Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Lao động nông thôn: Đâu là sinh kế bền vững? - Kỳ 2: Những biến động thời gian gần đây

Thị trường lao động nói chung luôn có những diễn biến và bao giờ cũng tồn tại nghịch lý cung cầu. Nghịch lý này càng biểu hiện rõ ở những địa phương còn khó khăn, vùng nông thôn, nơi có nhiều người phải tha phương làm việc.

--> Kỳ 1: Những đặc tính của lao động nông thôn

--> Kỳ 3: Hướng đến sinh kế bền vững

Trở về, ở lại, hay... lại đi?

Quảng Trị là địa phương có lượng lao động di cư cao, trong đó số người nông thôn chiếm một tỷ lệ lớn. Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, do đại dịch Covid-19, rất nhiều người đang làm việc từ ngoại tỉnh ồ ạt trở về quê, tạo nên một sự xáo trộn thị trường lao động không nhỏ.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, tính từ tháng 12/2021 đến thời điểm 30/3/2022, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh liên hệ được 3.626 lao động từ các tỉnh, thành trở về quê do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong số 3.626 lao động được liên hệ, có 566 lao động có việc làm trong tỉnh, 55 lao động chờ kết nối làm việc, 893 lao động đã trở lại công ty cũ làm việc.

Ai cũng muốn được sống và làm việc ở quê nhà, đấy là nguyện vọng chính đáng và thiết tha của nhiều người nông thôn. Phần lớn những người chọn ở lại quê nhà đều có chung một suy nghĩ rằng quê hương luôn là nơi dang rộng vòng tay đón đợi bao dung, kể cả khi con người ta vấp váp và khó khăn, như đại dịch vừa trải qua. Đơn cử câu chuyện của anh Nguyễn Hữu Thành (31 tuổi, trú tại huyện Gio Linh).

7 năm trước, khi tốt nghiệp cao đẳng kế toán, anh Nguyễn Hữu Thành nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi nhưng chưa tìm được công việc phù hợp. Thế rồi anh theo bạn ra tỉnh Bắc Ninh làm công nhân ở một nhà máy may. Công việc của anh là kiểm hàng hoặc cắt vải, tổng thu nhập từ lương, tăng ca mỗi tháng của anh Thành trung bình khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2022, công ty nơi anh làm việc phải cắt giảm nhân sự vì không có đơn hàng. Dù không nằm trong diện cắt giảm và tết Nguyên đán Quý Mão vẫn được thưởng 1 tháng lương nhưng anh quyết định sẽ trở về quê kiếm việc làm, không xa quê nữa. Với vốn kinh nghiệm 6 năm làm công nhân ở một công ty may mặc lớn, anh Thành nghĩ đến việc sẽ xin vào làm ở một nhà máy may ở huyện Cam Lộ hoặc huyện Gio Linh. “Thấy ở quê có nhiều nhà máy may đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tìm hiểu thì thấy thu nhập thấp hơn so với công ty em từng làm, nhưng ở quê chi phí ít hơn, nếu tìm được việc thì em sẽ không xa quê nữa” - anh Thành cho hay.

Đại dịch Covid-19 gây biến động nguồn lao động giữa thành thị và nông thôn.- Ảnh: H.T

Đại dịch Covid-19 gây biến động nguồn lao động giữa thành thị và nông thôn.- Ảnh: H.T

Nắm bắt được thông tin nhiều lao động trở về quê do dịch Covid-19, tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, hỗ trợ, tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; giới thiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng lao động biết để tuyển dụng lao động… Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Trị tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động từ vùng dịch trở về địa phương vay vốn tự tạo việc làm để ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Cơ chế hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng là một chuyện, tuy nhiên chọn ở lại quê nhà làm việc hay... lại ra đi còn vì những lý do khách quan khác. Chẳng hạn vấn đề thời tiết Quảng Trị nắng mưa khắc nghiệt, thiên tai bão lụt thường kỳ cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng, năng suất lao động. Một kỳ bão lụt thế nào cũng khiến người lao động mất đi cả tuần, thậm chí cả tháng không thể làm việc để có lương và thu thập. Mặt khác, người lao động chưa yên tâm với “độ bền” của công việc tại quê nhà. Điều này dễ hiểu bởi các doanh nghiệp của Quảng Trị vẫn còn nhỏ lẻ, nằm xa những vùng thị trường tiêu thụ lớn và xuất khẩu, nên lượng hàng hóa sản xuất vẫn còn bấp bênh.

Nghịch lý cung - cầu

Vào những tháng cuối năm 2022, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc khá lớn. Đơn cử, tại Công ty Cổ phần May và Thương Mại Gio Linh (Khu Công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh) có gần 600 lao động, thiếu 500 lao động. Lý do thiếu nhiều lao động là vì công ty này mở rộng sản xuất từ tháng 7/2022. Công ty đã nhiều lần đăng tin tuyển dụng nhưng số lượng công nhân quan tâm không nhiều. Để thu hút lao động, công ty đưa ra chính sách: với những lao động có tay nghề khi vào làm mức lương cơ bản là 4,5 triệu đồng. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng công ty sẽ hỗ trợ thêm 1 triệu đồng, nếu làm tốt thì hưởng thêm phần trăm từ sản phẩm. Lao động chưa có tay nghề sẽ được công ty đào tạo và cũng có chính sách để níu chân lao động.

Cũng hoạt động trong lĩnh vực may mặc, Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu Tân Định (huyện Cam Lộ) có nhu cầu tuyển dụng 50 lao động. Tháng 10/2022, do nguyên liệu khan hiếm nên việc sản xuất ở đây gặp khó, công ty đã cho người lao động nghỉ việc 2 tuần, nhưng vẫn cho hưởng lương 70%. Đến cuối năm 2022, nguyên liệu đã có, hoạt động sản xuất trở lại bình thường, công ty tìm đủ cách tuyển dụng nhưng lại không thu hút được nhiều lao động. Được biết, việc thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp may ở tỉnh Quảng Trị không chỉ diễn ra trong những tháng cuối năm 2022, mà diễn ra thường xuyên.

Đơn hàng không ổn định theo thời điểm, lúc nhiều lúc ít. Và ngay trong cùng thời điểm, trong cùng địa bàn, lại có chuyện nơi này đơn hàng tăng nhưng nơi kia bị giảm. Những tháng cuối năm 2022, trên địa bàn có 21 doanh nghiệp bị sụt giảm đơn hàng phải cắt giảm giờ làm và chấm dứt hợp đồng lao động với 890 lao động. Tình trạng cắt giảm lao động, công nhân không còn được tăng ca vì khan hiếm đơn hàng tiếp tục kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2023.

Theo Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Trị, hiện lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo ở tỉnh có xu hướng nghỉ việc, thất nghiệp lớn. Hàng năm, lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo thất nghiệp chiếm tỉ lệ đến 68,2%. Đây chính là lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn.

Có thể thấy chỉ trong vòng một năm gần đây, khi đời sống bình thường mới được kích hoạt trở lại sau đại dịch, thì vấn đề lao động đã xảy ra nghịch lý: lúc thiếu lúc thừa. Thêm vào đó là thị trường bất động sản ở Quảng Trị đã chi phối đến lao động của ngành xây dựng, trong đó một lực lượng lớn là thợ nề ở nông thôn.

Đầu năm 2022, thị trường bất động sản Quảng Trị đã xảy ra cuộc sốt đất “điên đảo”, giá đất tăng vùn vụt. Giao dịch đất đai sôi nổi kéo theo các công trình xây dựng cũng được thi công nhiều hơn. Theo quan sát, tại thời điểm ấy thợ nề ở các làng quê hầu như rất khan hiếm vì được các chủ thầu ở thành phố Đông Hà thu hút. Có tình trạng thợ nề “chạy xô”, “nhảy việc”, tùy vào công cán. Thế nhưng sang đầu năm 2023 cho đến nay, khi cơn giá đất đã “hạ nhiệt”, thị trường bất động sản im lìm, thợ nề ở các làng quê cũng dần thất nghiệp.

Thợ nề ở nông thôn cũng xảy ra những nghịch lý cung - cầu  thời gian gần đây - Ảnh: P.A

Thợ nề ở nông thôn cũng xảy ra những nghịch lý cung - cầu thời gian gần đây - Ảnh: P.A

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2023 còn nhiều khó khăn, thách thức: các dự án trọng điểm do nhiều nguyên nhân khác nhau chậm được triển khai làm chậm đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giá nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục tăng cao đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành kinh tế; số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng cao. Tuy khu vực công nghiệp và xây dựng có tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, nhưng là mức tăng trưởng thấp nhất của 6 tháng đầu năm trong 7 năm trở lại đây. Theo đó, Cục thống kê tỉnh nhận định: Mặc dù tình hình lao động việc làm 6 tháng đầu năm 2023 tốt hơn cùng kỳ năm trước nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn như: thị trường bất động sản đóng băng; lãi suất ngân hàng ở mức cao, doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn tín dụng bất động sản nên đầu tư xây dựng cơ bản gặp khó khăn, một bộ phận người lao động trong lĩnh vực này thiếu việc làm; một số doanh nghiệp trong các ngành dệt may, chế biến gỗ… thiếu đơn hàng xuất khẩu, phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng nên lao động thiếu việc làm.

Theo báo cáo Giám sát việc làm trên thế giới tháng 5/2023, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định: Triển vọng thị trường lao động toàn cầu năm 2023 vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch, các cú sốc và rủi ro toàn cầu đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường lao động, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại các nước đang phát triển, việc ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng hiện nay (hay còn gọi là “đa khủng hoảng”) bị hạn chế bởi sự kết hợp giữa lạm phát cao và lãi suất cao, cùng với khó khăn về nợ ngày càng tăng. ILO dự báo các quốc gia có thu nhập thấp khó có thể phục hồi mức thất nghiệp trước đại dịch trong năm 2023. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức đại dịch vào năm 2023, nhưng điều này phản ánh khả năng phục hồi mạnh hơn dự kiến ở các quốc gia có thu nhập cao.

--> Kỳ 1: Những đặc tính của lao động nông thôn

--> Kỳ 3: Hướng đến sinh kế bền vững

 

PHÚC AN - HƯNG THƠ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 348

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

5 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground