Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nghề nuôi tôm ở Do Linh

Đ

ối với Gio Linh, nghề nuôi tôm được xem nư là bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đắc dụng trên những vùng đất khó nghèo dọc các triền sông Bến Hải, Hiếu Giang, Cánh Hòm. Giữa tháng 5 năm nay, khi chúng tôi về Trung Hải, đã thấy vùng đất chua mặn này đang trải qua một cuộc cải biến quan trọng ngay chính trên đồng ruộng của mình.

Người dân ở đây cho hay là với một vụ lúa bấp bênh trong năm, đảm bảo cho được cái ăn còn khó, huống gì vươn lên, vượt lên để làm giàu và có một cuộc đổi đời. Năm 1993, phong trào nuôi tôm ở các địa phương trong toàn tỉnh đã rộ lên, lãnh đạo xã Trung Hải đã đón lấy như là một cơ hội để xóa đói giảm nghèo cho địa phương mình. Địa thế nằm dọc bên bờ sông Bến Hải, diện tích đất hoang hóa và bãi đồi rất lớn là điều kiện thích hợp để Trung Hải quyết tâm du nhập nghề nuôi tôm vào địa bàn. Từ diện tích 5 ha do UBND xã chủ động đứng ra đầu tư nuôi tôm, ban đầu cho năng suất khá. Lợi nhuận thu được từ việc nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa đã góp phần cổ vũ nhân dân đứng ra đầu tư, mở rộng diện tích nuôi tôm. Trong năm 2001, sản lượng tôm thu được ở Trung Hải đã đạt 15 tấn, đứng hàng  thứ hai “vựa tôm” Gio Mai.

Ở Gio Mai, chúng tôi đã từng nghe nhắc đế gia đình anh Lê Văn Thái, không phải chỉ với tư cách là triệu phú nuôi tôm mà còn là một tấm gương hết mình vì đồng ruộng, chí thú, cần kiệm để xây dựng cuộc sống bằng chính sức vóc của mình. Anh Lê Văn Thái theo đuổi nghề nuôi tôm từ năm 1998. Vụ đầu tiên nuôi tôm sú quảng canh, mật độ 4con/m2 và thu về được 20 triệu đồng, lãi mười triệu đồng. Sau khi tích lũy được một số vốn và có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi thủy sản, được sự hỗ trợ về giống và kỹ thuật. Năm 2000, anh  Thái đã chuyển từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp với mật độ nuôi 17-20 con/m2. Anh thả 3,5 vạn con tôm giống, thu hoạch được khoảng 500 kg tôm thịt, doanh thu được 50 triệu đồng. Vụ tôm sú năm 2001, trên hồ nuôi có diện tích mặt nước 0,5 ha, anh đã thu được gần 600kg tôm thịt, trị giá gần 60 triệu đồng.

Ông Hoàng Minh Thiệt, Phó phòng NN&PTNT huyện Gio Linh cho chúng tôi biết, Gio Linh có 3 con sông chảy qua là sông Bến Hải, Hiếu Giang và Cánh Hòm, có 2 cửa lạch là Cửa Tùng và Cửa Việt, dưới giác độ chuyên môn, đó là điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Từ thế mạnh này nên trong những năm qua, phong trào nuôi tôm  sú huyện Gio Linh đã có bước phát triển đáng kể. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2001, diện tích nuôi tôm trên địa bàn đã đạt 72 ha trên 242 ha diện tích mặt nước đã quy hoạch, tăng 17 ha so với năm 2000. Mật độ nuôi tôm trong hồ dao động từ 4 - 10con/m2, cá biệt có mô hình nuôi từ 15-20 con/m2. Chương trình khuyến ngư của Sở Thủy sản cũng đã đầu tư cho 9 mô hình nuôi với mật độ 10con/m2 trở lên với phương thức hỗ trợ kinh phí 20% trên một mô hình. Số tôm giống được thả nuôi trên địa bàn toàn huyện đã đạt 5 triệu con, giá trị đầu tư cho nuôi tôm ước tính khoảng 5 tỷ đồng. Cũng theo ông Hoàng Minh Thiệt, trước đây ở Gio Linh, bà con nông dân nuôi tôm chủ yếu theo phương cách tự nhiên hoặc quảng canh, mật độ 5-10 con/m2, nay đã bắt đầu chuyển sang bán thâm, bán công nghiệp rồi thâm canh, nuôi tôm công nghiệp, mật độ trung bình 15-20 con/m2, nhiều hộ  còn nuôi với mật độ 30 - 40 con/m2 để tăng nhanh nguồn lợi. Bên cạnh đó, người nuôi tôm được tập huấn chuyển giao công nghệ và quy trình kỹ thuật nên đã  mạnh dạn đầu tư tiền của mua sắm máy bơm nước, máy sục khí, xử lý hồ nuôi bằng hóa chất áp dụng theo công nghệ sinh học, lắng lọc nước khi đổ vào hồ, trồng cỏ xung quanh đê bao để giữ môi trường nước được trong sạch, xử lý đáy hồ, diệt tạp và các loại côn trồng ở đáy hồ, chú trọng chất lượng con giống và nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp. Những cố gắng đó đã đem lại hiệu quả thiết thực. Sản lượng tôm sú ở Gio Linh từ 3 tạ/ha ban đầu nay đã nâng lên 1- 1,5 tấn/ha. Vụ tôm đầu năm 2001, nông dân trên toàn huyện Gio Linh đã đồng loạt thu hoạch trên diện tích 30 ha, năng suất bình quân đã đạt từ 1 - 1,2 tấn/ha đưa tổng sản lượng khai thác tôm sú trên địa bàn đạt 35 tấn, tính chung cả năm 2001, Gio Linh đã đạt sản lượng tôm sú 69,5 tấn, trong đó cao nhất là Gio Mai 26 tấn, Trung Hải đạt 15 tấn, Trung Giang 6,5 tấn, Gio Việt 4 tấn, xã thuộc diện khó khăn nhất của Gio Linh là Gio Thành năm nay cũng có sản lượng tôm sú 1 tấn. Nhiều hộ gia đình như anh Minh (Xuân Mỵ, Trung Hải) nuôi 3,5 vạn con tôm giống thu lãi 45 triệu, anh Giáo (Trung Giang) lãi nuôi tôm được 20 triệu, anh Phúc, anh Hòa (Gio Mai) lãi từ 20- 30 triệu, anh Lục (Gio Việt) lãi 25 triệu.... Tính trung bình, mỗi hộ nuôi tôm năm nay ở Gio Linh đầu thu lãi 5- 10 triệu. Qua kiểm tra thực tế  cho thấy hộ nào nuôi tôm sú đúng với quy trình kỹ thuật có các thiết bị phụ trợ đầy đủ, cho thức ăn công nghiệp, con giống tốt thì sẽ thu được hiệu quả. Ngược lại, hộ nào cho tôm ăn thức ăn không đảm bảo sẽ làm cho tôm chậm lớn, tạo thêm mầm bệnh, ảnh hướng lớn đến năng suất và sản lượng.

Trong định hướng phát triển kinh tế thời kỳ 2001- 2005 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XIII chỉ rõ: Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản thành vùng tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp... đến năm 2005, đạt 150 ha nuôi tôm, 180 ha nuôi nước ngọt. Đầu tư, củng cố, nâng cấp và mở rộng các cơ sở chế biến nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, tạo thêm việc làm cho lao động vùng biển. Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, trên cơ sở tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Sở Thủy sản, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng No-PTNT, UBND huyện Gio Linh đã có kế hoạch phát triển vùng nuôi tôm sú ra các xã có  điều kiện. Trong đó ở Gio Mai, nâng cấp 30 ha, xây dựng mới 25 ha tập trung ở khu vực thôn Mai Hà, Mai Xá. Ở Gio Thành nâng cấp 1 ha, xây dựng mới 10 ha khu vực thôn Hoàng Hà. Ở Gio Việt, nâng cấp 8 ha, xây dựng mới 20 ha khu vực Tân Xuân, An Trung, Đại Lộc,.. Ở Gio Hải, xây dựng 10 ha khu vực thôn 5. Ở Gio Quang, xây dựng mới 10 ha khu vực Gio Quang Hạ. Ở Trung Hải, nâng cấp 22 ha, xây dựng mới 2 ha khu vực Xuân Mỵ, Xuân Long, Xuân Hòa.  Ở Trung Giang, nâng cấp 1 ha, xây dựng mới 18 ha khu vực Cát Sơn, Cang Gián, Thôn 9. Ở Trung Sơn, xây dựng mới 5 ha...Tổng cộng, diện tích tu sửa và nâng cấp diện tích nuôi tôm trên toàn địa bàn huyện Gio Linh là 72 ha, xây dựng ao hồ mới  123 ha. Dự kiến vay vốn đầu tư là 1 ha là 150 triệu đồng thì với 195 ha vừa nâng cấp vừa xây dựng mới, dự kiến vốn vay để phát triển nghề nuôi tôm ở Gio Linh sẽ đạt đến mức 30 tỷ đồng. Theo tính toán của lãnh đạo  phòng No-PTNT huyện Gio Linh năm 2002 sẽ bắt đầu nuôi tôm theo  kế hoạch, có thể nuôi 2 vụ và mật độ nuôi dày hơn, phấn đấu đạt sản lượng 1 ha từ 1,5 - 2 tấn, đưa tổng sản lượng lên 300 tấn tôm sú xuất khẩu với giá trị 24 tỷ đồng. Lợi nhuận này sẽ góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và trả nợ cho Nhà nước đúng thời hạn.

Trong Hội thảo về nuôi tôm sú ở các tỉnh phía Bắc, Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn đã chỉ rõ những thách thức trong nuôi tôm sú mà ngành thủy sản và nhân dân phải đối mặt. Đó là có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, lợi nhuận siêu ngạch nhưng rủi ro vô cùng lớn, thị trường không ổn định, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh. Đây là những khó khăn chính mà nông dân Gio Linh cũng như nông dân Quảng Trị đang phải khắc phục trong quá trình mở rộng diện tích nuôi tôm sú trên địa bàn. Trước tình hình đó, lãnh đạo UBND huyện Gio Linh chủ trương: Để phát triển diện tích nuôi tôm, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó quan tâm quy hoạch thiết kế và giao quyền sử dụng đất theo hướng sử dụng ổn định, lâu dài cho nhân dân, đặc biệt coi trọng giải pháp kỹ thuật, bao gồm giải pháp tạo nguồn tôm giống, tập huấn tiến bộ KHKT về nuôi tôm và tổ chức xây dựng mạng lưới kỹ thuật viên nuôi tôm từ huyện đến cơ sở. Đội ngũ này phải được đào tạo, huấn luyện, đủ khả năng tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú cho các hộ gia đình để không ngừng nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật nuôi tôm hiệu quả và bảo vệ an toàn dịch bệnh. Từ hiệu quả đó, sẽ được nhân rộng thành phong trào nuôi tôm trong từng địa bàn cơ sở những nơi có điều kiện, đề nghề nuôi tôm thực sự trở thành mũi nhọn đột phá trong sự phát triển KT-XH trên quê hương Gio Linh.

Đ.T

Đan Tâm
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 85 tháng 10/2001

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground