L.T.S. Công cuộc xây dựng và phát triển Quảng Trị theo đường lối Công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ 1996 - 2000 không thể không tính đến việc đầu tư, khai thác thế mạnh tiềm năng vùng núi, vùng biển của tỉnh nhà. Điều ấy càng được khẳng định rõ ràng hơn tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XII), với các nghị quyết cụ thể tạo tiền đề và động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, miền biển đến năm 2000. Để góp phần mình vào sự nghiệp quan trọng này, CV sẽ có các bài viết phản ánh phần nào những bước tiến, tồn tại và khó khăn của những địa bàn nói trên, mong được sự cộng tác, phản ánh kịp thời của các cộng tác viên, hợp sức cùng phóng viên bản háo. Mở đầu cho loạt bài này CV xin giới thiệu bài viết của tác giả Lê Nguyên Hồng về cây cao su trên đất Vĩnh Linh.
Từ buổi đầu tạo lục tạo sơn, thiên nhiên đã dành cho vùng đất Vĩnh Linh một dải địa tầng trên bảy ngàn héc ta mà nhiều nơi không có được. Đó là những vùng đồi đất đỏ bazan mênh mông kế tiếp nhau ở phía đông của huyện. Theo tài liệu khoa học, đất đỏ Vĩnh Linh thuộc hệ đất trẻ, (trẻ hơn đất đỏ miền Đông Nam bộ), được hình thành sau kỷ đệ tứ cách đây khoảng bốn triệu năm. Cho đến bây giờ đất vẫn tươi roi rói như thuở nguyên sơ ấy. Sắc đỏ bazan này khiến nhiều nơi ước muốn. Lật đất lên ta thấy từng thớ đất mịn tơi như đang phập phồng rạo rực, trải ra làm duyên trong nắng. Có những người nước ngoài đến Vĩnh Linh nhìn những triền đất đỏ mới cày để trồng khoai sắn, họ day dứt va lòng thầm tiếc rẻ.
Con người cứ già đi theo năm tháng, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác theo quy luật tự nhiên, nhưng đất này vẫn cứ đỏ một màu như thế, vẫn lặng im thao thức với thời gian không biết có tuổi già. Đất thì vậy mà con người cứ thờ ơ lạnh nhạt, không nhận ra sự hiếm hoi quí giá của sắc bazan. Chính vì thế con người phải cam chịu cảnh đói nghèo, quẩn quanh với sắn khoai, bốn mùa lam lũ bụi đất, trọn đời lận đận với cái đói cái no đến lúc nhắm mắt xuôi tay, kẻ chân còn mang vệt đất về nơi chín suối. Bao lớp người than thân trách phận nghèo hèn vì sinh ra trên miền đất đỏ bụi này.
***
Năm 1958, Nông trường quốc doanh Quyết Thắng được thành lập, lấy cây cao su làm mục tiêu kinh tế lâu dài. Nông trường Bến Hải bấy giờ cũng thuộc nông Trường Quyết Thắng quản lý. Đến trước chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ năm 1964, nông trường Quyết Thắng có một nghìn héc ta cao su, nông trường Bến Hải hai trăm héc ta. Ngót mười năm chiến tranh giặc Mỹ, một số nơi ngừng chăm sóc cao su, vốn đầu tư phải dừng lại. Những đồi cao su xanh tốt trở thành trận địa phòng không tốt nhất... Diện tích cao su cứ thế thu hẹp dần, một phần do giặc phá, một phần do dân chặt làm ngụy trang xe pháo, làm củi. Sau chiến tranh cây cao su mai một đan trong tâm tưởng mọi người. Từ ý nghĩ: So với cao su miền Đông Nam Bộ ngút ngàn hàng vạn héc ta thì cao su Vĩnh Linh chẳng thấm vào đâu...nên cây cao su một lần nữa như đứa con xấu số (ra còi cọc lại bị bỏ rơi không thương tiếc. Nhiều vùng cao su là môi trường thuận lợi cho cỏ ống, tranh,
lau lách lấn át trở thành hoang sơ. Chẳng ai màng tới cây cao su trong khi vì thiếu cái đói diễn ra trước mắt, thách thức mọi gia đình. Nhà nước bỏ rơi cây cao su, nhân dân chẳng ăn quan tâm đến cao su. Vì hai yếu tố đó nên cây cao su chỉ tồn tại bởi con người đã lỡ sinh ra nó mà thôi. Người ta chỉ tận dụng khai thác số cây cho mũ chứ chưa nơ phá bỏ đi tất cả để trồng cây khác. Không hiểu sao con người lãng quên cây cao su nhanh chóng như trở bàn tay vậy? Vì phải khôi phục lại màu xanh sau chiến tranh nên con người lo trồng cây lâm nghiệp trên những dãy dồi đất đỏ dày đặc hố bom. Mọi người thi nhau trồng sắn khoai chống đói. Cứ thế cây lâm nghiệp, cây màu lương thực đua nhau phát triển bám rễ sâu trong tư tưởng con người. Có quan niệm rằng: Cứ sắn khoai dọn no ngày ba bửa là hạnh phúc lắm rồi chẳng can chi giàu có cao sang; Mà có mơ cũng không dược vì điều kiện lúc bấy giờ không cho phép nghèo đều cả làng, ai cũng giống ai. Đó là thềm hạnh phúc nơi thôn dã khi mà cơ chế thị trường chưa xuất hiện, cơ chế bao cấp bình quân chủ nghĩa còn ngáng trở nặng nề.
***
Vào những năm 1978 - 1979, cây hồ tiêu có ưu thế lên ngôi trong các loại cây trồng ở Vĩnh Linh. Một phong trào trong hồ tiêu lan rộng. Đi đâu cũng nghe nói đến cây tiêu, người ta coi cây tiêu là loại cây độc tôn không có loại cây nào thay thế được. Cây cao su buộc phải thoát vị một cách đau xót. Những vùng cao su rộng lớn của nông trường quốc doanh đang thời kỳ cho mủ bị con người phấn khởi triệt hạ không mảy may một chút bận lòng. Cây cao su chi còn lại ở những nơi xa dân cư hoặc nơi chưa có điều kiện trông hồ tiêu, khoai sắn. Có những vùng cao su khi phá bỏ xong cũng chỉ để đất cho mưa nắng thả sức tung hoành, người ta chỉ trồng lưa thưa bạch đàn, dương liễu theo kiểu được chăng hay chớ mà thôi.
Những năm đó ấy hồ tiêu nở mặt trên thị trường. Có khi một ki lô gam hạt tiêu khô tương đương bốn lăm đến năm mươi ki lô gam thóc. Mọi gia đình coi cây hồ tiêu như đứa con cưng Nông trường quốc doanh lấy cây hồ liêu làm cây kinh tế xuất khẩu mũi nhọn. Cây hồ tiêu là loại cây có giá trị kinh tế tương đối cao nhưng đòi hỏi rất khắt khe về thổ nhưỡng cũng như kỹ thuật chăm sóc. Nhiều gia đình vùng đất đỏ giàu lên, khá giả hơn nhờ hạt tiêu được giá. Nhưng cũng không ít gia đình ngậm ngùi khi cả vườn tiêu vụ trước còn sai buồng dày hạt nhưng đến vụ sau vàng lụi không sao chống đỡ nổi. Cây hồ tiêu thịnh hành được dăm năm thì giá hạt tiêu xuất khẩu tụt xuống bất ngờ, người trồng tiêu hoang mang lo lắng. Những năm tiếp theo, giá tiêu tụt dài, nông dân bắt đầu chán nản với cây tiêu, chờ đợi mãi mà giá tiêu không lên, nhiều gia đình phá dần tiêu để trồng lạc, trồng màu. Hợp tác xã nông nghiệp hóa giá vườn tiêu tập thể bán cho xã viên với giá rẻ như bèo. Tuy vậy, nhiều người vẫn so sánh được: hạt tiêu rẻ nhưng vẫn ăn hơn sắn khoai nên vừa trồng thêm sắn khoai vừa thủy chung bám giữ cây hồ tiêu...
Những tưởng cây cao su đã chấm hết trong suy nghĩ của nông dân và vắng bóng trong cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Linh. Nhưng không ngờ giá mủ cao su trong và ngoài nước ngày càng tăng, thương trường chấp nhận mũ cao su không hạn chế số lượng. Cây cao su sau hai lần gục ngã nhường ngôi cho cây hồ tiêu tổn thất trên tám phần mười diện tích lại gượng đứng lên trên cứ sờ đất bazan này. Một điều may mắn với cao su Vĩnh Linh là từ năm 1984, Công ty cao su Bình Trị Thiên được thành lập, cây cao su của hai nông trường Vĩnh Linh có dịp phục hồi và phát triển. Chi riêng nông trường Bến Hải trong 3 năm (1984 - 1986) trồng mới được thêm 245 héc ta và tu bổ điện tích ít ỏi còn sót lại. Cây cao su còn được trồng xen trong vườn hồ tiêu. Thế nhưng oái oăm thay, song song thời gian ấy, hạt tiêu đột ngột lên giá, người ta tính toán phân vân mãi, cuối cùng lại chọn cây hồ tiêu, bỏ rơi cây cao su, lần nữa cơ chế thị trường mà. Những hàng cao su
đang lên mơn nhìn trong các vườn tiêu bị nhổ bay không động lòng tiếc nuối. Cũng chính vì thế nên đến hôm nay cao su nông trường Bến Hải còn lại chín mốt nghìn cây, tương đương một trăm bảy mươi héc ta, trong đó năm mươi chín nghìn cây đã khai thác mủ.
***
Cây cao su sinh ra trong thời kỳ tư tưởng con người chưa ổn đinh, còn chần chừ
do dự nên phải chịu muôn vàn lao đao trầm bổng. Điều ấy biểu hiện nền kinh tế của một vùng quê cũng như của có đất nước trong một giai đoạn dò dẫm, chuyển đổi đề tìm một hướng đi mới thích hợp hơn nên không sao tránh khỏi những tổn thất đắng cay. Mãi đến vài năm trở lại xây, cây cao su được người Vĩnh Linh cất nhắc, xác định là cây kinh tế chiến lược. Huyện và xã đều ghi thành văn bản và mục tiêu phát triển cây cao su đến năm hai nghìn, hai nghìn không trăm mười. Sau hơn ba mươi năm lận đận, mãi đến bây giờ cây cao su mới được lên ngôi, trở lại vị trí xứng đáng của mình trên đất bazan.
Chẳng nói đâu xa, xã Vĩnh Long kề bên thị trấn Hồ Xá trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh đã trồng được bảy mươi héc ta cao su trong hai năm 1994 - 1995 trên đất đồi không phải ba zan. Cao su lớn nhanh trông thấy, tán bắt sau xòe ra che mát những luống lạc trồng xen, mới nhìn đã thấy có tương lai. Xã có chủ trương đến năm hai nghìn sẽ có hai trăm héc ta cao su. Xa hơn là vùng kinh tế bắc sông Bến Hải kéo dài từ Phước Sơn lên phía tây xã Vĩnh Thủy có trên hai trăm năm mươi héc ta cây cao su được trồng từ năm 1993 đến năm 1995. Có những cây chưa trọn năm đã cao gần hai mét. Vùng kinh tế mới này đã chứng minh được rằng. Cây cao su không chỉ phải trên được trên vùng đắt đỏ bazan phía đông huyện mà còn thừa khả năng phát trên ở hàng nghìn héc ta ít xám, ít vàng nhạt, ít nâu trên tâm tuyến miền tây Vĩnh Linh. Ngay như nông trường Quyết Thắng, cây cao su vẫn lớn lên trùng điệp trên đất xám, đất vàng nhạt mà năng suất mủ vẫn đạt bình quân mười hai tạ một hecta một năm. Nông trường xây dựng chỉ tiêu đến năm hai nghìn phải đạt tổng diện tích hai nghìn hec ta cao su. Không bám chắc vào cây xuất khẩu mũi nhọn này thì bỏ lỡ cơ hội làm giàu lâu dài. Cũng nhờ mủ cao su mà mấy năm qua thương trường phía tây Vĩnh Linh thêm rộn ràng tấp nập. Khách từ các tỉnh miền Bắc, miền Nam đến quan hệ hợp đồng mua bán mủ cao su dài hạn với nông trường...
So với cây hồ tiêu thì cây cao su có sức sống mãnh liệt hơn, chịu được nhiều loại đất khác nhau. So với cây lâm nghiệp, màu lương thực thì giá trị kinh tế cây cao su gấp hàng chục lần. Qua nghiên cứu sau cơn bão số tám tháng mười năm 1985, sức gió giật trên cấp mười hai, thì một năm phần trăm cây cao su ở vùng bắc Rú Linh bị gãy cành và ngọn, mười lăm phần trăm cây đổ vì không có dải rừng chắn gió. Trong khi đó có những cây gỗ lâu năm, cây lim cổ thụ ở Rú Linh bị bật rễ ngã xoài, các cây khác do không cơ man nào tính hết. Nhưng một điều kỳ lạ, cây cao su phục hồi nhanh chưa từng thấy, sau vài tháng lại khai thác mủ bình thường. Tài liệu khoa học cũng chứng minh được rằng: cây lâm nghiệp bạch đàn, dương liễu, xây màu bảo vệ môi sinh môi trường kém nên đất đai hàng năm bị bào mòn, nguồn sinh thủy thấp dần hàng năm. Sự tu bổ cải tạo đất của con người không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của đất. Cây cao su có bộ rễ rộng, bám sâu vào các tầng đất, giữ cho đất không bị xói mòn. Đặc biệt cao su rụng lá trong mùa đông lạnh, tỏa bóng sum suê trong mùa nóng, thích nghi với từng giai đoạn cần che phủ hay can thoáng dết. Cho nên nhiều người chưa hiểu đặc tính của loại cây này nên khi đi qua vùng cao su mùa thay lá, giật mình cứ ngỡ cao su úa tàn. Đến với cây cao su hãy đến trong mùa hè để thấy hết sức sống mãnh liệt của cây qua tán tỏa bóng mát rượu, để từ sức sống vô tận ấy mà hiểu thêm loại cây trọn đời cần mẫn đang cho người dòng nhựa trắng đầy ắp không hề cạn kiệt. Nguồn nhựa ấy là kho vàng được chiết lọc qua lớp lá địa tang, được tôi luyện trong nắng mưa nghiệt ngã mà thành...
Cây cao su Vĩnh Linh đã có và đang tiếp tục nhú mầm trong tư tưởng mỗi người
dân. Nhiều gia cảnh ở vùng cát, vùng lúa tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở phía tây huyện để có điều kiện trồng cao su, ước vọng làm giàu từ cây cao su đã thôi thúc mọi người. Trong tương lai cao su Vĩnh Linh tiếp nối với cao su tây Gio Linh tạo thành rừng cao su bạt ngàn trên một vạn héc ta. Con người xứ sở này có cơ may vươn dậy sánh vai với bạn bè trên thương trường trong và ngoài nước.
Những vùng đồi đất đỏ phía đông, đất xám, đất vàng nhạt ở phía tây của Vĩnh Linh đang tồn tại sắn khoai, dương liễu, bạch dàn, dần dần sẽ đặc thay thế bằng những cánh rừng cao su trùng điệp. Bao thế hệ ngày xưa phải chịu thiệt thòi, đói khổ. Những thế hệ con cháu sau này sẽ được giàu có. Đó cũng là hồng phúc của một vùng quê mà suốt một chặng thời gian dài nổi tiếng đói nghèo nhưng vẫn gắng sức vươn đậy, vượt lên hoàn cảnh ngặt nghèo để đi tới. Mong sao những khao khát này đến với Vĩnh Linh thật nhanh chóng như bản chất con người Vĩnh Linh khi đã tin tưởng thì dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách cũng không chịu bó tay lùi bước...
L.N.H
Trại viết Cửa Tùng 1996