỡnh thành phố Huế được thành lập do giáo sư Lê Văn Hảo làm Chủ tịch và nhiều nhân sĩ, chức sắc tôn giáo uy tín lớn tham gia như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, bà Tùng Chi, cụ Nguyễn Đoá…

Trước giờ nổ súng, giáo sư Lê Văn Hảo đó lờn tận chiến khu để ăn Tết cùng bộ đội và chúc mừng xuất quân thắng lợi.

Theo chỉ đạo của Trung ương, cờ chiến thắng trong chiến dịch Mậu Thân sẽ không dùng cờ của Mặt trận DTGPMNVN (nửa đỏ, nửa xanh có ngôi sao vàng) mà là cờ của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bỡnh Việt Nam. Lỏ cờ này cú hỡnh thức gồm hai băng màu thiên thanh, giữa là một băng màu đỏ, có ngôi sao vàng.

Lá cờ chủ lực được giao cho Huyện đội Hương Trà phụ trách may. Để may lá cờ này, các biệt động nội thành Huế đó chuyển vải đỏ ra chiến khu cho chị Lê Thị Mai, chị ruột của “tử tù” Côn Đảo nổi tiếng Lê Quang Vịnh và chị Lê Thị Cam, cán bộ Phụ nữ huyện Hương Trà thực hiện.

Cờ may xong có diện tích đến 96m2, khổ 8m x 12m, đựng đầy một ba lô và giao cho các chiến sĩ Trung đoàn 6, mũi chủ lực đánh vào khu vực thành nội. Đúng 2 giờ 35 phút, rạng sáng ngày 2 Tết Mậu Thân, tức ngày 31-1-1968, pháo lệnh nổ. Trung đoàn 6 xông vào thành. Đến 8 giờ sáng, lá cờ Liên minh được kéo lên đỉnh kỳ đài Phu Văn Lâu, trước Ngọ Môn hoàng cung Huế, chính thức báo hiệu thành phố đó thuộc về lực lượng quần chúng nhân dân.

Thế là từ đú, khắp cỏc nẻo phố, ngừ phường lớp lớp băng rôn, biểu ngữ mừng chiến thắng, hoan hô quân giải phóng bung nở như hoa. Cờ bay rợp trời thành Huế. Nào cờ của Mặt trận DTGPMNVN, nào cờ của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bỡnh, rồi cờ đỏ sao vàng, cú cả cờ Phật giáo. Nhiều nhà không kịp may cờ lấy luôn những tấm vải đỏ, vải vàng trên bàn thờ ra treo, cả cờ hội, cờ rước thần cũng mang xuống vẫy mừng…

Ngót bốn ngàn tay súng, chỉ với hơn một cơ số đạn và lương thực chỉ đủ hai ngày ăn, vậy mà suốt gần một tháng trời kiên cường làm chủ thành phố,  đẩy lùi hàng trăm trận tiến công, tiêu diệt hơn một vạn tên địch. Không có sự đùm bọc của nhân dân thỡ khụng thể nào làm được điều ấy!

Nhưng không chỉ đùm bọc bộ đội, nhân dân Huế đó “nổi dậy” làm chủ thành phố quê hương mỡnh. Dưới sự lónh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền nhân dân đó được thành lập ở các quận, các phường.

CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN “THỜI MẬU THÂN”...

Ông Nguyễn Bê, một biệt động thành Huế đó kể lại chuyện được làm chủ tịch UBND cách mạng khu phố trong những ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thõn.

Ngay đêm 2 Tết Mậu Thân, khi khu phố bốn thuộc quận 2 Huế được giải phóng, ông được chỉ định làm chủ tịch UBND cách mạng khu phố bốn.

Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền là kêu gọi nhân dân bảo vệ thành quả của cách mạng. Đó là vấn đề nuôi quân, cứu thương bộ đội và nhân dân, tổ chức lực lượng tự vệ khu phố, tiếp nhận sự trỡnh diện, đầu thú của sĩ quan, công chức của chế độ nguỵ quyền ...

Ngay sáng 3 Tết, lương y Lê Ngọc Vỹ đó mang tiền đến trụ sở chính quyền khu phố ủng hộ nuôi quân. Noi gương ông, hàng chục, hàng trăm người kéo đến trụ sở chính quyền ủng hộ tiền, gạo, thuốc men. Có người như ông Lê Tỵ chủ tiệm gạo ở 6 Chi Lăng đó tỡnh nguyện hiến cả kho gạo cho bộ đội, ông Tôn Thất Quế, một chủ lũ bỏnh mỡ ủng hộ 300 m3 gỗ để làm củi đun, ông Nguyễn Thảo ủng hộ cả một nhà thuốc để cứu thương cho bộ đội và nhân dân. Chùa Thê-rờ-va đa nằm gần trường Gia Hội được các nhà sư ủng hộ làm nơi tập kết lực lượng trước giờ nổ súng rồi làm bệnh viện dó chiến trong những ngày giao tranh ác liệt. Bác sĩ Tôn Thất Chiểu xung phong phụ trách bệnh viện, rồi nhiều thầy thuốc, sinh viên y khoa nô nức kéo đến phục vụ bộ đội, nhân dân. Ông Lương Vĩnh Quang đưa hẳn chiếc ô tô nhà ra túc trực tại bệnh viện, ngày đêm vận chuyển thương binh ra bến đũ Chợ Dinh, vượt sông Hương ra vùng căn cứ.

Khu phố lập hẳn một bếp ăn tập thể tại số 78 Vừ Tỏnh (đường Nguyễn Chí Thanh ngày nay) do anh Lê Đô, một chiến sĩ biệt động làm nghề đạp xích lô phụ trách. “Đầu bếp” là các chị, các mẹ trong phố, kể cả chị em tiểu thương từ chợ Đông Ba đến. Tất cả gạo, thực phẩm, thịt, rau đều do bà con, ai có gỡ ủng hộ nấy. Riờng bà con khu vực Bói Dõu, mỗi ngày hai lần kộo lờn ủng hộ 6-7 xe ba gỏc chất đầy rau, dưa từ vườn nhà. Bếp ăn hoạt động suốt  22 ngày đêm liền. Cơm chín, các chị, các mẹ nắm lại để các đội viên tự vệ mang đến các chốt cho bộ đội. Đây cũng là nơi chăm sóc cho thương binh và nuôi luôn hàng trăm tù binh.

Khu phố 4 đó nhanh chúng lập được 4 trung đội, súng đạn đều lấy từ kho của địch. Hôm ra quân, cả bốn trung đội diễu hành qua các phố phường trước sự đón chào nồng nhiệt của bà con. Chính lực lượng này đó sỏt cỏnh cựng bộ đội đẩy lùi nhiều cuộc tấn công tái chiếm của địch.

…VÀ HUẾ NĂM ẤY TRONG MẮT NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

Hóng AFP đưa tin “Sau một đêm đánh nhau, Việt cộng đó kiểm soỏt 90% quần chỳng Huế. Ngay sỏng hụm sau, bộ mỏy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng đó bắt tay vào việc. Rừ ràng họ cú một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này, vỡ họ cú thể huy động rất nhiều người tự nguyện làm việc cho họ.” Và: “Họ đó chiếm hết cỏc cụng sở, trong đó có toà Hành chính Thừa Thiên và khu Đại học…Ngày 2 Tết, họ di chuyển trong thành phố như vào chỗ không người.”

Sau 15 ngày phản kích với sự tăng viện hùng hậu của lính biệt động và máy bay, xe tăng, tối 15-2, hóng UPi đưa tin: “Lính thuỷ đánh bộ Mỹ đó bị quõn giải phúng cố thủ trong thành phố làm cho thương vong nặng nề. Trong ba ngày chỉ tiến công được 15 mét và phải bỏ cuộc để tránh thương vong.” Cũng trong ngày 15-2, hóng AFP miờu tả: “Việt cộng vẫn giữ vững những cứ điểm dọc thành phía nam bất chấp bom đạn. Cờ của họ vẫn phấp phới bay trên cổng chính kinh thành.”…

Một phóng viên của tờ “Tấm gương hàng ngày” (Anh) đi theo lính thuỷ đánh bộ Mỹ đó kể lại: “Sau khi sống đến trận chiến đấu cuối tuần (20-2), đẫm máu nhất trong 21 ngày đánh nhau ở thành phố này, tôi đó hiểu rừ đây là cái địa ngục của cuộc viễn chinh đẫm máu của Mỹ ở Việt Nam.”

Cũn một phúng viờn khỏc đến từ Mỹ thỡ nhận xột: “Cố đô Huế là thành phố duy nhất mà phía Việt Cộng đó giữ tương đối lâu dài, đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống xó hội, chớnh trị. Đối với người Việt Nam, Huế là trái tim của người Việt Nam giống như Tô ky ô là trái tim Nhật Bản.”

Dưới đầu đề “Một thành phố bị hạ sát”, tờ Thế giới viết: “Nếu Việt Nam cần có một tượng trưng, nó đó cú ngay là Huế. Huế sẽ lại như một Ghec-ni-ca của Việt Nam. Bom đạn Mỹ tàn sát Huế, không một cây dừa, cây ổi, cây lựu nào là không bị trúng đạn, không một chiếc ghế nào ở công viên là không bị bắn góy, khụng một cột điện nào là không bị bom đạn làm cho xiêu vẹo, không một ngôi nhà nào là không bị tàn phá hoặc hư hại…” Ngay báo chí của chế độ Sài Gũn cũng tường trỡnh rằng “Lực lượng liên quân Việt Mỹ quyết tâm thanh toán địch bằng mọi giá. Các khu trục cơ của thuỷ quân lục chiến Mỹ thay nhau oanh tạc vào thành nội Huế trong hai ngày liên tiếp, bom được dội xuống các bức tường kiên cố. Các loại bom được dùng là na pan, hỏa tiễn 6,8 và bom hơi cay, bom 250,500 và 750 cân Anh…Các toà nhà tan thành mảnh vụn, những vầng lửa bùng lên trong thành phố.”

Sự kiện Mậu Thân ở Huế được các học giả Mỹ đưa lên bàn “giải phẫu”. Học giả Don Oberdorfer viết: “Cuộc tấn công của Việt Cộng đầu năm 1968 là đỉnh cao nhất của hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh thứ hai ở Đông Dương và hẳn là trận đánh duy nhất mà người ta sẽ nhớ rất lâu.” Cũn nhà bỏo Burchett bỡnh luận: “Cuộc tiến cụng này đó cú cụng làm xẹp lũng tự phụ của cỏc tướng lĩnh Mỹ, như Uy li am, Oét mô len. Nó chứng tỏ họ chỉ là những tay nghiệp dư vụng về và là cái tỏt nhục nhó nhất dành cho giới kỹ thuật quõn sự và tỡnh bỏo Mỹ”.

 Cũng từ Mỹ, một học giả đó đưa ra câu “sấm”, rằng “Cuối cùng quân đội Hoa Kỳ cũng tái chiếm được Huế. Nhưng “thương vong” từ cuộc tấn công của quân giải phóng lại diễn ra ở bên kia bán cầu. Quân đội Hoa Kỳ đó thảm bại ngay trong lũng nước Mỹ…”

        Đ.N.H

 

Đinh Như Hoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 161 tháng 02/2008

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground