Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nghĩa tình linh biên cương

B

ất kể nắng mưa, khó khổ, những người lính biên phòng vẫn ngày đêm âm thầm làm nhiệm vụ. Với họ, hạnh phúc lớn nhất là được góp sức giúp biên giới bình yên, cuộc sống nhân dân no ấm.

Đâu khó có... lính biên phòng

Vừa nếm cái nóng như rang ở TP. Đông Hà, qua những vòng cua tay áo, chúng tôi đã ngấm không khí lạnh vùng cao. Ấy vậy mà mất tầm nửa giờ cuốc bộ cùng Trung tá Nguyễn Đình Hoài, Chính trị viên Đồn Biên phòng Tam Thanh về cơ sở, chiếc áo anh em đều ướt nhẹp. Bản yên bình. Đến đâu, chúng tôi cũng được tiếp đón bằng những lời chào hỏi cùng nụ cười hồn hậu. Ân cần mời khách ghé nhà, ông Hồ Văn Thương (trú tại bản A Xói, xã A Túc, huyện Hướng Hóa) bảo: “Ở đây, hễ có khách lạ ghé chơi, bà con rất thận trọng. Hôm nay, nhà báo đi cùng bộ đội biên phòng nên ai cũng cởi mở thế đấy. Dân bản xem lính biên phòng như người nhà”.

Xưa nay, người Vân Kiều, Pa kô thường chỉ tin tưởng họ hàng, thân tộc. Từ ngày lính biên phòng về bản, giúp dân bao việc nhỏ to, bà con dần thay đổi quan niệm. Thậm chí, nhiều người còn kết nghĩa, ăn thề với cán bộ, chiến sĩ áo xanh. Ngay ông Hồ Văn Thương cũng tự nhận gia đình mình “nợ ân tình” với lính biên phòng. Ông Thương kể, mới đây, ngôi nhà sàn của gia đình bị “bà hỏa” thiêu rụi. Trong khi ông ngước mắt lên trời mà than, bộ đội biên phòng Đồn Tam Thanh đã đến, ủng hộ 50kg gạo. Sau đó, họ còn giúp ông dựng lại nhà, hướng dẫn cách làm ăn. Nhờ thế, gia đình ông Thương đã qua cơn hoạn nạn. “Chắc bộ đội biên phòng thấy gia đình tôi nghiêm túc thực hiện chủ trương, chính sách nên mới tận tình giúp đỡ” – Ông Thương phân trần. Nghe vậy, Trung tá Nguyễn Đình Hoài liền giải thích: “Thực ra gia đình nào thuộc địa bàn Đồn quản lý gặp hoạn nạn, chúng tôi cũng tìm cách hỗ trợ. Riêng số gạo thì trích từ “Hũ gạo tiết kiệm của đơn vị”. Được biết, mỗi ngày, chiến sĩ nuôi quân Đồn biên phòng Tam Thanh lại để dành một phần gạo cho vào hũ. Đến nay, Đồn đã tiết kiệm được hơn 1.000 kg gạo và xuất khoảng 800 kg để cứu trợ cho nhiều gia đình ở xã Thanh, A Túc, Xy, A Xing... Cứ thế, sau mỗi đợt thiên tai, câu chuyện về “Hũ gạo tiết kiệm” của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Thanh lại được lưu truyền.

Cũng như đồng bào ở tuyến Lìa, người dân bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo rất nặng tình với cán bộ, chiến sĩ biên phòng. Bao đời nay, cuộc sống dân bản quẩn quanh trong nghèo khó. Dù hay lam, hay làm nhưng họ vẫn đối mặt với cảnh chạy gạo từng bữa. Đặc biệt, phụ nữ bản Ka Tăng chịu khá nhiều thiệt thòi, vất vả. Trước thực tế ấy, chủ trương lập đội xe kéo của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo đã giúp cuộc sống nhiều chị em sang trang mới. Để đội đi vào hoạt động, các cán bộ, chiến sĩ đã nhóm họp chị em, thống nhất nội quy; hỗ trợ tiền mua xe kéo; tiến hành làm bảng tên phát cho từng người... Từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, tổ kéo xe có gần năm mươi chị em với ba mươi chiếc xe kéo. Công việc khá vất vả nhưng bù lại các thành viên đều có thu nhập bình quân 300.000 đồng/người/ngày. Hiểu tấm lòng của bộ đội biên phòng, chị em đều cam kết không chở hàng lậu và tích cực tố giác các hành vi của kẻ xấu. Chị Nguyễn Thị Thương, phụ trách tổ kéo xe chia sẻ: “Khó có thể diễn tả hết sự biết ơn của bà con đối với bộ đội biên phòng. Cán bộ, chiến sĩ ở đây liệu việc dân như lo chính nồi cơm của mình. Từ ủng hộ tiền xây dựng nhà tình nghĩa, hướng dẫn cách làm ăn đến tổ chức kết nghĩa với bản, việc gì lính biên phòng làm cũng vì dân”.

Rong ruổi trên tuyến biên giới Việt – Lào, chúng tôi mắt thấy, tai nghe nhiều câu chuyện về các cán bộ, chiến sĩ biên phòng. Lòng ấm hơn khi kèm theo đó là nụ cười thường trực và ánh mắt rạo rực niềm tin. Trong những mẫu câu chuyện ấy, có cả hình ảnh cán bộ, chiến sĩ biên phòng khoác chiếc áo blouse trắng. Hiện nay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế xây dựng sáu phòng khám quân dân y kết hợp do quân y chủ trì tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Bên cạnh đó, bốn mô hình trạm xá quân dân y kết hợp cũng được đưa vào sử dụng. Trong đó, có 3 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2012 là Pa Tầng, A Dơi, Xy. Tiếp chúng tôi, Trung úy – Y sĩ Trần Minh Vũ, Đồn Biên phòng Cửa khẩu La Lay tâm sự: “Nói là trạm y tế quân dân y kết hợp nhưng đa số bệnh nhân ở đây là dân bản. Dẫu gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn thuốc men, trang thiết bị y tế nhưng chúng tôi luôn tận tụy với công việc ”. Theo thống kê, tính riêng trong năm 2012, quân y đồn đã điều trị cho 329 lượt bộ đội và 2.391 lượt người dân. Ngoài ra, họ còn tập trung tuyên truyền đến tận thôn bản cách phòng chống dịch bệnh; chăm sóc trẻ em; cảnh báo hệ lụy của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

Kết mối thâm giao Việt - Lào

Đến giờ, mô hình kết nghĩa bản – bản hai bên biên giới ở tỉnh Quảng Trị đang được nhiều địa phương trong cả nước nhân rộng. Thành quả ấy kết tinh từ ý tưởng, tâm sức của cán bộ, chiến sĩ biên phòng. Chừng hai mươi năm trước, người dân còn xem nhẹ vấn đề ranh giới quốc gia. Ngày ngày, họ uống chung nguồn nước, làm ăn trên cùng mảnh đất với người dân nước bạn như thời chưa hoạch định biên giới. Đó là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề “đau đầu” như: nạn xâm canh, xâm cư, không đăng kí kết hôn khác quốc tịch, khai thác lâm thổ sản trái phép... Các thế lực thù địch cũng lợi dụng mối quan hệ thân thiết để lôi kéo bà con làm những việc trái pháp luật. Bài toán khó chỉ được giải quyết khi Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng mô hình kết nghĩa bản – bản.

Để biến ý tưởng thành hiện thực, cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã lặn lội đến từng bản hai bên biên giới để tuyên truyền, vận động. Thiếu tá Triệu Văn Đàn, chính trị viên Đồn Biên phòng Cù Bai kể: “Mỗi lần sang nước bạn để “làm mai mối”, chúng tôi đều vận động già làng, trưởng bản tham gia. Biết ban ngày người dân nước bạn bận rộn rẫy nương nên hễ đêm xuống, đoàn lại đốt đuốc, vạch rừng đi làm nhiệm vụ. Bên ché rượu cần, chúng tôi nói nhiều về tình hữu nghị Việt - Lào, đồng thời giới thiệu ý tưởng kết nghĩa bản - bản. Khi cuộc vui sắp tàn, ai nấy đều lo lắng vì phía bạn chưa có động thái gì đáng kể. Ấy vậy mà lúc đoàn chào ra về, những người uy tín của bản bạn liền níu lại, đề nghị trò chuyện tiếp và đồng ý đặt mối thâm tình. Thì ra, lúc trước, bà con mãi lắng nghe chuyện của già làng, trưởng bản, chiến sĩ biên phòng ViệtNam nên quên đề cập đến nhiệm vụ chính. Ngay hôm sau, đại diện dân bản bạn đã sang phía ta bày tỏ thiện chí”. Cứ thế, rất nhiều “đoàn đại sứ” đã lên đường làm nhiệm vụ “xe duyên” hai bản. Tình thâm giao của người dân Việt - Lào nhờ vậy càng thắm thiết hơn.

 Tháng 4/2005, Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức lễ kết nghĩa thí điểm giữa hai bản Ka Tăng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) với bản Đen Sa Vẳn (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet). Trước nhiều tín hiệu đáng mừng, Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác kết nghĩa bản – bản. Đến nay, 23/23 cặp bản đối diện hai bên biên giới Việt - Lào đã chính thức kết tình tâm giao. Trung tá Lê Văn Sỹ, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ đội biên phòng tỉnh cho biết: “Nhờ mô hình kết nghĩa bản – bản, nhận thức của người dân về an ninh biên giới đã nâng lên đáng kể. Tình trạng xâm canh, xâm cư, khai thác lâm thổ sản trái phép, kết hôn không đăng ký... cũng được hạn chế”.

Không chỉ đồng lòng thực hiện các hiệp định biên giới, người dân hai bản còn có nhiều hoạt động tương trợ nhau lúc hoạn nạn. Đến giờ, nhiều người dân huyện Tù Muồi, tỉnh Salavan, Lào vẫn thầm cám ơn những người bạn bên kia biên giới. Cách đây không lâu, người dân ở hai huyện Tù Muồi và Đakrông đều chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ. Thế mà, chính quyền và nhân dân huyện Đakrông vẫn gửi 15 tấn gạo hỗ trợ nước bạn. Thời điểm ấy, cầu tràn A Ngo chìm trong nước dữ. Thế nhưng, đoàn cứu trợ vẫn tìm mọi cách đưa hàng hóa qua bên kia sông. Sau trận bão, cán bộ, chiến sĩ biên phòng cùng người dân bản La Lay Việt còn sang bản kết nghĩa góp 20 ngày công, giúp làm mới 27 ngôi nhà. Tinh thần tương thân, tương ái của bà con còn thể hiện qua hành động thăm nom nhau lúc đau ốm; góp gạo ủng hộ gia đình nghèo; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm làm ăn... Trong mọi việc, đâu đâu cũng có hình bóng cán bộ, chiến sĩ biên phòng.

Từ trước đến nay, lính biên phòng vốn ít kể khổ. Bởi, họ xem gian nan, vất vả là một phần của cuộc sống, công việc. Thăm các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới Việt – Lào, chúng tôi thấy không ít cán bộ, chiến sĩ khoác bộ quân phục đã sờn bạc. Một người lính trẻ phân trần: “Thực ra, quân phục lính luôn được cấp phát đúng đợt. Anh em không thiệt thòi đâu”. Có lẽ đó là kết quả của tháng ngày mướt mồ hôi giúp dân thắng khổ, băng rừng tuần tra biên giới, sang nước bạn “xe duyên” Việt - Lào...

T.Q.H 

 

 

Trương Quang Hiệp
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 226 tháng 07/2013

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground