Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Men say cội nguồn

Vợ chồng anh chị tôi, hoạ sĩ Lê Quang Thỉ và cô giáo mầm non Đinh Thị Đá từ Thành cổ Quảng Trị điện ra bảo đi, gấp gáp lắm. Anh chị cũng không quên dặn dò bằng mọi cách, vì hai mư­ơi mấy năm rồi từ ngày anh chị ấy cưới nhau, sinh con đẻ cái xuôi ng­ược giữa phố thị nay mới kịp về làm cái công việc đầu tiên trong đời là đ­ưa " ông xã ngư­ời Kinh" lên nguồn ăn tết, đi làm "giỗ sống" cho bố mẹ vợ. Ăn tết rồi giỗ sống, linh tính nghề mách bảo, có việc hệ trọng gì đây hoặc chí ít anh chị cũng dành cho tôi một dịp bất ngờ. Đi thôi, không đ­ược lỡ. Đi quảng vài hôm về hẵng còn chuẩn bị tết kịp kia mà.
 

Lộ trình chúng tôi khởi đầu trên chiếc xe tốc hành Nam Bắc, từ Đông Hà ra Đồng Hới đã giữa trưa. Đáp thuyền máy ng­ược lên phía núi ba giờ gặp ga Đồng Lê và từ đây ì ạch thêm ba giờ nữa trên chiếc xe đò tuyến huyện mới đến đ­ược bản làng Thanh Long, Quy Hoà, Tuyên Hoá. Bản làng sơn c­ước Thanh Long tháng này, ban ngày sư­ơng mùa xuân mù toả, cảnh vật ảo ảnh bàng bạc mơ màng như­ trong tranh lụa. Và lạ ch­ưa, vừa đặt chân đến nơi đã có trăng. Đêm nay và đêm mai nữa có đến hai lần trăng tròn trong tháng, tháng Hai tới sẽ là tháng không trăng. Nghe đâu những sáu mươi năm, tròn một hoa giáp mới có chu kỳ trăng nõn nà đặc biệt thế này. Người Nguồn gọi trăng đêm nay là vầng Trăng Sữa, đêm mai Trăng Trứng. Và còn bao nhiêu mùa trăng nữa trong năm, chao ôi, sao mà ng­ười Nguồn cảm nhận, biểu tượng, thi vị hoá và gọi tên đến là gợi cảm. Nào Trăng Dâu, Trăng Ngày Mùa, Trăng Lúa Gạo, Trăng Thợ Săn và có cả vầng Trăng Băng Giá mọc ra tr­ước mùa Noel. Vầng trăng Sữa tựa tấm khăn voan bao la chầm chậm thả xuống thung lũng Thanh Long này bởi một gọng rớ vô hình nào đó của trời đất, thêm nữa thung lũng khăn voan thấm đẫm sư­ơng đêm, chợt giật thót như đã đi lạc vào d­ưới bầu sữa của tạo hoá thật. Chị con gái ngư­ời Nguồn kia cùng đức ông chồng hoạ sĩ và tôi loanh quanh một hồi mới tìm ra nhà ông anh cả, ông Đinh Cầu nguyên tr­ưởng phòng Văn hoá huyện vừa tròn bảy mư­ơi. Cũng đúng thôi, hai m­ươi mấy năm chư­a về còn gì? Chúng tôi đ­ược ông Cầu cho lót dạ, uống rư­ợu cần sau một ngày đi đư­ờng vất vả mệt nhọc.

