Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Miền biên viễn chan hòa ánh sáng

G

iữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, có những sư đoàn chủ lực chốt giữ trên những địa bạn trọng yếu để làm nhiệm vụ… xây dựng kinh tế! Thực ra là nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng – an ninh. Đoàn 37 ở huyện biên giới Hướng Hóa – Quảng Trị là một đơn vị như thế. Ký sự này khắc họa đôi nét khía cạnh khác của hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – người lính thời bình làm kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng biên giới hòa bình và phát triển trong thời đại hội nhập. Và những câu chuyện đời thường về con người, mảnh đất Trường Sơn huyền thoại…

I. Khi con đường Hồ Chí Minh CNH, HĐH mới đang được triển khai, mùa mưa, việc cơ động từ thị trấn Khe Sanh – Hướng Hóa vào đến trung tâm xã Hướng Phùng làm một điều như không tưởng… Chưa nói đến việc phải vượt qua đỉnh Mù Sương, bản Chênh Vênh để vào tận nơi các đội công tác của Đoàn B37 đang bám trụ để làm nhiệm vụ, thì càng khó khăn gian nan gấp nhiều lần. Hôm đó, chúng tôi được Phòng Chính trị Đoàn B37 ưu tiên bố trí một chiếc xe u oát chở nhóm làm phim với lềnh kềnh máy móc tiến vào Tà Rùng. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy các cán bộ đi cùng lúi húi chuẩn bị giày dép, ủng, ba lô, áo mưa cho cả nhóm. Thắc mắc, đã ngồi ô tô rồi còn chuẩn bị áo mưa để làm gì? Các anh mỉm cười: Đề phòng xe nằm lại giữa đường thì cắt rường cuốc bộ mà đi… Quả thật sau này đún như vậy. Chiếc xe đã chiến gài hai cầu, ì ạch bò tiến lên từng mét, một ngày hành quân không vượt được quãng đường ba mươi km. Bánh xe quay tròn quá nhiều trong bùn đất, 6 cái bu loong bị lỏng ra, đến lúc văng cả bánh sau ra ngoài mà không ai biết. Thấy bỗng dưng có cái bánh ô tô phóng rần rật xuống dốc, anh em ngồi phía sau hét lên, đồng chi lái xe cứ tưởng chuyện đùa, nhân ga phóng tiếp… May mà không xảy ra tai nạn. Đó là tuyến đường chính ô tô còn nhích dần từng mét được, còn đường rẽ vào từng bôn bản, chỉ còn cách duy nhất là cuốc bộ, trèo đèo lội suối…

Giờ đây, những ngày tháng tư năm 2007, dẫu đường đi co hơi gập ghềnh, dốc núi có hơi cao nhưng xe ô tô của chúng tôi đã tiến vào tận các bản làng heo hút nhất, sá được biên giới Việt – Lào. Hoặc khi chúng ta phóng xe trên tuyến đường Hướng Phùng – Hướng Sơn rải nhựa với tốc độ đến 50 – 60km/giờ, do Đoàn kinh tế - quốc phòng B37 và Phòng kinh tế Quân khu đảm nhiệm khảo sát, lập luận chứng kinh tế khai thác nguồn vốn đầu tư, mới thấu hiểu sự cần thiết về hiện năng của một con đường đối với đồng bào nơi này.

Có đường là có điện. Bản Ma Lai đã có diện lưới quốc gia chạy về tận từng nếp nhà sàn; bnar Tân Pun cột bê tông đã dựng, chỉ một thời gian rất ngắn nữ thôi, và cũng có thể khi bài báo này lên khuôn thì ba chục hộ làng mới thanh niên lập nghiệp Tân Pun đã tươi rói trong ánh sáng điện thế 220 vôn chan hòa. Và đối với đại tá Trần Hữu Đức – Phó đoàn trưởng Đoàn B37, thì niềm vui đó càng nhân thêm nhiều lần, bởi dự định ấp ủ của anh trong nhiều năm nay đã hoàn thành. Đại tá Trần Hữu Đức nguyên là Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Hướng Hóa, cấp trên cần một cán bộ chỉ huy của Đoàn thông thuộc địa hình, hiểu rõ địa bàn nên đã điều động anh chuyển đến đơn vị mới. Đã từ lâu anh đã “nhắm” vùng đất bằng phẳng, tươi tốt bên con suối Cà Rồng sát biên giới này để xây dựng một thôn, bản mới, thực hiện thí điểm chủ trương di giãn dân, hình thành vành đai hành lang biên giới nằm trong thế trận của khu vực phòng thủ… Công việc bắt đầu là khảo sát, lật đề án trình lên các cấp chức năng thẩm định, ra quyết định… Rồi đến việc tuyên truyền, vận động nhân dân… Thực ra trước đây, cũng có một số hộ dân miền xuôi đã tự di chuyển đến nơi đây với mong muốn lập nghiệp. Song do quá xa đường, địa hình chia cắt, nguồn nước hiếm nên cuối cùng họ đã rời bỏ về xuôi hết… Bây giờ, với chủ trương của Đoàn là “Có đường – có điện – có bản, có dân”, cán bộ, chiễn sĩ toàn đơn vị được huy động, mọi năng lực thi công công trinh được khai thác để mở một con đường hơn 2km dẫn vào bản mới… Rồi, đập dâng vững chãi Hướng Độ 2 với số vốn đầu tư 3,9 tỷ đồng cũng cừa dduwocwj bàn giao đúng vào ngày chúng tôi đến đây, bảo đảm cung cấp nước sản xuất cho hai mươi ha lúa nước, ba mươi ha đồng màu… Cũng tại vị trí này, Đội sản xuất 6 của Đoàn đã bám trụ, tổ chức sản xuất, bảo vệ khoanh nuôi rừng suối mây năm nay – Đo là một minh chứng sống động nhất thuyết phục 30 hộ dân nhất trí cao di dời lên lập nghiệp theo lời bộ đội B37… Hàng trăm ha cà phê tuôi tốt, mỗi năm chu thu nhập 40 triệu đồng/ 1 ha. Đời sống nâng cao, lại có thêm nhiều hộ dân khác cũng tự nguyện theo về lập nghiệp. Một vùng biên giới hòa bình, giàu mạnh và phát triển đã thực sự khởi sắc.

Đại tá Trương Quang Thành – Đoàn trưởng cho chúng tôi biết: Trước năm 2004, khi chưa có đường điện đến xã Hướng Phùng, chưa có bất cứ kênh thông tin liên lạc nào, Đoàn đã đề nghị Bộ Quốc phòng xây dựng các đường điện, các trạm hạ thế đễ dẫn điện vào vùng sâu, về đợn vị 52, Trạm xá quân dân y và các phân đội; đầu tư 1,2 tỷ đồng xây dựng tuyến cáp quang từ Khe Sanh vào Hướng Phùng – giải quyết triệt để vấn đề chưa cắt về thông tin liên lạc. Cùng với sự đẩy nhanh tiến độ các dự án khác, có đường, có điện, có thông tin, những làng bản dù ở nơi xa xôi nhất không còn biệt lập, không còn dễ dàng bị chia cắt nhất là trong mùa mưa lũ, mà có thể hình thành các tuyến nối kết liên tục về địa lý, kinh tế - văn hóa – xã hội và quốc phòng – an ninh. Sự giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội đã bắt đầu khởi sắc, nhọn nhịp đặt ra vấn đề giữ vững quốc phòng – an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cần phải được nâng lên một chất lượng mới. Đảng ủy, chỉ huy Đoàn đã tổ chức hội nghị liên tịch, giúp địa phương tổ chức lại sản xuất, xây dựng các làng bản dọc biên giới, ổn định dân cư, từ đó thống nhất kế hoạch, biện pháp thực hiện công tác di dân…

Vậy là, cán bộ, chiến sỹ B37 lại ba lô, dạo rựa lên đường tìm đất lập bản mứi cho bà con. Đường hành quân tìm bản mới lần này gian nan gấp nhiều lần. Đại tá Trần Hữu Đức kể, nếu chỉ căn cứ vào bản đồ quân sự thôi thì chưa đủ, mà phải căn cứ vào thông tin do nhân dân cung cấp, căn cứ vào  thực địa và kinh nghiệp bao nhiêu năm luồn rừng của người chiến sỹ. Nhiều vùng đất đẹp thuận lợi cho việc lập bản mới đã được anh và đội công tác của Đoàn tìm ra sau những chuyến hành quân khảo sát như vậy. Xin nếu một số liệu trong bàn báo cáo của Đoàn: Năm 2003, tổng số hộ được đơn vị tổ chức giúp đỡ di dân – sáu mươi chín hộ - 259 người – Tổng số tiền hỗ trợ - 186.300.000 đồng; năm 2004: một trăm bốn mươi lăm hộ - hơn hải tỷ đồng; năm 2005: một trăm năm mươi chín hộ v.v…

Đến bản mới, biết đồng bào còn bỡ ngỡ, chưa quen nhà, quen rừng, quen suối, bộ đội b37 lại hướng dẫn bà con cách thức làm ăn, thực hiện các chường trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm; tổ chức cho bà con tham gia trồng, bảo vệ rừng. Rồi thành lập các đơn vị dân quân vùng biên ải, tổ chức huấn luyện, tuần tra, canh gác… Một cuộc sống mới, đã bắt đầu…

“Làng thanh niên lập nghiệp Tân Pun”, “Pun” – nghĩa là gì hở Già làng? Già làng Hồ Văn Than ở bản Ma Lai ngẫm nghĩ một lúc lâu, rồi nói chậm rãi: “Tiếng này cổ lắm, từ lâu rồi người Vân Kiều ta không dùng nữa.” Chỗ đó, ta nghe kể xưa lắm rồi có bản Pun. Pun, là một ngày hội của dân bản, như cái Tết của người Kinh đó…. À phải rồi, Tân Pun nghĩ nôm na là ngày hội mới, niềm vui mới… Cái tên mộc mạc mà thật là ý nghĩa…

II. Sở chỉ huy Đoàn bộ B37 đóng ở giữa một địa điểm mà trên bản đồ của người Pháp để lại, ghi là “Hang Gió”. Quả thật là nơi đây quá nhiều gió! Một cơn gió ở đây, nó quần đi quần lại đến mấy lần vì bốn bề đồi núi giăng thành. Trong doanh trại sở chỉ huy, chỉ cách nhau mấy chục mét nhưng ở phía này thì cây cối tương tốt, xanh rơn, còn phía kia thì cằn cỗi xác xơ. Vì gió cả đấy, ở đâu nhà cửa công trình che đỡ bớt gió, cây cối còn mong tồn tại… Đại tác Nguyễn Xuân Bình – Bí thư đảng ủy, Chính ủy Đoàn vừa khép bớt cánh cửa căn phòng làm việc nhỏ, chật, vừa nói với chúng tôi rằng, cây cối thì còn có thể tìm nơi khuất gió để mà trồng, còn với người lính B37 – họ phải trần thân ra chống chọi với gió – cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Anh nói, ví như, ở trong bản xa kia đồng bao có mấy hộ chưa thông chủ trương của trên di dời về bản tái định cư công trình thủy điện Rào Quán; hay ở xã Hướng Linh, thỉnh thoảng cũng có vấn đề về việc kẻ xấu tổ chức truyền đạo trái phép, thì cán bộ B37 dù mưa gió vùng cao khắc nghiệt đến mấy, cũng xắn quân lội suối đến từng nhà, gặp từng người dân tâm tình trò chuyện, làm công tác dân vận. Phải nói bằng thứ tiếng của dân, uống với dân bản bát rượu làm từ men lá rừng, lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu, dân tin. Và không lời nói nào thuyết phục hơn là những việc làm cụ thể. Người lính B37 không chỉ làm cho dân mà còn mang đến việc làm cho dân làm, vận động nhân dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, để có thu nhập trang trải cuộc sống vốn còn nhiều khó khắn. Nói như câu thành ngữ: “cho cần câu cá chứ không cho cá”…

Một buổi họp dân ở bản Mãi Lại – xã Hướng Phùng mà chúng tôi và đại tá Trần Hữu Đức cùng các cán bộ đơn vị nông lầm 52, vì lí do khách quan đã… đến muốn. Dân bản đã tề tựu đông đủ, can rượu trắng đã vơi nhiều, đại tá Trần Hữu Đức  Phó Đoàn trưởng bước vào, ngồi xuống bên cạnh Già làng, nâng chén rượu: “Hôm nay theo lời hẹn nhưng Đức và các anh em đến muộn do xe bị hỏng dọc đường. Đức có lỗi, Đức xin chịu uống phạt ba chén…” Khuôn mặt Già làng rạng rỡ: “Bộ đội Đức nói phải lắm, làm cũng phải lắm, dân bản miềng (mình) không trách bộ đội mà chỉ mong bộ đội như mong nhanh đến mùa gặt thôi…”. Và thế là tiếng cười tràn ngập căn nhà sàn, rung lên trong đêm lạnh miền sơn cước. Buổi họp với dân bản bàn về việc triển khai một số chương trình khuyến nông, khuyến lâm; cũng là một buổi giao ban với cán bộ thôn, bàn về tình hình mọi mặt xảy ra trên địa bàn trong thời giàn gần đay. Câu chuyện của bộ đội đối với dân bản Mã Lai lại trở về với đề tài di dân, lập bản mới. Thực ra, đôi với người Vân Kiều, Tà Ôi, Pa Kô trên dãy Trường Sơn, chuyện “du canh, du cư” , di dời làng bản không còn gì lạ. Nhưng bây giờ, cần phải di dời theo quy hoạch chung, vừa bảo đảm ổn định nhanh đời sống nhân dân, vừa bảo đảm thế bố trí quốc phòng – an ninh. Mà điều đó, đối với người dân chất phác, lam lũ nơi đây, không phải một sớm một chiều là hiểu rõ ngày được.

Trong sổ tay công tác của đại tá Trần Hưu Đức, chúng tôi đọc thấy nhưng thông tin: Đoàn đã phối hợp với các cơ quan chức năng từ Quân khu đến tỉnh, huyện và năm xã khu vực dự án tổ chức khảo sát, quy hoạch, sắp xếp, bố trí tám khu vực dân cư: Ở Tà Puồng – Hướng Việt, cách đường 12B khoảng hai đến bốn km, dự kiến bố trí hai mươi hộ, trong đó có mười hộ di dân nội vùng, có thể phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Ở khu vực dọc đường Cha Lỳ đi Cuôi, Hướng Lập – diện tích khoảng 500ha, dự kiến bố trí 250 hộ, phải làm một con đường 16km + đường điện. Ở khu vuecj bản Chênh Vênh cũ, có hai mươi ha đất, dự kiến bố trí mười hộ dân, phải làm 1,5 km đường và một cầu dài 30 mét cộng đường điện v.v…

Ở một bản nhỏ chỉ có 10 hộ dân, khoảng 50 nhân khẩu thôi nhưng phải đầu tư xây dựng một cơ sở vật chất không nhỏ, rõ ràng, đây không phải là phép tính của kinh tế thị trường. Đó là sự đầu tư vì một lợi ích khác, lâu dài và bền vững hơn, và với một ý nghĩa nhân văn khác. Cũng đã có kẻ xấu tuyên truyền sai lệch chủ trương trên, vu lên rằng bộ đội B37 chuyển dân đi để chiếm đất của dân, đưa dân đến nơi xa xôi hẻo lánh để đày ải… Song thực tế ở những bản mới như bản Tân Pun (Hướng Phùng), Hoong, Coóc (xã Hướng Linh), Xa Rỳ (Hướng Lập) v.v… đã chứng mình điều ngược lại. Mỗi hộ di dân được cấp nhà xây dựng theo mẫu thiết kế của Sở xây dựng Quảng Trị, trị giá 12 Triệu đồng/ nhà (giá năm 2005). Khu vực nào không thể thiết kế được hệ thống nước tự chảy thì tiến hành đào giếng – nơi nào không thể đào giếng thì mua sắm bồn chưa nước loại 1000 lít cùng hệ thống hứng nước mưa cấp cho từng hộ dân… Về lương thực, các hộ dân được cấp tiền mặt theo từng quý tính theo tiêu chuẩn 15kg gạo/ người/ tháng, cấp đủ mười hai tháng trong năm… Sự thật là bà con dân bản được chuyển đến bản mới đều có cơ hội phát triển kinh tế vườn đồi; có điện, có đường, gần trường học, bệnh xa. Nhiều hộ dân làm ăn có của ăn của để, nuôi con cái ra trọ học ở ngoài thị trấn Khe Sanh…

Đối với các hộ di dân nội vùng, cần ổn định dân cư thì được cấp kinh phí hỗ trợ theo nhu cầu thực tế, bằng các vật liệu xây dựng như tấm lợp mái, tấm thưng tường, cột bê tông v.v… Cán bộ, chiến sỹ đơn vị còn giúp nhân dân công lao động di chuyển, dựng nhà, sửa sang vườn tược… Ngoài ra, đơn vị còn vận dụng nguồn vốn, vật tư, cây, con giống trong các dự án khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ thêm cho các khu dân cư mới hình thành…

Đại tá Nguyễn Xuân Bình cho biết, trong 7 năm 2000 – 2007, với số vốn 34,7 tỷ đồng, dự án di giãn dân đã góp phần làm thay đổi diện mạo mới ở địa phương: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, tỷ lệ học sinh đến trường tăng, mặt bằng dân trí có tiến bộ, đời sống tinh thần, tập tục sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng thay đổi theo hướng tích cực… Hệ thống chính trị, thế trạn lòng dân được cũng cố, chất lượng nền quốc phòng toàn dân được nâng lên…

Vậy, còn những gì tồn tại cần giải quyết trong thực hiện dự án này? – Chung tôi đặt câu hỏi với đại tá Trương Quang Thành – Đoàn trưởng. “Những điều làm chúng tôi băn khoăn, áy náy, và đã báo cáo, đề nghị phương hướng giải quyết lên trên, ví như theo tính toán, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một hộ di dân đến định cư, tối thiểu phải có 250 – 270 triệu đồng. Song, đã qua bảy năm thực hiện dự án, đơn vị mới thực hiện được 23,7% tổng mức đầu tư. Trong ba năm gần đây, đơn vị đã đón nhận đỡ đầu 378 hộ vào vùng dự án, hình thành thêm một số bản mới, tuy đã ổn định nơi ăn chốn o ở, song nhu cầu về bảo đảm cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Nếu không có biện pháp triểu khai ngay, thì việc số hộ dân mới đến sẽ bỏ làng mới quay về làng cũ là điều dễ xảy ra. Đã có một số hộ ở Xa Rỳ bỏ về làng cũ ở. Chúng tôi đến tìm hiểu, động viên thì bà con nói, khi nào cơ sở hạ tầng bảo đảm sẽ quay trở lại…”.

Anh Thành ạ, vấn đề dù khó khăn phức tạp đến mấy, nhưng một khi đã lấy lợi ích của nhân dân làm gốc, lấy cái đại cục làm cơ sở, thì tất cả rồi sẽ được giải quyết thuận lòng dân, ý Đảng… Việc đó không còn quá xa đâu…

III. Trong chuyến công tác dài ngày này có những buổi chiều chúng tôi được ngao du trên chính đỉnh Trường Sơn, thấy lòng mình đang dâng lên niềm hạnh phúc! Nắng bên kia biên giới vàng rực, Rừng đại ngàn xanh thẩm… Và những triền đồi cỏ lau trắng xóa, cảnh vật nguyên sơ, hoang dã. Tiếng chim xôn xao. Tiếng con mang tác lên một âm thanh cô độc, vọng vào vách núi. Trong tim bỗng dậy lên lòng thương cây nhớ cội, hoài niệm ngàn năm về trước tổ tiên mình đã bước chân đến nơi này. Thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã ruổi ngựa đến tận miền cực Nam để vể vào trong tấm lụa điều bực họa đồ Tổ quốc. Người ngồi dưới những gốc lim, trắc đại thụ, uống dòng nước mát ngọt củ vùng đất Ô, Lý hiểm trở, gian nan mà thuần hậu. Người cho chôn lại trên đỉnh Trường Sơn tảng đá làm dấu mốc ghi nhận máu xương và ước vọng của một dân tộc “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, xxaay dựng và gìn giữ một biên giới thái bình…

Niềm hạnh phúc đó của chúng tôi đạt được chính là nhờ bây giờ đã có những con đường như tuyến đường Hồ Chí Minh CNH, HĐH, đường truần tra biên phòng, đường dự án 135, đường kinh tế kết hợp quốc phòng, nhiều đoạn đã vắt ngang qua đỉnh núi… Chúng tôi xuống xe, vốc lên một nắm đất Trường Sơn. Đất đỏ tươi màu máu! Loại đất đỏ ba- zan này rất thích hợp với các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê… Đất Trường Sơn mênh mông vạn dặm, chỉ sợ sức người không đủ để canh tác, gieo trồng. Bỗng thấy chật hẹp vô cùng những thành phố chen chúc nhà cửa bê tông cốt thép. Thấy lòng mình bỗng nhiên rộng mở khoáng đạt, dâng tràn yêu thương…

Ông Nguyễn Quân Chính – Chủ tịch UBDN huyện Hướng Hóa cho chúng tôi iết, năm 2007, tốc độ tăng trưởng ngành nông – lâm nghiệp của huyện đạt 13,6% bằng 221,9 tỉ đồng. Cây cà phê hiện đang là cây trồng chủ lực, tổng sản lượng cà phê năm 2007 đạt trên 40 ngàn tấn/ 3.258 ha, doanh thu 156 tỷ đồng… Hướng phát triển kinh tế nông – lầm của huyện nói chung là khu dự án KT – QP Khe Sanh nói riêng là đầy đủ kinh tế trang trại, vườn đồi, nhân rộng các mô hình VAC, VACR. Nhiều địa phương và gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng, trồng các loại cây khác như bòi lời, sao đen, trầm gió. Tuy vậy, tập quán đốt rừng làm nường rẫy vẫn còn tồn tại, chưa chấm dứt triệt để… Cây dong riềng do bộ đội B37 vận động nhân dân trồng thí điểm, nay đã trở thành “cây xóa đói giảm nghèo”. Huyện đánh giá cao hiệu quả của việc thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, đặc biệt là bệnh xá quân dân y Đoàn B37, trong thời gian qua đã khám, cấp phát thuốc, cấp cứu và điều trị nội trú cho gần ba vạn người. Bệnh xá còn nhận và điều trị bảo hiểm y tế cho 672 người có thẻ và 1.200 hộ nghèo (khoảng 6000 người)…

Hôm chúng tôi đến thăm Hội sản xuất 8 – đơn vị nông lâm 52, thấy xung doanh trại của cá nhà có nhiều cây mít to đến hàng chục tuổi, và dấu vết nương rẫy của bà con vẫn còn… Chúng tôi hỏi, hình như trương đây nơi này đã có người ở? Trung tác Nguyễn Việt Phương – Đội trưởng thừa nhận: “Đúng vậy, nơi đây vốn và một bản làng sung túc, nhưng bà con đã bỏ đi từ rất lâu rồi, khoảng hai chục năm trước, sau một trận đại dịch sốt rét làm chết rất nhiều người. Dân bản cho rằng nơi này có “ma rừng”, núi thiêng, khi độc, không ở được”. Vậy tại sao các anh lại đóng quân ở đây? Trung tá Phương trả lời nhẹ nhàng: “Chúng tôi làm nhiệm vụ…”. Nói rồi, anh nhỏm dậy đi giém màn cho một đội viên nằm trùm chăn sốt run cầm cập trong căn phòng tạm, gió lùa bốn bên… Nói là Đội, thực ra cũng chỉ có năm đồng chí, một người vừa về xuôi đi học, hai đội viên vào rừng tuần tra, còn lại anh và một bệnh nhân… “Chuyện sốt rét với chúng tôi không còn là chuyện lạ…”.

Nhóm phóng viên chúng tôi, không ai bảo ai cùng dừng bút trên cuốn sổ công tác giấy trắng đã nhuốm màu đất đỏ Trường Sơn. Chúng tôi lắng nghe tiếng thở khò khè, giật cục của đồng chi đội viên vọng ra từ trong phòng. Chúng tôi nhìn vào từng trang giấy dày đặc những con chữ viết vội, chứa đựng bao nhiêu thông tin và số liệu. Và chúng tôi hiểu, sẽ không một bài ghi chép, phóng sự nào có thể chuyển tải đến bạn đọc tất cả những gì đang diễn ra với con người và mảnh đất Trường Sơn hùng vĩ, can trường nơi đây… Cái bản Vân Kiều ngày xưa ấy, giò họ đã dừng lại nơi nào trên dãi Trường Sơn? Già làng của bản có biết tại cái nơi rừng thiên mước độc đã cướp đi hai phần ba dân số của bản đó, bây giờ là một đơn vị quân đội đóng quân. Chỉ có năm người, không một ai thoát được căn bệnh “do ma rừng bắt” – như lời của dân bản. Và họ, những người lính trồng rừng, những người đi tìm bản mới cho bà con, trong khi chính họ lại bám trụ ở cái mảnh đất đầy nguy hiểm và bí ẩn đó…

Trên những nẻo đường Trường Sơn chúng tôi qua, đôi khi lại gặp những đám cưới mà cô dâu hoặc là chú rể là người bên kia biên giới. Chúng tôi cũng bắt gặp trên các con đường tiểu mạnh người dân hai bên biên giới thỉnh thoảng qua lại, giao lưu, thăm hỏi. Năm 1978, sau hiệp định mới về biên giới Việt – Lào, đường biên mới được hoạch định lại, có những bản làng trước kia thuộc bên này thì nay thuộc về bên kia, và ngược lại. Nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ và tình cảm của bà con Vân Kiều thì không hề có một đường biên giới nào… bên ni bên nớ đều chung tiếng nói, chung phong tục tập quán. Cô gái Hồ Thị Giát 17 tuổi xinh đẹp ở bản Mã Lai  vẫn không giấu được vẻ e thẹn khi các anh bộ đội B37 trêu đùa:  Tối hôm trước có anh chàng ở bên nước bạn Lào sang chơi, tán tỉnh! Và trong các trường tiểu học, trung học phổ thông ở các xã Hướng Lập, Hướng Phùng dọc biên giới có rất nhiều em nhỏ “lưu học sinh” là công dân nước bạn Lào sang theo học. Vì điều kiện kinh tế, điều kiện học hành còn khó khăn hơn nên các cháu được ba mẹ gửi sang ở với người bà con bên này để “mở mang cái đầu, tích lũy tri thức mà sau này phụ vụ cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, xây dựng biên giới hữu nghị, hòa bình”. Vấn đề này vẫn chưa có một chế tài quy định của cấp thẩm quyền nào. Nhưng cuộc sống luôn có những lý lẽ riêng và hợp lý của nó. Dù là Việt Nam hay Lào thì cũng đều là mảnh đất quê cha đất tổ của các em – các em không thể bị mù chữ, các em phải được học hành, đào tạo thành những công dân có ý thực và trách nhiệm – các thầy cô giáo, đào tạo  thành những công dân có ý thực và trách nhiệm – các thầy cô giáo và cán bộ chính quyền địa phương đều cùng chung nhận thức như vậy nên đã hết lòng quan tâm chăm sóc các trường hợp “học sinh đặc biệt” này...

Ngày cuối cùng ở Trường Sơn, chúng tôi đến thăm các bạn trí thức trẻ tình nguyện của Đoàn B37 đang “chốt” tại xã Hướng Linh. Các cử nhân Trần Đăng Phương – Đội trưởng, Hồ Thị Vân – đội viên, người Vân Kiều, Nguyễn Văn Việt, Trần Thị  Thúy, Lê Anh Chi, Hoàng Thị Hồng v.v... – tất cả đều quê ở miền xuôi Quảng Trị, tình nguyện lên với Trường Sơn từ tháng 6/ 2006. Chúng tôi cùng các chàng trai, cô gái trẻ hành quân vào bản Hoong Coóc  mới, nơi có mười sáu hộ dân vừa chuyển đến, để hướng dẫn bà con trồng cây ăn quả. Màu quân phục của bộ đội B37 hòa cùng màu áo xanh tình nguyện sáng lên giữa bản làng mới mở...

Trường Sơn hùng vĩ! Đất Trường Sơn thắm đượm niềm nhân nghĩa tích tụ từ ngàn năm, tích tụ từ hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc giành độc lập tự do trong thế kỷ XX. Người Trường Sơn can trường và dũng cảm, bế sống và biết hi sinh. Cảm nhận đó của chúng tôi càng rõ rệt hơn khi được mục kích những khu bản mới tái định cư hoành tráng và đẹp đẽ giữa núi rừng. Hàng trăm căn nhà sản mái tôn xanh cao vút, tường ve vàng nhạt, cầu thang xinh xắn. Giống như một đo thị mới mà nhà văn Jorge Amado đã miêu tả trong cuốn sách “Miền đất quả vàng”. Hay khi chúng tôi đi qua đập chính công trình thủy điện Rào Quán đang được gấp rút hoàn thành, các cửa cống đã được đóng lại, bắt đàu tích nước trong mùa mưa năm nay để chuẩn bị phát điện... Mặt hồ lênh láng dòng nước Trường Sơn. Năm trước, trong khi giải tỏa mặt bằng, ở dưới lòng hồ kia đã tìm thấy hàng trăm hài cốt liệt sỹ. Họ đã sống và hi sinh, và cho du khi nằm xuống không hề biết rằng mảnh đất này rồi sẽ trở thành lòng hồ thủy điện, họ vẫn tin là sẽ có một ngày Trường Sơn không con bom đạn, chỉ có niềm hân hoan của một ngày mới miền biên viễn chan hòa ánh sáng!

T.H

 

Trần Hoài
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 165 tháng 06/2008

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

2 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

2 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

2 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

2 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground