T |
hơ Đường nói về trai thời loạn, có câu: “Ninh vi bách phu trưởng - Thắng tác nhất thư sinh”. Xin tạm dịch câu thơ chữ Hán này bằng ngôn từ hiện đại là: “Thà làm đội trưởng của một thằng thanh niên xung phong - còn hơn là một anh chàng sinh viên mọt sách”.
Và như vậy thì đúng với hoàn cảnh của tôi lúc bấy giờ, cách đây đúng 25 năm. Khi tôi phải kéo cờ Mặt trận ở phía nam cầu Bến Hải. Khác một điều là không phải 100 người, đơn vị tôi gồm tất cả 13 người từ rừng về, phải đảm nhiệm hết công việc cờ đèn kèn trống ở một tỉnh giải phóng của miền Nam, nơi đó Chính Phủ Cách mạng lâm thời đang tổ chức đại lễ ngoại giao tiếp nhận quốc sư của 17 vị đại sứ vào ngày 1.5.1973, sau hiệp định Paris.
Ấn tượng mạnh nhất đối với các vị đại sứ với giới truyền thông quốc tế vào thời điểm này là vá cờ, và đó là nhiệm vụ của tôi. Tôi phải kéo lên bốn lá cờ Mặt trận Giải phóng ở những địa điểm quan trọng, là cảng Cửa Việt (vừa đánh bại cuộc hành quân Tango City của Lữ đoàn đặc nhiệm Sài Gòn, Thị xã Đông Hà (trung tâm chính trị của Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam), đầu cầu Bắc Thạch Hãn (đối diện với cờ VN Cộng hòa ở bên kia sông ) và đầu cầu Nam Bến Hải (để phân biệt với cờ đỏ sao vàng ở phía bắc Vĩ tuyến, theo đúng hiệp định Paris). Chạy cho ra bốn lá cờ cỡ 8m x 12m ở vùng giải phóng Quảng Trị vào thời buổi ấy đâu phải là chuyện dễ! Cuối cùng tôi nhận được ủy nhiệm thư của cụ Chủ tịch ủy ban (Cách mạng lâm thời) ra đặt may cờ ở một cơ sở thương nghiệp miền Bắc, gọi là Công ty
Đúng ngày hẹn tôi tới nhận cờ, người của công ty đưa ra một hóa đơn bắt tôi thanh toán. Nhìn món tiền trên hóa đơn, tôi thất kinh, vì lúc này trong túi tôi chỉ có vài chục đồng “tiền ngụy” vẫn đang lưu hành ở Đông Hà. Bèn hỏi:
- Tiền chi mà nhiều dữ vậy?
Người Công ty Nam Thắng trả lời tỉnh bơ:
- Tiền may cờ.
- Cờ cũng phải mua?
- Ở đây cái gì cũng phải trả tiền, cờ cũng vậy.
Tôi nổi sùng:
- Ở miền
Người kia mới vỡ lẽ ra rằng tôi là một "Việt Cộng" chính cống, chưa hề có khái niệm gì về chế độ tem phiếu ở miền Bắc cả. Cuối cùng thủ trưởng Công ty cũng thu xếp một giải pháp tạm thời, để khỏi cà kê với một gã nhất định không chịu hiểu rằng để cắm cờ Tổ quốc, người ta vẫn phải bỏ tiền ra để "mua cờ".
Nhiệm vụ treo cờ của tôi đến đây xem như hoàn tất nếu không có một sự kiện chết người chợt xảy ra, là... gió
Còi hiệu rít lên, và điện thoại báo đoàn xe ngoại giao sắp đến. Tôi vội vã kéo cờ lên. Bất ngờ gió
Tôi quay lại nhìn vị "ân nhân" đã giúp tôi ngặt nghèo, một gương mặt vuông dáng trượng phu, đôi mày rậm, nụ cười nhân hậu dưới chiếc mũ bộ đội bỏ quai vòng xuống cằm. Anh nhìn tôi bằng cái nhìn thật ân cần, nói giọng Nghệ pha Bắc:
- Chào anh Hoàng Phủ. Tôi là Nguyễn Minh Châu!
Đúng là Nguyễn Minh Châu của Dấu chân người lính và của nhiều truyện ngắn trên những số Văn Nghệ Quân Đội mà tôi đã đọc bằng tất cả niềm ngưỡng mộ những năm ở rừng; chính người ấy đã cùng tôi kéo cờ lên trong cơn gió. Ôi, Nguyễn Minh Châu yêu quý, bây giờ anh không còn nữa!
H.P.N.T