X |
in được bắt đầu bằng một làng quê nghèo: Làng Tân Phổ, mảnh làng nhỏ nằm ven sông bắc Thạch Hãn thuộc xã Triệu Ái - Triệu Phong, anh Minh Đức một đứa con của vùng quê khó nghèo này qua những năm tháng đi tập kết chia xa khi trở về thăm quê hương sau ngày giải phóng (1972) đã ghi đậm vào trang nhật ký bằng những lời thơ mộc mạc đầy chất bi hùng.
…“Gặp chị hỏi anh – Chị lau nước mắt
Gặp cháu hỏi cha – Cha cháu hy sinh
Buổi ra đi cả làng đông đúc
Nay trở về mất mát vài mươi…”
Hỏi ra mới biết làng trước giải phóng chỉ có trên 40 hộ, 200 nhân khẩu trải qua hai cuộc kháng chiến có trên 30 hộ là gia đình chính sách, có 39 liệt sĩ của 23 gia đình. Trong đợt phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cuối năm ngoái, làng có 12 bà mẹ trong diện được phong tặng, truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng và các đợt tới đây, làng sẽ có thêm 7 bà mẹ được phong tặng, danh hiệu vẻ vang này …
Có những đêm dài thao thức để viết về các mẹ, những người mẹ Việt Nam anh hùng không hiểu sao cứ mỗi lần đối diện trang viết về mẹ, lòng tôi lại xốn xang, ngập ngừng với bao điều khó tả, bởi vì trang viết thì hạn hẹp còn lòng mẹ thì quá bao la.
Còn mãi trong tôi buổi chiều mùa đông năm ngoái khi tôi có dịp theo đoàn của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ Phan Chung về thăm Gio Hải, mảnh đất anh hùng bất khuất một thời nằm dọc dài theo cùng bãi ngang của huyện Gio Linh. Mặc dù thời gian làm việc ở xã rất ngắn nhưng đồng chí Phó Bí thư vẫn dành thời gian đến thăm mẹ Bùi Thị Con mẹ của 4 con 2 dâu, chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Mẹ Con giờ đã 82 tuổi, mái tóc bạc phơ, tấm lưng đã còng xuống thấp hơn. Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm rồi, bây giờ mẹ lặng lẽ sống trong tình thương yêu quý trọng của xóm làng. Hai cháu con anh cả - liệt sĩ Trần Văn Tứ - của mẹ sống với nội. Mẹ mong chờ các cháu chóng lớn, trưởng thành biết lo liệu được cuộc sống là mẹ yên tâm nhắm mắt xuôi tay cũng an lòng. Đời mẹ còn nỗi chờ mong nào hơn thế bởi mẹ sinh hạ được 4 người con trai, các anh đều lần lượt ngã xuống cùng hai cô con dâu. Trong ký ức của những người cùng thời gian, gia đình mẹ Bùi Thị Con là gia đình mà tất cả mọi thành viên đều hướng về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Anh Trần Văn Tứ con mẹ là Trung đội trưởng du kích xã. Trong một lần chiến đấu chống càn, anh bị địch bắt và chúng đã giết anh vào một ngày cuối năm 1968. Căm thù giặc, em kế anh là Trần Văn Niên đã xin cha mẹ xung vào Tỉnh đội. Và vợ anh là chị Võ Thị Rò xung vào du kích rồi lần lượt 2 vợ chồng đều hy sinh. Tiếp theo gương các anh chị, anh Trần Vi Hải em kế anh Niên và vợ chồng anh Trần Văn Tiềm kế anh Hải các anh chị đã trút căm thù lên đầu nòng súng, anh dũng chống địch và cũng đều lần lượt hy sinh. Nỗi đau mất 4 con trai, 2 con dâu mẹ Con còn mang thêm nỗi đau nữa, đứa cháu con chị Dơn vợ anh Tiềm chưa kịp chào đời cũng theo mẹ hy sinh. Tưởng nỗi đau như thế đã quá sức chịu đựng của một người mẹ, nào ngờ người chồng thân yêu của mẹ ông Trần Văn Trình một người liên lạc giỏi cho bộ đội chủ lực bị bọn phản bội giết chết vào một ngày cuối tháng 11/1971. Hôm đó trong đêm đen tối trước biển với bao con sóng thét gào, mẹ Con lê từng bước chân cùng bà con đi tìm xác chồng trong nỗi đau uất nghẹn để kịp mai táng trước khi bình minh lên.
Cả cuộc đời mẹ chỉ biết hy sinh để bây giờ sống trong nỗi đau thầm lặng. Anh bạn làm thơ của tôi không nén nỗi dòng xúc cảm trước mẹ đã bật lên tứ thơ:
…”Nỗi đau như mạch nước ngầm
Chảy trong lòng mẹ lặng thấm bấy nay
Con nghe cánh mũi cay cay
Nửa ngày xưa nữa hôm nay dội vào
Bảy con mẹ – những con yêu
Đứa ngã trước, đứa ngã sau một thời
Sống sao cũng thể một đời
Cho quê hương – mẹ chẳng lời thở than …”
Trước mẹ, trước nỗi đau vì cả dân tộc, tôi càng hiểu sân xa hơn tấm lòng của mẹ Việt Nam hiện hữu trong bà mẹ anh hùng sống lặng thầm ở cùng đầu sóng ngọn gió nơi đây. Khi đồng đội Phan Chung tặng mẹ tấm chăn bông, mẹ xúc động run run nói lời cảm ơn tha thiết chân thành. Niềm mong ước của mẹ bây giờ là được các đồng chí lãnh đạo thỉnh thoảng về thăm để mẹ thấy không lẻ loi.
Lần khác, một ngày tháng năm, trời đổ những cơn nắng sém lưng, tôi đạp xe theo con đường đất đỏ xuôi về vùng biển Triệu Lăng để tìm lại bản gia phả thắm đỏ của họ Đoàn thì được mẹ mẹ Nguyễn Thị Dương người mẹ đã cống hiến cho đất nước 6 liệt sĩ đã mất tại Hà Nội ở tuổi 92................................
Thời tiền khởi nghĩa và thời kháng Phápm gia đình mẹ là cơ sở tin cậy của Xứ uỷ Trung kỳ, nơi nuôi dấu tiếp tế cho cán bộ, bộ đội hoạt động. Sau 1954 mẹ xin tổ chức cho ở lại giữ vững cơ sở, nuôi dạy con theo gương cách mạng của người cha và rồi các con của mẹ, liệt sĩ Đoàn Định, Đoàn Hà, Đoàn Giao, Đoàn Cư, Đoàn Anh, Đoàn Thị Tùng đã lần lượt hy sinh cho cuộc kháng chiến, Mẹ chỉ còn lại 3 đứa con đều hoạt động trong quân đội luôn luôn an ủi mẹ trong những năm tháng cuối đời. Đó là người con cả Đoàn Khuê - Đại tướng -Uỷ viên BCT, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, người con thứ Đoàn Chương - Trung tướng Bộ Quốc phòng, người con út Đoàn Thuý - Đại tá - Giám đốc nhà máy Z 133…. Chính các anh là những người đã kế tục được sự nghiệp cha anh đi trước làm rạng ngời truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước.
Chiến tranh với quy luật khắc nghiệt của nó, trong đau thương mất mát đã làm cho bao bà mẹ kên gan đứng vững trước quân thù. Tôi đã chiêm nghiệm được ý tưởng này khi đến thăm mẹ Trần Thị Mít ở Hải Phú, Hải Lăng “Cũng như mẹ Con, mẹ Dương, mẹ Mít từng trải qua những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì sao mẹ vượt qua nỗi đau mất 7 đứa con và người chồng yêu thương nhưng vẫn tiếp tục sống, làm cơ sở tin cậy cho cách mạng trong thời kỳ kháng chiến - “Thà mất con còn hơn mất nước” - Mẹ đã trả lời chúng tôi như thế.
Quả thật khi nghe kể cuộc đời của mẹ, tôi không khỏi ngậm ngùi cảm phục. Sinh hạ được 12 người con (10 trai 2 gái) chồng mất. Suốt 2 cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc mẹ một mình chèo chống nuôi con, cho các chị tham gia kháng chiến và rồi cuộc chiến tranh khốc liệt, kẻ thù tàn bạo đã lần lượt cướp đi của mẹ 7 người con thân yêu. Các anh Phàn, anh Kế, chị Tiếp, anh Thành … lần lượt hy sinh làm lòng mẹ quặn thắt. Đồng chí Lê Văn Hoan một trong những cán bộ chủ chốt của huyện Hải Lăng thời kháng chiến bấy giờ là Chủ tịch MTTQVN tỉnh kể - cái lần đứa con thứ 7 của mẹ hy sinh, đồng chí không biết phải nói làm sao với mẹ. Khi gặp đồng chí lãnh đạo huyện mẹ chạy đến ôm chầm lấy và khóc. Linh cảm của người mẹ đã làm cho mẹ biết hết cả rồi. Mẹ nói: “các anh còn là cách mạng còn”. Nước mắt mẹ quặn lại chảy vào trong. Với ý chí căm thù giặc mẹ đã gượng dậy, tiếp tục làm cơ sở cho phong trào hoạt động cách mạng…
Mẹ vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa chậm rãi kể chuyện, chín mươi tư tuổi mẹ vẫn còn khoẻ lắm. Tất cả sinh hoạt gia đình mẹ tự làm lấy. Tóc mẹ bây giờ đã bạc trắng nhưng giọng nói còn rất vang, trí óc còn minh mẫn. Tôi hỏi:
- Cả một đời vì cách mạng, bây giờ cuối đời mẹ có mơ ước gì không?
Mẹ cười thanh thản.
- Cả đời mẹ như thế là đã trọn tình trọn nghĩa với Đảng, với dân, bên cạnh mẹ bây giờ còn có bà con làng xóm thân yêu luôn che chở, quý trọng. Lần mẹ ốm nặng đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hoan vào thăm. Có 2 bác sĩ túc trực bên giường bệnh để lo chăm sóc thuốc thang. Niềm ao ước của mẹ là được sống thêm vài ba năm nữa để vui cùng bà con trong quê hương này.
Tôi còn có gì để kể thêm về mẹ. Xin cảm ơn tác giả Nguyễn Ngọc Khuyến đã nói hộ tôi qua hai câu đối tặng mẹ nhân dịp mừng thọ mẹ 94 tuổi:
“Mến Đảng, mến dân mến cán bộ chí khí quật cường khắp đây đó
Yêu nước, yêu nhà, yêu thôn xã tinh thần cao cả dội Bắc-Nam”
***
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các mẹ, những gia đình chính sách với những việc làm thiết thực, với một điều kiện của một tỉnh nghèo như Quảng Trị qua sức mạnh cộng đồng đến nay đã xây dựng được 175 nhà tình nghĩa trị giá hàng tỷ đồng, tặng 2569 số tiết kiệm trị giá 567 trịêu đồng, đỡ đầu 1240 con liệt sĩ, mồ côi và một số đối tượng chính sách khác. Các cháu thiếu niên qua phong trào “Áo lụa tặng bà” đã tặng áo và chăn ấm cho 50 bà mẹ Việt
Bây giờ mẹ chỉ còn lại đứa con duy nhất – Anh Nguyễn Xuân Anh và đứa cháu nội con anh Đình. Trong căn nhà nhỏ ở cuối phố, mẹ con đùm bọc nhau trong cuộc sống chật vật. Anh Anh và vợ hết lòng chăm sóc mẹ già. Hai vợ chồng anh Anh là công nhân nghỉ việc về nhà chăn nuôi làm lụng lặt vặt để kiếm tiền nuôi con, chăm sóc mẹ, Nhiều lần mẹ nghĩ thương con phải lận đận kiếm tiền để sống , anh Anh động viên mẹ “Con không được học hành, bây giờ đi làm lụng kiếm tiền lương thiện, không làm gì ảnh hưởng đến thanh danh gia đình là được rồi mẹ đừng lo nghĩ gì cả. Suy nghĩ của anh thật đáng trân trọng bởi không phải ai cũng làm được như anh và dù rất ít nhưng thật đáng buồn cho ai đó có chút công lao trong quá khứ, hôm nay đã vội khuếch trương lên để đòi hỏi, công thần.
Chia tay với mẹ Cháu, tôi hỏi:
- Mẹ rất biết ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến mẹ, gia đình mẹ. Hôm qua được các cháu học sinh tặng tấm áo lụa, tấm khăn, mẹ xúc động đến rơi nước mắt. Mẹ mong được sống thêm một thời gian nữa để được hưởng cuộc sống hoà bình vì đời mẹ đã trải qua bao năm tháng khổ ải khi còn sống trong ách kìm kẹp của kẻ thù …
Nỗi niềm đó tôi còn bắt gặp được ở rất nhiều bà mẹ ở tuổi thất thập dù sống trog nghèo khó vẫn mong được sống lâu thêm. Lần gặp mẹ Nguyễn Thị Mẹo ở Hải Thượng, mẹ Nguyễn Thị Hoè ở Hải Vĩnh- Hải Lăng, hai bà mẹ có con duy nhất là liệt sĩ tuy sống trong cản đời cô quạnh, nghèo khó, bệnh tật, tuổi già sức yếu vẫn mong sống thêm vài ba năm nữa. Mẹ Mẹo sống trong túp lều tranh sắp đổ vẫn giữ vững niềm tin. Mẹ tâm sự: Với mẹ việc nhà cửa không cần thiết vì chẳng còn biết sống được bao lâu. Mẹ chỉ mong được đón nhận một cái gì đó để nhắm mắt cảm thấy vui lòng. Tôi hiểu ý mẹ, lẽ ra mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt
Mang tâm trạng nỗi niềm đó, gặp anh Nguyễn Đức Lợi – Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh ở Thị xã Quảng Trị, tôi chất vấn luôn:
- Vì sao ở Quảng Trị có gần 500 bà mẹ hội đủ tiêu chuẩn anh hùng mà đợt một chỉ mới làm được hồ sơ phong tặng cho 30 bà mẹ?
Anh trầm tư phân bua:
- Đợt I vừa rồi ngành đã cố gắng hết sức nhưng vì thay đổi từ nhiệm vụ của quân sự sang cho ngành chậm nên chưa thể làm kịp. Sắp tới, ngành sẽ cố gắng làm đợt 2 đầy đủ hơn. Sự chậm trễ, sơ suất chúng tôi xác định được là sẽ có tội với các mẹ.
Dù sao tôi vẫn tin rằng niềm tin của các mẹ rồi sẽ được thoả đáng, bởi lẽ ai nỡ quay lưng lại với những người đã dệt thêu nên gấm vóc non sông này.
Có lẽ tôi còn phải viết, không biết lúc nào sẽ kết thúc bởi còn có biết bao bà mẹ anh hùng trên mảnh đất Quảng Trị dấu yêu. Theo con số tập hợp được gần đây toàn tỉnh có gần 500 bà mẹ hội đủ tiêu chuẩn để đề nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”mà đợt I năm ngoái mới chỉ truy tặng, phong tặng được 30 bà mẹ. Có những lần tôi thử làm phép tính cộng những nỗi đau của bà mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh để rồi giật mình: “Có nơi nào trên trái đất này người mẹ phải gánh chịu những nỗi đau như mẹ Việt Nam , những người mẹ đã vượt lên tất cả, đóng góp xương máu để xây nên kỳ đài chiến thắng. Sự hy sinh của các mẹ đang được ghi đậm vào trang sử vẻ vang của dân tộc Việt
M.T