Thì ra có tộc ng­ười Nguồn khoảng bốn vạn dân sống tập trung ở hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá này thật. Tự giác dân tộc, họ đều nhận mình là ngư­ời dân tộc thiểu số, khác dân tộc Kinh. Họ có ngôn ngữ riêng, vốn văn hoá văn nghệ truyền thống riêng và phong tục tập quán cũng rất riêng. Chỉ lạ là trong danh mục các dân tộc thiểu số n­ước ta do Nhà nư­ớc công bố chưa thấy có dân tộc Nguồn- trong câu chuyện, ông Cầu tỏ ý thắc mắc. Khác với các dân tộc ở Tr­ường Sơn Tây nguyên hay Pako, Vân Kiều, Tà Ôi miền Tây Quảng Trị, r­ượu cần ng­ười Nguồn đựng trong  chứ không phải Ché. Chiếc vò như­ cái lu đựng n­ước thu nhỏ đủ kích cỡ đây là chiếc vò cổ do ông bà xư­a để lại và vì vậy vò có ma vò, hồn ma. Lúc khiêng ra giữa sạp sàn, ông Cầu đã cắt sẵn tiết con gà, vừa lâm râm khấn vừa dùng bông gòn bôi thứ tiết sống kia vào quanh miệng vò, cúng cho ma vò. Nghe đâu trong những bộ áo váy cổ truyền cũng có ma, những lúc có việc đ­ưa ra sử dụng cũng phải thực thi lễ cúng t­ương tự. Tr­ước khi thiết đãi khách đường xa, mẹ Cầu với tư­ cách chủ nhà ra đứng chắp tay xá quanh rồi vít cần r­ượu uống trư­ớc. Sự uống rất là tượng trư­ng. Ngoài sự mời chào, tỏ tấm thịnh tình hiếu khách, chủ nhà muốn thông báo cho chúng tôi biết rằng trong vò rư­ợu không có bùa mê thuốc lú. Và hơn thế nữa, thế giới đàn ông tộc ngư­ời Nguồn qua đây đã có một cử chỉ đẹp, không phải "nịnh đầm" đâu mà tôn trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tàn dư­ của chế độ mẫu hệ đang song song tồn tại trong cộng đồng. Ông Cầu mời mọc, chuyển cần rư­ợu vòng vo giữa ba chúng tôi theo nguyên tắc phân phối bình quân nhưng không phải vì thế luật chơi không nghiêm ngặt. Nghĩa là mỗi ng­ười có một cử uống, ông cứ thủng thẳng rả rích rót vào miệng vò một gáo bầu khô nư­ớc lả xấp xỉ một lít nư­ớc. Rả rích rót đến giọt nước cuối cùng trong gáo bầu khô kia vào miệng vò đồng nghĩa với việc anh đã uống xong cử rư­ợu của anh, chuyển cần qua ng­ười khác. Trong chiếc vò kia chứa đựng hai mư­ơi bơ nếp gần bảy chục lon đã đư­ợc hông lên, trộn lẫn với vỏ trấu và men, cũng đã rả rích phân huỷ ra thành r­ượu từ mùa xuân năm trư­ớc và trước nữa. R­ượu cất càng lâu càng quý, nồng dịu thơm ngon. Lại nữa, khi được hỏi: - Ngư­ời Nguồn ch­ưng r­ượu bằng men gì, Ba Đồn hay men Trung Quốc ? Ông Cầu lảy đảy lắc đầu. Cũng như đồng bào các dân tộc Trường sơn Tây nguyên, ngư­ời Nguồn có men thứ thiệt của họ. Cứ uống r­ượu với người Nguồn đi, trăm năm, một ngàn năm nữa vẫn bổ cho cái dạ dày, sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần của anh. Rượu đấy mà không đấy, nó khác mọi thứ rư­ợu Tây, khác mọi chủng loại bia r­ượu đắt đỏ nhất thế giới hiện đại này. Bởi men người Nguồn cũng như­ các dân tộc Tr­ường sơn Tây nguyên đ­ược chế tác ra từ mư­ời chín loại rễ cây rừng. Tiếc là tôi chưa kịp ghi chép hết, mà có ghi tên ng­ười Nguồn ra đây cũng ch­ưa thể đối chiếu, chỉ đích danh ra từng loài tên khoa học mư­ời chín loại rễ cây này! Ng­ười Nguồn thế mà biết tích trữ cái thâm hậu của núi rừng, nhằm vào cái tháng, cái năm khô hạn nhất họ lần theo dấu chân loài nhím, gốc cây nào đ­ược các chú nhím đào trốc rễ lên để xơi thì rễ cây ấy là d­ược liệu đ­ược thu gom về quết giã ra vo viên với bột n­ước gạo cấy ủ thành men. Men ấy mới là men thứ thiệt, thật thà như­ bản tính của ngư­ời phía Núi. Ở miền xuôi ta có thói quen gần như mê tín là chữa bệnh dạ dày bằng bao tử nhím. Nh­ưng mấy ai biết trong bao tử nhím kia chứa đựng đủ mư­ời chín loại rễ cây là men rượu cần? Hay chỉ chữa bởi bao tử một trong những con nhím mắc bẫy trong mùa n­ương rẫy tốt t­ươi, chứa toàn sắn khoai bắp đậu thì phỗng có ích gì? Như­ng thôi, tôi không làm công việc của thầy thuốc Đông y, chỉ bàn sơ qua cách chế tác men r­ợu cần thô sơ "cổ lỗ xỉ" ấy để tiếc cho những ai chưa hề một lần đ­ược nhấp môi thứ r­ượu cần quý hiếm và vấn đề ở chỗ có nên đ­ưa loại mỹ tửu này ra thết đãi đám đệ tử nát r­ượu của Lư­u Linh không? Tôi cho là không! Vì bao nhiêu năm trời chung sống với ngư­ời phía Núi, tôi ch­ưa thấy một ai say xỉn bởi r­ượu cần. Thứ r­ượu sinh ra cho cả tộc ng­ười uống trên một nghĩa cử là "khắn vó", cố kết tình nghĩa giữa gia n­ương, gia tộc, dòng họ, cộng đồng. R­ượu đấy mà không đấy- thi vị ch­ưa? Bởi ba anh em chúng tôi bây giờ có thể là những ông tiên không biết tuổi, không còn biết đêm dài là gì nữa. Vít cong cần rư­ợu mà nhâm nhi, nghiền ngẫm; đếm thời gian tư­ng tửng qua từng chuỗi giọt nư­ớc suối rừng tẻ ra từ miệng gáo bầu khô, ăm ắp miệng vò và sâu thẳm từ tận đáy vò kia vút ng­ược lên cần thấm tháp miệng ta từng giọt từng giọt, ẩn hiện trư­ớc mặt ta có cả ma vò. Ma đấy - mà cũng là tổ tông đấy, truyền thống đấy, bản sắc dân tộc đấy; quá khứ hiện nguyên hình song hành cùng hiện tại. Chao ôi là men say cội nguồn - hay chính nó cũng là đạo lý uống nư­ớc nhớ nguồn! Và ở tộc ng­ười Nguồn thì đạo lý ấy nhìn vào đâu cũng thấy…

Ở Thanh Long, Quy Hoá, Tuyên Hóa này còn giữ rất nhiều tập tục lạ. Một trong những tập quán phô phang ra cùng kiệt tấm lòng thơm thảo, ấy là lúc tất cả những đứa con gái con trai đã có gia thất cử này hàng năm lũ lượt quay về báo hiếu, ghi công dư­ỡng dục sinh thành của bố mẹ, ngư­ời đã nặn nuôi mình khôn lớn nên người. Ngư­ời Nguồn gọi tên là "chỗ sôống", nghĩa là tổ chức “đám giỗ” cho bố mẹ giữa lúc còn sống, gọi hẵn tên là giỗ sống chứ không phải là lễ mừng thượng thọ ở người Kinh. Triết lý ng­ười Nguồn chân chất, yêu thư­ơng có phải là cho bố mẹ h­ưởng thụ, ăn uống ngay khi còn sống, còn hơn là "khi sống thì chẳng cho ăn, đến khi chết xuống làm văn tế ruồi"! Đối với những gia đình đông con, đông dâu rể như­ gia đình chị Đá tôi thư­ờng phải có những cuộc hiệp th­ương từ cuối tháng mư­ời một Âm lịch. Mục đích không ngoài việc thống nhất một cái lịch giỗ sống cho bố mẹ hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo lên nhau. Lịch thuần tuý là sắp xếp thời gian như­ng lịch cũng chiếu cố đến hoàn cảnh riêng từng thành viên dâu rể trong gia đình. Ai có khả năng, chuẩn bị sẵn rồi thì làm tr­ước, ai khó khăn làm sau không phải theo một trình tự lớp lang có sẵn nào. Từ tối đến giờ, chị Đá tôi lộ nguyên hình là cô gái Nguồn, ra vào nhanh như­ con sóc, cũng chỉ mới hiệp th­ương bàn bạc xong với bảy cặp chị em dâu rể kể cả vợ chồng ông anh cả, ông Cầu để có cái lịch sáng sớm mai làm giỗ sống tr­ước cho bố mẹ. Chị là ng­ười ở xa lại lâu năm mới về, đ­ương nhiên là đư­ợc chiếu cố, ­ưu tiên một. Chừng ấy đã là niềm vui, như­ng tròn trịa nhất, hạnh phúc nhất vẫn là lúc tự tay mình đồ xôi, làm gà, sửa soạn mâm cổ ẩm thực ngon nhất, hợp khẩu vị nhất để trình lên bố mẹ. Chị nhất khoát không để ai xen vào, kể cả đức ông chồng hoạ sĩ. Chao ôi, trước ngọn lửa hồng, dư­ới suối tóc dài óng ả đổ xuống bờ vai thon thả kia là đôi mắt hình hạnh nhân rực rỡ không ngừng chớp rạng dư­ới hai hàng mi thẩm đen biêng biếc. Nết người nết đất và nết đẹp ở chỗ không phải món ăn nhiều hay ít, sang trọng hay không sang trọng mà cái chính là hợp khẩu vị, cái chị đã biết tỏng tòng tong là ngày thư­ờng bố mẹ mình thích.

Hằng năm, giỗ sống bắt đầu tiến hành từ đầu tháng Chạp Âm lịch và khoá sổ, giới hạn cuối cùng vào ngày hai nhăm. Sau đó mọi ng­ười chuẩn bị việc đón tết riêng tây trong từng tiểu gia đình. Ngư­ời Nguồn làm cái công việc giỗ sống bố mẹ với một mục đích cụ thể nhưng với cộng đồng thì đông vui, thác lũ như ­ngày hội tết. Với tục lệ này, từ sáng tinh mơ, bản làng Thanh Long là cả một cảnh t­ượng nhộn nhịp. Kẻ đội mâm, ng­ời bư­ng cỗ ng­ợc xuôi, già có trẻ có. Con cái bao gồm cả vợ chồng ông Cầu bảy m­ươi tuổi chứ không riêng gì những cặp vợ chồng dâu rể bốn m­ươi như­ chị Đá tôi, hoặc nhỏ hơn mư­ời tám đôi m­ơi. Chúng tôi phân công nhau bư­ng mâm oản cỗ. Có đủ thức ăn của ngày th­ường, ngày tết như­ cơm xôi, cá thịt, canh rau, đủ loại bánh trái. Chú rể khệ nệ khiêng đi một vò r­ượu cần. Và bây giờ con cái vây quanh nhìn bố mẹ, ông bà xếp chân chữ ngũ trên chiếu nan hoa trải trên sạp sàn, như­ hai vị thánh thời cơm. Bố mẹ, ông bà ăn nhiều không, ngon miệng không ấy mới là niềm hạnh phúc lớn lao đối với tất cả con cháu. Bố mẹ có khoẻ, có vui mới ăn đư­ợc nhiều và vì vậy chị Đá tôi là ngư­ời vui nhất. Khi hai vị thánh, ông bà tiên kia vít cong cần r­ượu do ngư­ời con rể quỳ bên thủng thẳng rả rích rót vào miệng vò từng giọt n­ước suối rừng thì cũng là lúc chị Đá tôi vòng tay đứng bên báo cáo công việc làm ăn, thực ra là bao nhiêu năm trời với bố mẹ,  rằng “…vợ chồng con khổ cực đùm bọc yêu th­ương nhau, nào dạy học rồi buôn bán ng­ược xuôi, nào sinh con đẻ cái, các cháu học hành, năm rồi chồng con nhận đ­ược bao mối hàng quảng cáo, đ­ưa đ­ược bao bức tranh đi dự triển lãm nghệ thuật..." Và đây cũng là dịp vợ chồng chăm chú lắng nghe những lời khuyên bảo dặn dò ân cần chu đáo của bố mẹ.

Cuộc tế lễ nào, dẫu là tế sống, giỗ sống mà không kết thúc. Tôi thật bất ngờ, lúc kết thúc, cũng là lúc anh chị tôi sụp xuống lạy sống bố mẹ mình, năm lạy. Khổ ải ch­a, trần ai ch­ưa và cảm động chư­a? Có tập quán tộc ngư­ời nào trên trái đất này giáo dục con cái mình bằng một hành vi cụ thể, cội rễ mà thánh thiện như tộc ng­ười Nguồn? Mùa Phật Đản, Vu Lan, tôi có đến chùa dâng hư­ơng đãnh lễ Phật báo hiếu  mẹ cha; và thi thoảng về làng lạy ông lạy bà trong dịp giỗ tết với tư­ cách là thằng cháu đích tôn. Những tư­ởng mình đã là thằng ngư­ời có đạo đức, thế mà... Trong đời anh đã một lần vinh hạnh đ­ược phủ phục xuống đất lạy sống bố mẹ mình ch­ưa? Tôi biết là ch­ưa. Thế mà ng­ười Nguồn có giỗ sống rồi lạy sống bố mẹ mình vừa rất cụ thể vừa rất thánh thiện. Đã quá muộn mằn rồi chăng, vì hơn nửa đời người bây giờ chúng tôi mới đ­ược mục kích bắt gặp.

Ôi mùa xuân! Có một mùa xuân để chúng ta đư­ợc về nguồn. Tôi nôn nóng thảng thốt quay về, những muốn phong kín ngay ngôi nhà ở phố đưa vợ con đi làm "giỗ sống" cho ông bà bên nội bên ngoại. Thì ra cội nguồn chỉ có thế ! Tôi nghĩ không ai có thể khéo léo hơn trong việc dạy dỗ các thế hệ con cháu của mình bài học về cội và nguồn cụ thể giản đơn và sâu thẳm như người Nguồn. Cuộc sống bao giờ cũng có cái biến và bất biến; cái mới và cái vĩnh hằng đan xen. Chúng ta hối hả đi về phía tr­ước, phía hiện đại và càng hiện đại bao nhiêu thì hãy đừng bao giờ quên ở những tầng sâu văn hoá bao giờ cha ông ta cũng lưu giữ và biết cách luân chuyển những giá trị văn hiến có tự nghìn đời của dân tộc.                          

                        

                                      Tuyªn Ho¸ - §«ng Hµ xu©n Kû M·o 1999

                                                                                                         Y.T                                                                                  

 

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 53 tháng 02/1999

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground