Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Khát vọng miền Trung

G

iờ đây, khi ngược xuôi trên đường thiên lý suốt chiều dài của miền Trung, sắc xuân đang bừng lên với biển sóng biếc, rừng dừa xanh, dải Trường Sơn chập chùng muôn hoa đua nở. Nhưng ẩn sau những xóm làng, những cánh đồng đang vào xuân là bao nỗi niềm trăn trở, bao nỗi đau còn trĩu nặng và những lo toan tất bật sau cơn dày vò khốc hại của thiên tai.

Ngẩng lên nhìn bầu trời đã quang đãng, nắng vàng và mây trắng nhẹ trôi, ai có thể hình dung được những tuần lễ lê thê cuồng phong và thác nước, đến mức những cánh tay đi cứu hộ cho dân như bị cuốn vào trong những cuộn nước ào ào, những chiếc xe lội nước dũng mãnh nhiều lúc như bị xô ngược lại, có chiếc bị lật chìm trong xoáy nước.

Người ta nói rằng cái năm Dần cuối thế kỷ là năm con cọp hung dữ muốn lồng lên, nhe nanh múa vuốt. Ai có thể hình dung được, những dòng sông mấy tháng mùa hè khô nẻ, bụi cát bốc bay từ giữa lòng sông, thì đột nhiên chỉ sau mấy tuần mưa xối xả đã mênh mang`cuộn trào lên xóm làng, nương vườn, phố xá, kéo tuột ra biển xa biết bao công sức của hàng triệu con người, xé tan bao cảnh đời êm ấm chít chiu của hàng ngàn gia đình trên dải đất hẹp miền Trung.

Mưa bão, hạn hán là chuyện của bao đời, là quy luật của thiên nhiên, con người đo lường, nắm bắt và tìm cách ứng xử với nó. Hiểu được tính nết của tự nhiên, của đất, của trời, của rừng, của biển, của mỗi dòng sông, ngọn núi là để hòa quyện với nó, chế ngự những gì có thể, hạn chế những gì và tận dụng những gì. Từ bao đời, ông cha ta đã làm như vậy. Hàng chục năm nay, cộng đồng dân cư trên dải đất miền Trung này cũng đã làm như thế. Các kế hoạch, chương trình hành động của mỗi tỉnh, mỗi địa phương hằng năm đều phân tích, đều tính toán, đưa những yếu tố đó vào hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ cho mục tiêu nâng cao đời sống cộng đồng.

Ví như, trong cơn đại hạn kéo dài suốt mấy tháng hè vừa qua, khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào thăm, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Trung ương bố trí xây dựng đập ngăn mặn Thảo Long, xây dựng hồ chứa nước Tả Trạch để trị thủy sông Hương, xây dựng các tuyến giao thông ngang nối quốc lộ 1A với ven biển qua Cửa Lác, bến đò Ca Cút, Trường Hà để tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với vùng sâu, vùng xa; kết hợp kinh tế với quốc phòng và để tổ chức tốt phòng chống bão lụt. Tỉnh Quảng Trị thì tổ chức tập trung kiến nghị phải xây dựng công trình thủy lợi và thủy điện Rào Quán, cái đòn bẩy để thúc đẩy sựu nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một vùng nông thôn của tỉnh này.

Trong những ngày cuối năm Mậu Dần, khi thủ tướng Phan Văn Khải đến làm việc với tỉnh Quảng Nam, đi thăm những vùng thiệt hại nặng nề ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, ông chú ý lắng nghe những điều kiến nghị của người dân. Ông rất tâm đắc với ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên: "Giờ đây, sau bão lụt, người dân lại đang đọ sức cùng lúc một với hai thế lực đáng kể. Đó là: Hậu quả của thiên tai và cơ chế thị trường". Hậu quả của thiên tai là hết sức nặng nề, cả nước đều biết và đang cùng miền Trung từng bước khắc phục. Còn cơ chế thị trường lại là một thế lực rất biến hóa, lúc hiện ra lồ lộ, lúc lại giấu mặt tinh ranh, hàng ngày, hàng giờ tác động vào cuộc sống, vào cách tính toán làm ăn. Ví như, người nông dân ở xã Duy An, một vùng bán sơn địa, qua mấy vụ trồng bí đao thay lúa đều trúng đậm, có lúc lợi gấp ba lần trồng lúa. Nhưng đến nay thì dừng lại, không thể mở rộng thêm nữa. Vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Quảng Nam cũng vậy. Nông dân Duy Xuyên đã dành ra 3 ha đất trồng mía nguyên liệu, nhưng bây giờ con số diện tích này đang co lại, vì người dân lại thấy trồng cây khác có lợi hơn…

Đến Đà Nẵng, khi xe dọc bên bờ sông Hàn, người ta giới thiệu với Thủ tướng về con đường Tiểu La mới mở và kia là xưởng đóng tàu đánh cá xa bờ đang rộn ràng làm việc. Thủ tướng bỗng nhớ đến hình ảnh những người thợ đóng tàu mà ông cũng vừa gặp ở thị xã Hội An bên dòng sông Thu Bồn. Những người thợ ấy cũng đang ráp những tấm vỏ tàu cho hơn 30 con tàu đang nằm trên triền đà, vụ hè này sẽ xuất bến để đi ra khơi xa.

Đã có biết bao công trình nghiên cứu về Duyên hải miền Trung và không dưois hai mươi công trình khẳng định: Thế mạnh đáng chú ý nhất của toàn vùng Duyên hải miền Trung là Biển. Đây là ngư trường đánh bắt thuộc loại lớn nhất Việt Nam với trữ lượng phong phú, cả về nguồn cá đáy và cá nổi, trong đó nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Như ở Khánh Hòa, với bờ biển dài 385 km, có 150 đảo lớn nhỏ, là nơi có vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành kinh tế biển. Đây cũng là nơi có chiều dài bờ biển hải đảo bình quân trên đầu người đứng đầu cả nước. Thêm vào đó là phần diện tích bãi triều, mặt nước vùng vịnh khá lớn, là tiềm năng để phát triển các nghề nuôi tôm như tôm sú, tôm hùm lồng, các loại cá và các loại hải đặc sản như vẹm, trai ngọc, bào ngư, hải sâm, rong sụn.v.v… Chương trình khai thác xa bờ của Chính Phủ đang được như dân Khánh Hòa hưởng ứng. Đây cũng là địa phương duy nhất toàn miền Trung xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản bằng con đường hàng không, mỗi năm không dưới 500 tấn.

Nếu như Khánh Hòa là nơi có con đường xuất khẩu bằng hàng không, thì Phú Yên là địa điểm du nhập đầu tiên nghề đánh cá ngừ đại dương trong vùng và Đà Nẵng là là địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng thả nuôi cá nước mắn trong lồng. Đến cuối năm 1998 và đầu năm 1999 nauy, Đà Nẵng đã trở thành một trung tâm tôm giống, mỗi ngày xuất bán cho các tỉnh phía Nam ít nhất 300 thùng tôm giống qua con đường hàng không từ sân bay Đà Nẵng.

Những tỉnh khác suốt dọc duyên hải miền Trung đều có những tiềm năng, thế mạnh tương tự và mỗi tỉnh đều đang tìm cho mình một hướng đi, một cách làm thích hợp để vươn tới trong sự nghiện chung.

Xin hãy nghe ý kiến của những nhà lãnh đạo ở một số địa phương, khi đánh giá và nêu lên quyết tâm của địa phương mình. Ông Nguyễn Thiết Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói: "Tỉnh Khánh Hòa có vị trí nằm nhô ra xa nhất về biển Đông Việt Nam, gần đường hàng hải quốc tế. Khánh Hòa là một trong những tỉnh phát triển kinh tế năng động nhất của Việt Nam, có tiềm năng kinh tế to lớn và đa dạng. Tỉnh Khánh Hòa khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào các lĩnh vực, từ kinh tế đến khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ và văn hóa xã hội". Ông Lê Văn Hữu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên thì khẳng định: "Phú Yên được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến; Phú Yên còn có nhiều thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử và nền văn hóa độc đáo… Với tiềm năng sẵn có, Phú Yên tin rằng sẽ đạt được nhiều thành tựu trên bước đương phát triển".

"Bình Định nổi bật nhất là tinh thần thượng võ, các di sản văn hóa độc đáo, cùng với các tiềm năng kinh tế đa dạng, phong phú". Đó là lợi nhận định của ông Mai Ai Trực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Ông nói tiếp: "Hướng tới, Bình Định sẽ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Kết quả hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội tạo tiền đề cần thiết cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000".

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Đức Tâm thì cho biết: "Trong 10 năm đổi mới, kinh tế Quảng Ngãi chuyển biến tích cực, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng ổn định ở mức trên 12,9%, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP. Cùng với quyết định của Nhà nước về đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc dầu số 1 và phát triển khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã định rõ hướng đi trên đường đổi mới, phấn đấu rút ngắn khoảng cách về phát triển để cùng cả nước đi lên trong quá trình hội nhập và phát triển".

Ông Lê Trí Tập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam thì phát biểu: "Ngoài những tiềm năng sẵn có, Quảng Nam còn là nhịp cầu nối thành phố Đà Nẵng với khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất. Chủ trương của tỉnh chúng tôi là: Thực hiện chính sách thông thoáng, mở cửa, sẵn sàng chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hợp tác đầu tư kinh doanh tại Quảng Nam…".

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh thì nêu rõ: "Cùng với quyết định xât dựng kinh tế trọng điểm miền Trung của Chín Phủ, Đà Nẵng được quy hoạch trở thành trung tâm của miền Trung, cửa ngõ mở ra Thái Bình Dương của cả vùng Đông Nam Á. Theo dự kiến, thành phố Đà Nẵng mới sẽ hướng ra biển Thái Bình Dương với không gian đo thị là dải bờ từ bán đảo Sơn Trà tới Ngũ Hành Sơn, riêng bán đảo Sơn Trà sẽ được xây dựng thành một thành phố du lịch. Với cơ chế mới, vận hội mới, Đà Nẵng tự tin trên đường phát triển hòa nhập với đất nước và khu vực Đông Nam Á, đầytinh thần lạc quan, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vị của mình…".

Trong một đêm cuối năm, khi tâm tình với chúng tôi bên bờ sông Hàn, Bí thư Thành ủy Trương Quang Được nói rằng: "Thành phố đã chuẩn bị hành trang cho thế kỷ mới. Chúng tôi đã đề ra chương trình và kế hoạch. Nhưng chúng tôi hiểu rằng: Kế hoạch vẫn sẽ chỉ là kế hoạch trên giấy, nếu không được nhân dân hưởng ứng. Khát vọng xây dựng một thành phố ngang tầm với thời đại mới, xứng đáng với niềm mong đợi của cả nước, là khát vọng chung của mọi người dân Đà Nẵng. Chúng tôi đã thấy được ý nguyện đó của nhân dân. Ví như chiếc cầu sông Hàn đang thi công, và sẽ nối liền đôi bờ Bạch Đằng Tây - Bạch Đằng Đông vào đầu năm 2000. Tất cả đều từ nguồn huy động sức dân…".

Chúng tôi cùng ra thăm công trình: Hai bên bờ sông Hàn trong đêm cuối năm công nhân Công ty Cầu 12 vẫn đang bền bỉ và lặng lẽ thi công các trụ cầu và đã bắt đầu đúc những nhịp cầu. Những mái đầu nhuốm bạc của các ông Phạm Văn Anh, Trần Đình Kỹ chỉ huy trưởng, và chỉ huy phó công trình hòa trong ánh điện nhấp nhóa lên nững mái đầu xanh đen của những người thợ trẻ. Những người thợ già Trần Đình Kỹ cho biết: đã đổ xong toàn bộ 13 trụ của cầu, đang tiến hành đúc 11 nhịp cầu bằng bê tông và làm một nhịp cầu quay bằng thép. Tết Kỷ Mão này toàn công trường chỉ nghỉ đúng một ngày Mồng một Tết, Mồng hai lại ra quân ngay…

Nhiều người dân Đà Nẵng thay vì đi du xuân, đã đến tụ tập bên đôi bờ sông, mang theo những nhành mai, những bó hoa tươi tặng những người thợ không nghỉ trong đêm. Tôi gặp trong dòng người ấy bác Phan Ngọc Đồi, một người công dân Đà Nẵng có gốc là dân Huế. Trong câu chuyện đêm đón xuân mới bên bờ sông Hàn, bác Đồi không quên nỗi nhớ sông Hương.

Bác ước ao, mai đây khu đo thị Chân Mây của Thừa Thiên - Huế được đi vào xây dựng, sân bay Phú Bài được mở rộng thêm, những chuỗi đô thị mới như An Cựu - Phú Bài, Tân Mỹ - Thuận An, Văn Xá - Tứ Hạ - Phong Sơn được hình thành, nối với thành phố Huế, từ đó nối liền ra đường 9, cửa khẩu Lao Bảo của tỉnh bạn Quảng Trị thân thương. Và một ngày không xa, khi đề án đường hầm xuyên Hải Vân được thực hiện, con đường cao tốc từ Thừa Thiên Huế nối qua Hải Vân, đến Liên Chiểu - Dung Quất được hình thành, dãy hành lang ven biển Huế - Đà Nẵng - Dung Quất - Qui Nhơn - Nha Trang sẽ tạo nên một sức bật mới cho miền Trung.

Mùa xuân lại về. Một chặng hành trình mới lại đang mở ra với chuỗi dài Duyên hải miền Trung. Mùa xuân này du khách đến Huế, xin hãy ngước nhìn lên chính giữa điện Thái Hòa, ngay trên nóc ngai vàng của đế chế xưa là bài thơ nghiêm trang, khoáng đạt:

Văn hiến thiên niên quốc

Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu

Nghĩa là

Nước nghìn năm văn hiến

Núi sông vạn dặm xa

Tự Hồng Bàng lập quốc

Nghiêu Thuẫn vững sơn hà!

Ấy là niền khát vọng của cha ông xưa về một đất nước vững bền một cuộc sônga thái bình, yên ấm. Khát vọng ấy của bao thế kỷ xa xưa, vẫn truyền mãi cho đến nhiều thế kỷ mai sau.

                                                                                          N.T.Đ

Nguyễn Trương Đàn
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 56 tháng 05/1999

Mới nhất

Tự do xanh quá, mênh mông quá

1 Giờ trước

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground