T |
ôi may mắn được đọc tập thơ Tiền Ta ngay từ lúc còn là bản thảo.
Tuy vậy, nhiều bài trong tập cũng gặp gỡ bạn đọc từ trước, trên báo, trên sách. Quả là ngành Ngân hàng có nhiều cây bút thơ và có nhiều thơ hay. Một số tác giả đã từng được giải thưởng lớn về văn học và hai tác giả trong số đó là Nguyễn Ngọc Oánh và Yên Đức đã trở thành hội viên chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam.
Bốn mươi lăm năm là chặng đường dài. Mấy chục bài thơ trong tập này có lẽ chỉ là những sản phẩm tinh thần tượng trưng, chứ số tác giả và tác phẩm hẳn phải nhiều hơn. Dăm năm nữa khi tròn nửa thế kỷ của Ngành, nếu tập thơ này được tái bản, hẳn sẽ được bổ sung đầy đủ hơn. Tuy vậy, chỉ với vài chục tác giả, tập thơ cũng đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh đầy sinh động về ngành, về nghề. Tôi cứ suy nghĩ mãi là hai chữ Ngân hàng nghe khô khan mà làm sao lại gây thắc thỏm trăn trở đến thế với bao trái tim người. Thì cũng phải thôi, tiền cũng tức là đời. Bởi tiền là nơi ngưng đọng các giá trị lao động. Bởi tiền gắn liền với tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Tiền gắn liền với số phận cá nhân và số phận của cả cộng đồng. Tiền gắn với sự hưng phế của nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác. Đã có nhiều nhân vật văn hóa vĩ đại nói về thế lực đồng tiền, trong đó có Nguyễn Du. Tiền là khóc và tiền cũng là cười. Nhưng quá khứ khi nói đến tiền, thường khi chỉ nhấn tới cái ác, nhấn tới các cạm bẫy, đến các oan khuất và những bóng tối phảng phất đâu đó xung quanh đồng tiền. Nhưng đây là đồng tiền nói chung không phải là đồng tiền mà chúng ta, những người của một chế độ mới, đánh cuộc bằng chính máu của mình để đảm bảo, mong muốn. Cái quý giá nhất của Ngân hàng Việt
Nhớ xuân Mậu Thân, tôi nhớ lại đoạn đường
Tiễn anh vào B, chín năm dài đằng đẵng
Chiếc ba lô anh mang, níu đôi vai trĩu nặng
Anh tạm biệt gia đình, lưu luyến ngắm quê hương
(Viếng bạn - Lê Trạch Huyến)
Chữ anh trong tập thơ ấy có khác gì chữ lính. Đây nữa, chỉ một cây dừa thôi bên nhà cũ Ngân hàng Quảng Bình:
Một cây dừa trải mấy mươi năm
Một ngân hàng hai tầng chiến lũy
Viết dạn dày, sức bền thế kỷ
Ôi cành dừa hát mãi với thời gian
(Cây dừa bên nhà ngân hàng cũ - Nguyễn Văn Hiệp)
Hai đoạn trích trên đều nói về thời chống Mỹ. Xa hơn nữa vào những ngày đầu chống Pháp, theo tiếng gọi của Bác, của Đảng, biết bao người đã lên chiến khu:
Đường lên Việt Bắc, bước băng băng
Chỉ thấy vây quanh núi với rừng
Mũ lưới ngụy trang cài lá móc
Bao dài căng gạo, chéo sau lưng
(Đường lên Việt Bắc - Lê Trạch Huyến)
Đọc những dòng ấy tôi cứ ngồi ngẫm nghĩ mãi. Có lẽ trên trái đất này cũng không có nhiều nơi như ở nơi này. Những dòng thơ trên, có ai ngờ là tả người cán bộ Ngân hàng.
Các chặng đường kế tiếp cũng vậy, 45 năm thủy chung với Đảng, với Dân làm cho nhịp đập của các thi sĩ thuộc Ngành Ngân hàng vẫn đập một nhịp đập nhất quán. Dường như, sự lý giải trên đây về sự xã hội hóa rộng lớn của đồng tiền làm cho viên chức vùng này, cao thấp, ai cũng có thơ. Mỗi vị thống đốc như Cao Sỹ Kiêm:
Xa cách An Giang nắng lại mưa
Nay về, cảnh cũ đẹp hơn xưa
Lưu luyến, hương sen về một vụ
Nỗi nhớ An Giang cả bốn mùa
(Trở lại An Giang - 1993)
Cảm ơn ngài Thống đốc khi ông nói tới hương sen một vụ và nỗi nhớ bốn mùa. Thi sĩ lắm và ý tứ cũng sâu xa lắm vậy.
Một người lính cũ làm ngân hàng:
Tiết kiệm từng đồng cho con
Mong hết chiến tranh con về cưới vợ
Con về, mẹ chẳng còn
Cầm tiền, mắt con ứa lệ
(không đề - Lý Hoài Xuân)
Thi tứ thâm trầm như thể thơ Đường.
Vâng, Tôi không có ý trích dẫn những dòng thơ hay nhất trong tập thơ này. Có lẽ, nếu cần làm thế thì phải tìm đến Nguyễn Ngọc Oánh và Yên Đức. Nhưng quyền ấy xin dành cho bạn đọc định đoạt. Tôi chỉ với lòng cảm động nói rằng, trong một thời gian ngắn đến thế, mà các anh, các chị đã tập hợp được một tập thơ đủ mặt, từ Tây Nguyên đến các tỉnh miền núi phía Bắc, giọng điệu thơ đa dạng, cảnh tượng thơ thay đổi, ý tưởng thơ chuyển động lung linh. Làm được thế là quý trọng lắm lắm nghề mình, ngành mình.
Nhưng đây không phải chỉ là tập thơ một ngành, đây là tập thơ qua một ngành để thêm yêu cuộc sống.
Tên tập thơ này cũng là tên của một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Oánh. Vâng, cũng là Tiền nhưng Tiền Ta, nghĩa là nó gắn với đất nước này, nhân dân này. Và đây, bên cạnh Tiền Ta, có còn Thơ ta nữa.
P.T.D