Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Kéo pháo vào Điện Biên Phủ

 
B
ước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, trong lúc các đơn vị bạn đi đánh giặc, thì đoàn pháo binh sư đoàn 316 của chúng tôi lại phải chịu nằm bất động tại một khu rừng già tỉnh Lai Châu. Trung đoàn trưởng còn lệnh cho chúng tôi không được ra khỏi rừng, còn pháo thì phải lau chùi sạch sẽ và cất dấu cho thật kỹ, thế mợi lạ chứ!
Cậu Cường bực mình bảo với tôi: - Báo cáo tiểu đội trưởng: đề nghị cho tôi được chuyển sang làm lính bộ binh, chứ cứ ăn chực, nằm chờ thế này thì chịu sao nổi!. Tôi lặng im không nói gì, vì tâm trạng tôi và các anh em cũng đều thế cả. Chiều hôm qua, tôi đi họp nghe thủ trưởng nói về tin chiến thắng, nào là giải phóng tỉnh Lai Châu, ta còn đánh vào thượng Lào giải phóng niền lưu vực sông Nậm Hu; đánh vào trung Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt; ở đồng bằng Bắc Bộ, ta tiêu diệt và bức rút hàng trăm đồn bốt. Có lẽ quê hương Thái Bình của tôi cũng được giải phóng rồi!. Đồng chí còn nói: ở Tây Nguyên ta giải phóng vùng liên khu V, nối liền với hạ Lào v.v..., nghe thủ trưởng báo tin chiến thắng, chúng tôi càng thêm sốt ruột!
Thế rồi bất chợt vào những ngày đầu tháng 11 - 1953, trên bầu trời tỉnh Lai Châu, cứ từng đợt máy bay Hen-cát và Bê-vanh-xít của giặc Pháp cứ thay nhau ném bom xuống quanh khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ và các khu vực phụ cận; sau đó từng tốp máy bay Đa-cô-ta, máy bay trực thăng chở quân nhảy dù, những chiếc dù trắng, xanh treo lơ lửng trên bầu trời, rồi hạ xuống đất, rất nhiều, rất nhiều không sao mà đếm xuể; tiếp theo là những chiếc dù rất to thả xuống những vật gì rất lạ. Tôi đưa Pháo đối kính và ống nhòm lên để quan sát, thì ra là những chiếc dù thả những chiếc lô cốt bong ke xuống, để chúng xây dựng ngay trận địa. Lúc này về phía đèo Lũng Lô, dốc Pha Đin và trên con đường từ Điện Biên đi Tuần Giáo và thị xã Lai Châu, máy bay địch cũng oanh tạc rất dữ dội. Sau những đợt ném bom, chúng lại thả xuống những cỗ xe tăng, xe thiết giáp, xe vận tải, những cỗ pháo hạng nặng và các phương tiện chiến tranh khác…, cứ như thể chỉ trong vòng gần một tháng, quân Pháp đã xây dựng xong tập đoàn cứ điểm Điện Bên Phủ, với sân bay Mường Thanh, khu trung tâm chỉ huy cùng với bốn mươi chín cứ điểm để trấn giữ và chúng tuyên bố: đây là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương mà chúng tuyên bố là: “Bất khả xâm phạm”.
Tôi còn nhớ: ngày 25 - 12 - 1953, trung đoàn pháo của chúng tôi được lệnh tập trung, đồng chí trung đoàn trưởng Chu Phương Đới và chính uỷ Lê Thuỳ  đến để truyền đạt mệnh lệnh, đồng chí trung đoàn trưởng nói: Tôi rất biết các đồng chí thắc mắc - không được ra trận, nhưng đây là chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch và sự sáng suốt của tổng quân uỷ, của Trung ương Đảng và Bác Hồ. Muốn đánh thắng giặc thì phải bí mật và đặc biệt phải biết thế nào là thật, là giả như Khổng Minh thời tam quốc vậy! Việc các đồng chí ém quân ở đây, nhằm theo dõi động tĩnh và hơn hết là các đồng chí đã đưa được pháo vượt qua đèo Lũng Lô và một số núi đồi hiểm trở khác; đến khi ta mở chiến dịch thì pháo của các đồng chí chỉ còn vượt qua dốc Pha Đin nữa, là ta có thể đột nhập vào trận địa một cách dễ dàng... Ngừng một lát, trung đoàn trưởng phóng tầm con mắt về phía lòng chảo Điện Biên và nói tiếp:
- Tướng NaVa tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp quyết định nhẩy dù lên Điện Biên Phủ, nhằm nhử bộ đội chủ lực của ta lên miền rừng núi hiểm trở, vận chuyển khó khăn, pháo binh ta không có phương tiện gì để leo núi mà đưa được pháo vào trận địa, lúc đó chúng sẽ dùng phi pháo để tiêu diệt bộ độ ta và bình định chiến trường Đông Dương trong vòng mười tám tháng. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Ngày 22 - 12 - 1953 Hồ Chủ Tịch đã trao cờ: “quyết chiến quyết thắng” cho bộ đội và chỉ thị cho toàn quân và toàn dân phải ra sức giết giặc lập công, giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện quyết tâm này, suốt mấy tháng ròng các lực lượng bộ đội, công binh, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến đã làm hàng trăm ki lô mét đường xuyên qua núi đèo để kéo pháo vào trận địa... Bây giờ đến lượt các đồng chí ra trận đây, tối nay từng phân đội của các đồng chí sẽ họp để hiến mưu hiến kế mà kéo pháo vượt qua dốc Pha Đin vào trận địa một cách an toàn. Tôi giao nhiệm vụ cho các đồng chí!
Sau mệnh lệnh của trung đoàn trưởng, ông còn giới thiệu sơ lược về vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ông vừa chỉ bản đồ vừa nói: đây là phân khu Bắc có đồi Độc Lập nằm án ngữ con đường về thị xã Lai Châu; phía Đông là Bản Kéo, phía Tây là Him Lam; đây là khu trung tâm có: sân bay Mường Thanh, tiếp đến khu chỉ huy sở của tướng Đờ-cát-tơ-ri; phía Đông có đồi Hồng Lếch, đồi A1-C1 và rất nhiều cứ điểm quan trọng khác; còn phía Nam có Hồng Cúm, Bản Sơn, Bản Mơ, Bản Bông... Nhiệm vụ trung đoàn pháo của ta, được cụm pháo binh sư đoàn giao phụ trách mặt trận phía Đông. Đại điểm đặt pháo và chiếc hầm của tổ quan trắc đã có công binh lo liệu, các đồng chí quyết tâm mà thực hiện.
Đêm hôm ấy, đại đội trưởng Nam Thanh, ông cho đại đội họp để bàn cách kéo pháo vượt dốc Pha Đin. Cậu Tiếp khổ người thô mập, đôi bắp tay thì to như hai cái dùi dục, gân cốt nổi cuồn cuộn, cậu ta xin phép phát biểu:
- Ta nên tháo rời các bộ phận pháo để khiêng vác, cậu ta vừa chỉ lên đôi vai, vừa bảo: cứ cái đôi vai này là xong hết, việc gì phải bàn cãi cho rắc rối!
Cậu Cường là trinh sát viên của tiểu đội quan trắc xin phát biểu, Cường nói:
- Thưa đại đội trưởng, mỗi khẩu pháo nặng hàng bốn, năm tấn thép, đường thì dốc, đá thì lởm chởm, nếu không may trượt chân, bệ pháo rơi xuống đè lên người, hỏi có an toàn không và bao nhiêu người khiêng cho đủ, tôi phản đối ý kiến của đồng chí Tiếp!
Đồng chí Cường vừa dứt lời thì đồng chí Sơn - trung đội trưởng trung đội 3 xin phát biểu: - Thưa các đồng chí, chúng ta ở rừng thiếu gì cây song bánh tẻ to bằng cổ tay, ta lấy về đem hơ lửa, đập dập ra rồi quặn lại cho dẻo, mỗi đoạn dài 12 mét, hai mét để buộc, còn lại mười mét để kéo pháo, mỗi bên mười người, người khoẻ hơn cho kéo về phía vách dốc, người yếu hơn thì cho kéo về bên vực sâu, để giữ cho pháo lúc nào cũng có cảm giác hướng về phía vách núi, còn dưới bệ pháo và bánh pháo thì dùng bốn đoạn gỗ chắn có ngoàm để giữ pháo không cho tụt lại và bố trí hai bên bánh pháo, mỗi bên hai đồng chí dùng một miếng gỗ chắc để chèn bánh khi cần thiết; và theo tôi nếu kéo pháo bằng cáp sắt không có độ mềm dễ bị phồng tay và tôi đề nghị nếu có găng tay thì càng tốt, nếu không ta dùng áo trấn thủ để lót tay cho không đau và đồng chí kết luận: chỉ có cách này là an toàn hơn cả!
Nghe ý kiến của đồng chí Sơn, đại đội trưởng nói: - Tôi tán thành, nếu mọi người nhất trí thì hãy giơ tay. Tôi quan sát thấy, tất cả một trăm hai mươi cánh tay đều nhất loạt giơ cao. Vậy là sáng hôm sau đại đội trưởng phân công cho các chiến sỹ là người dân tộc miền núi vào rừng để kiếm giây song và đến 4 giờ chiều là các công việc được hoàn tất. Chiều hôm ấy, chúng tôi được ăn cơm nóng với thịt lợn và một số món rau rừng do bếp Hoàng Cầm của đơn vị khao quân, cơm nước, nghỉ ngơi một lúc, đại đội trưởng hạ lệnh hành quân kéo pháo lên đỉnh dốc Pha Đin trước lúc trời chưa sáng.
Suốt một đêm kéo pháo vất vả, những đôi giày vải của các chiến sỹ đều rách nát, nhưng bốn khẩu pháo 75 milimét đã oai phong nằm trên đỉnh dốc Pha Đin. Đai đội trưởng ra lệnh dấu pháo vào các hẻm núi và nguỵ trang cẩn thận, sau đó chúng tôi phân tán vào rừng ngủ cho lại sức; đến 12 giờ trưa, cơm nước xong, đại đội trưởng lại phát lệnh họp khẩn cấp, để chuẩn bị kéo pháo xuống chân dốc ngay trong đêm nay. Đồng chí đại đội trưởng căn dặn: pháo lên dốc đã vất vả, pháo xuống dốc trọng lượng có thể tăng gấp đôi, tôi đề nghị cho pháo đi trước, còn người kéo thì đi phía sau để pháo tụt xuống từ từ. Trước khi pháo chuyển bánh, đồng chí đại đội trưởng đề nghị: - Lẽ ra khi kéo pháo phải reo hò cho có khí thế, nghe đâu nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã sáng tác bài hát “Hò kéo pháo”, nhưng nếu ta hò sẽ lộ bí mật nên tôi đề nghị các đồng chí sẽ hò ngầm, mỗi khi thấy nguy hiểm, tôi sẽ phất cờ thì tất cả mọi người đều nhẩm trong miệng câu: “Hò dô ta nào!” và cứ thế, chúng tôi cứ lầm lũi, lặng lẽ, bấm chân, ghì tay để cho pháo tụt dần xuống chân dốc. Vừa lúc đó, chúng tôi được cấp trên thông báo: Chiến sỹ Tô Vĩnh Diện ở sư đoàn bạn đã lấy thân mình chèn lưng cứu pháo, đồng chí đã hy sinh anh dũng. Tấm gương của đồng chí Tô Vĩnh Diệm đã nhắc nhở chúng tôi càng phải cẩn thận hơn và là một tấm gương sáng cho chúng tôi học tập.
Đêm hôm ấy, có công binh dẫn đường, chúng tôi đã chuyển được pháo vào đúng nơi qui định, pháo được đặt dưới hầm có nguỵ trang chu đáo; riêng tổ quan trắc do tôi làm tổ trưởng được phân công ở trong một căn hầm kèo rất kiên cố, đây là nơi ăn nghỉ và để đo đạc, quan sát các mục tiêu, tính toán các phần tử xạ kích như: toạ độ, ngưỡng độ, độ dạt và tính toán các bãi bắn như: bắn chặn, bắn cấm cố định, bắn màn đạn tiến dần để yểm hộ cho bộ binh. Tất cả, tất cả phải chuẩn bị cho thật tốt cho trận đánh phủ đầu bất ngờ, thành công.
Vậy là mọi việc đã sẵn sàng; thế rồi đúng vào ngày 13 - 3 - 1954 quân ta đã mở cuộc tấn công lần thứ nhất vào Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh của ta từ bốn phía bắn rất chính xác và bất ngờ vào khu vực phòng thủ phía Bắc, đã gây cho địch một sự khủng khiếp và một sự thất bại đến thảm hại, khiến tên chỉ huy pháo binh Pháp ở đây phải tự sát. Chiều ngày 30 - 3 - 1954 đợt tiến công thứ hai lại bắt đầu, ta đánh vào khu sân bay Mường Thanh và các đồi A1 C1 một…, đợt tấn công thứ ba vào ngày 1 - 5 - 1954 ta tiêu diệt hết các cứ điểm ở phía Đông và phía Tây và đến ngày 7 - 5 - 1954 ta tổng công kích vào khu trung tâm chỉ huy của tướng Đờ-cát và đến năm giờ ba mươi phút chiều ngày hôm ấy, tướng Đờ-cát-tơ-ri và toàn bộ ban tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã phải đầu hàng một cách vô điều kiện.
Đây là lần đầu tiên các lực lượng pháo binh của ta hợp đồng xuất kích và phối hợp với bộ binh rất thành công. Thực dân Pháp chúng ngạo mạn tuyên bố: nào là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất…, nào là bất khả xâm phạm…, chúng còn chủ quan cho rằng: Pháo binh của ta không có cách gì để vượt qua đèo cao, dốc núi mà vào được trận địa và nhất định bộ đội chủ lực của ta phải bị tiêu diệt vân vân và vân vân… Ấy vậy mà với những người lính chân đồng vai sắt đã đưa được những cỗ pháo hạng nặng, với một cách đánh thông minh sáng tạo và dũng mãnh, đã bắt hàng trăm khẩu pháo của chúng phải câm họng, rồi những cuộc pháo phản pháo, khiến bọn xâm lược hiểu thế nào là bộ đội Cụ Hồ, bộ đội của nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất.
N.N.T
 
Nguyễn Ngọc Thường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 176 tháng 05/2009

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground