Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người khơi dậy tiềm năng Bàu Thủy Ứ

N

ếu ai đã từng một lần đến Vĩnh Tú quê hương tôi, mảnh đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, chiếc nôi của quê hương nói trạng Vĩnh Hoàng, nổi tiếng với những vườn dưa đỏ ngọt lành, bát nước chè xanh “đứng đũa”, hn không quên hình ảnh con sông nhỏ khiêm nhường nằm ở phía đông bắc xã, với tên gọi thân thương, bình dị: Bàu Thủy Ứ - địa danh một thời là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Là địa điểm an toàn cho các cơ quan sơ tán, các đơn vị bộ đội tập kết chuẩn bị vào Nam. Con sông nhỏ hiền hòa ấy đã từng trải qua bao nhiêu thăm trầm biến đổi của thời cuộc, giờ đây đang từng bước hồi sinh trong công cuộc đổi mới của quê hương. Nhất là trong những năm gần đây, người dân quê tôi bắt đầu có những ý tưởng mới để khai thác tiềm năng cũng như những nguồn lợi từ bàu. Một trong những  thế mạnh của bàu Thủy Ứ đã được phát huy và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó là việc trồng sen ở bàu Thủy Ứ, vừa lấy hạt làm giàu, vừa khôi phục cảnh đẹp cho quê hương.

Lần theo mùi hương sen thơm ngát, vào một buổi sớm mai tinh khiết trong lành, tôi trở về đầu nguồn của bàu Thủy Ứ, nơi phía đông đang hừng lên một màu hông tươi rực rỡ. Đi trên con đường đất đỏ thân quen, thương làm sao bên lở, cỏ hoang mọc gần kín lối đi. Cây đa làng vẫn còn đó, bền bĩ, dẻo dai thách thực với thời gian, giờ đã bắt đầu xanh lá. Buồn chi đa ơi, giếng khơi, biến nước không còn, nhưng trong gió lao xao hình như vẫn con nguyên tiếng cười trong trỏe của cô thôn nữ ngày nào đi hái củi, mỗi khi dừng chân bên gốc đa, ngả nón múc những ngụm nước giếng trong veo, ừng ực uống ngon lành. Rặng tre xanh vẫn rì rào tỏa bóng êm đềm. Dưới bàu, mặt nước trong xanh hiền hòa lăn tăn gợn sóng. Cảnh vật vẫn thủy chung, trọn vẹn như chẳng hề thay đổi. Tôi đi mà nghe như đâu đây những kỷ niệm thuở ấu thơ vọng về trong ký ức. Quê hương sao mà thân thương đến thê. Tận trong đáy lòng tôi vẫn thầm mong có một ngày tôi làm được điều gì đó cho quê hương nhưng rồi sức vóc có hạn. Tôi chỉ biết vui cùng niềm vui đổi mới đi lên của quê nhà, buồn với những gì mà người dân quê tôi chưa làm được. Trước đây mỗi lần về thăm nhà, tôi trầm ngâm nhìn ra xa, ngó qua bên kia bờ Hàn mà nhớ thương, nối tiếc. Tôi hỏi cha tôi, người quyết ở lại sống chết với bàu:

- Cha ơi sao người ta bỏ bàu mà đi vậy. Phải chăng vì nguồn tài nguyên đã cạn kiệt. Hay vì cuộc sống đã khá hơn người ta không cần bàu nữa?

- Không phải đâu con ạ, nguồn tài nguyên của bàu Thủy Ứ muôn đời không bao giờ cạn, cá tôm vẫn còn nhiều vô kể, đất đai hai bên bờ vẫn tốt tươi, nhưng vì nhiều lý do lắm. Điều chủ yếu là người ta chưa thấy hết cái lợi của bàu để phát huy, giữ gìn nó, buồn lắm chứ con.

Cha tôi ngậm ngùi như mắc lỗi với dòng sông.

Cho đến hôm nay khi đã thật sự ngồi trên cái chòi nhỏ giữa bàu sen bàu Thủy Ứ, tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Trước mặt tôi cả một vùng đầu nguồn từ bên kia bờ Hàn sang tới bên bờ đất đỏ là bạt ngàn sen đang nở. Những bông sen hồng tươi đung đưa theo gió giữa làn nước trong xanh hiền hòa, khẽ lay lay mời chao khách đến. Chủ nhân của đầm sen là bác Trần Hữu Trang, một đảng viên ưu tú của chi bộ thôn Tây, xã Vĩnh Tú, một con người dám nghĩ dám làm, dám bứt phá mọi lề lối cũ để khơi dậy tiềm năng, thế mạng của quê hương, tự vươn lên làm giàu bằng cách làm sống lại bàu Sen – bàu Thủy Ứ, một việc làm tưởng như chỉ có trong cổ tích.

Sinh ra và lớn lên bên bờ bàu Thủy Ứ, tuổi thơ gắn liền với con đò, biến nước. Cuộc đời bác đã trải qua nhiều thăng trầm, dâu bể, đi qua bao vùng đất, làm bao nhiêu công việc khác nhau, khi ở cương vị cán bộ thuế nông nghiệp, cán bộ tuyên huấn khu vực Vĩnh Linh, khi làm trưởng phòng tổ chức giáo vụ trưởng quản lý HTX Nông nghiệp Quảng Trị, khi là trưởng phòng tổ chức, phó ban Đảng ủy Trường trung học Nông nghiệp Bình Trị Thiên cho đến năm 1990 về hưu. Trở lại quê nhà ngắm nhìn con sông một thời gắn bó, bác không khỏi chạnh lòng xót xa khi nhìn thấy cảnh hoang vắng, cô tịch của bàu Thủy Ứ. Đâu rồi ruộng nếp xanh tương, chỉ cần cấy lúa xuống là đến ngày thu hoạch, bát xôi thơm trong những ngày giỗ, tết mang đậm nét đặc trưng riêng của bàu Thủy Ứ. Đâu rồi mùi thơm ngan ngát hương sen mỗi khi đứng ngóng gió đông về. Rồi cảnh người qua lại, những chàng trai sãi tay bơi lội vẫy vùng một trời sông nước? Chẳng phải đã có một thời người dân sống chết nhờ bàu. Suốt ngày đêm nhộn nhịp buông lưới, thả câu? Cuộc sống đời thường dường như tập trung lại ở bàu Thủy Ứ. Để rồi không phải ngẫu nhiên, những câu chuyện trạng lại xuất phát từ đây, làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống bao đời huyền thoại chuyện trạng Vĩnh Hoàng? Vậy mà giờ đây dòng sông buồn heo hắt, xóm lá chỉ còn đôi ba nhà ở lại… bàu Thủy Ứ một kho báu thiên nhiên ưu đãi cho người Vĩnh Tú, đang bị bỏ hoang, lãng phí. Một vùng đất màu mỡ dần dần bị hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm trong khi con người vẫn đang vắt vả, cực nhọc vì thiếu ăn, đói rách.

Làm gì để khôi phục, tận dụng nguồn lợi thiên nhiên sẵn có, vừa làm giàu cho mình và khôi phục lại cảnh đẹp cho quê hương? Nhiều đêm năm gác tay lên trán, bác suy nghĩ rất nhiều. Phải bắt đầu từ đâu đây? Nước ở bàu Thủy Ứ là nguồn nước chảy lưu thông ra biển, vừa có mạch phun trào. Trên mặt nước có rất nhiều phù du sinh sống, đáy bùn đất không sâu, không sụt lún, nguồn nước hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi tác động bên ngoài như rác thải các nhà máy công nghiệp, hay môi trương sinh thái xung quanh. Qua thực tế ở các nơi, người ta tổ chức nuôi cá lồng rất nhiều và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, vì sao một môi trường thuận lợi về nhiều mặt như bàu Thủy Ứ lại không thể tổ chức nuôi cá lồng, hay bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiê, có kế hoạch đánh bắt hợp lý để làm giàu bằng chính nguồn lợi có trong lòng bàu? Muốn làm được việc này phải có sự đồng tâm nhất trí cao của nhiều người, một mình bác không làm nổi. Một phần vì công sức đầu tư lớn, một phần nhiều người tỏ ra hoài nghi không muốn làm, rồi không ít người chờ phá phách, trộm cắp. Vốn đã từng gắn bó với bàu, hiểu từng chỗ nước nông sâu, từng loại đất sét, đất bùn… cùng với kinh nghiệm của một cán bộ nông nghiệp bác biết bùn đất của bàu Thủy Ứ rất hợp với sen. Bởi từ xa xưa bàu Thủy Ứ là một bàu sen tốt tươi nhưng vì chiến tranh tàn phá cũng như sự thu hút bừa bãi của con người làm sen lụi tàn dần từ bao nhiêu năm nay. Vậy thì sao lại không thể thử trồng lại sen trên đất nay? Với quyết tâm dám nghĩ dám làm của người đảng viên, xung phong gương mẫu đi đầu trong mọi việc, bác Trầu Hữu Trang đã nhiều lần đưa vấn đề cải tạo, tận dụng và phát huy nguồn lợi của bàu Thủy Ứ ra bàn bạc trong các cuộc họp chi bộ, nhưng xem ra ít người ủng hộ bác, bởi ý tưởng quá táo bạo và mới mẻ. ai cũng cho rằng không làm được vì rất nhiều lẽ. Nhưng xem ra ý bác đã quyết, bác đề nghị chi bộ, Ban quản lý HTX cho pháp bác được thử nghiệm một lần. Và rồi được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo cũng như sự tán thành ủng hộ của một số lão nông, bác một mình lặn lội vào Đà Nẳng để tìm mua giống sen để trồng. Công việc đầu tiên là ươm những mầm giồng thử nghiệm. Buổi đầu với bao gian nan vất vả vì một mình cá vừa trông, vừa phải theo dõi, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lặn lội, ngâm mình dưới nước hàng tháng trời. Có lúc tưởng chừng sức lực không trụ nổi, nhưng với niềm tin mãnh liệt, quyết tâm làm đến nơi đến chốn, không nản lòng trước khó khăn. Bác muốn chừng minh cho mọi người thấy sức sống mãnh liệt đang tiềm ẩn dưới lớp bùn đất kia cùng với những giá trị kinh tế mà nó sẽ mang lại. Quả nhiên “người không phụ đất, đất chẳng phụ người”. Sau một thời gian những mầm sen đã vươn lên khỏi mặt nước và bắt đầu nở hoa. Niềm vui như được nhân lên khi bác nhìn thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của sen. Với diện tích ban đầu bác trồng hai sào chi trong một thời gian ngắn sen đã phủ kín khoảng hai héc ta mặt nước và vụ sen đầu tiên đã bắt đầu thu hoạch. Mứi hai tháng bác đã thu hơn mọt tấn hạt sen tươi giá trên thị trường từ 6 -7 nghìn đồng. So với vốn bỏ ra cũng như công sức chăm bón vất vả, cực nhọc thì kết quả ban đầu mới chỉ là động viên khích lệ. Chưa kịp mừng với thành quả lao động, bác Trang lại phải đối mặt với nạn ăn trộm sen từ các xẽ khác sang. Trong một lần phát hiện ra bọn trộm, bác đã bị chúng đánh gãy tay. Tuy bọn xấu đã bị chính quyền địa phương xử lý pht hành chính, nhưng xem ra trước mặt vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với công việc phát triển bàu sen cũng như những dự tính trong tương lai của bác.

Một khó khăn nữa là sự bấp bênh đầu ra của sản phẩm, hạt sen tươi chủ yếu bác bán ở Huế. Sau khi mua thử, khách hàng xác định hạt sen ở bàu Thủy Ứ có mùi thơm, bùi và ngon hơn ở những nơi khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm mà trước mắt họ chỉ mua lẻ, và thế là đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Vạn sự khởi đầu nan, còn rất nhiều khó khăn trước mắt, nhưng bác Trang đã không hề nản chí, nhiều kế hoạch mới đang được bác tính đến như phát triển thêm diện tích trồng sen, nuôi và thu hoạch cá, một nguồn lợi vô tận ở bàu Thủy Ứ. Biết được đặc điểm cá rất thích ẩn mình dưới bàu sen, bác định đóng lưới nuôi và thu hoạch cá theo mùa, bằng phương pháp đánh bắt đơn giản nhưng hiệu quả mà không là ảnh hưởng đến sinh thái môi trường cũng như hệ động thực vật xung quan bàu. Được biết Sở Khoa học Công nghệ đang có hướng mở một con đường từ đường cái vào, dọc theo bàu Thủy Ứ. Một dự định tốt đẹp, chứng tỏ tầm nhìn xa, trông rộng về việc khai thác một vùng đất giàu tiềm năng và có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Một khu du lịch mát mẻ, với không khí trong lành ở một vùng đất sơn thủy hữu tình này xem ra chẳng con trong ý tưởng Bác Trang nói:

Đêm đêm nằm nghe tiếng cá đớp mồi, nghĩ mà xót xa khi nhìn thấy những kẻ đánh bắt cá bằng đin, bằng thuốc nổ. Nếu như chúng ta biết cách nuôi, cách bảo vệ, đánh bắt một cách bợp lý thì chỉ sau vài năm, cá ở bàu Thủy Ứ sẽ sinh sôi nảy nở không biết bao nhiêu mà kể. Đi trên đường nhìn thấy cá bơi từng đàn dưới bàu. Những con “cá đô bốn món” trong chuyện trạng Vĩnh Hoàng sẽ phải ghen tỵ vì thấy thua kém đồng loại của chúng. Sẽ có những người khách du lịch về đây chiêm ngưỡng cảnh đẹp, câu cá và hít thở không khí trong lành của bàu Thủy Ứ. Không nên để món quà quý của thiên nhiên ban tặng hoang phí như thế này, tiếc lăm. Chỉ mong thế hệ sau này học hỏi kinh nghiệm, có gan làm giàu, có ý thức giữ gìn bảo vệ, chắc chắn lợi ích từ bàu Thủy Ứ sẽ rất lớn.

Tâm trạng của bác Trang, của cha tôi cũng là sự trăn trở của lớp người đi trước. Những suy nghĩ, việc làm của bác Trang hôm nay chính là bước khởi đầu phát quang cho một con đường đi tới. Rồi đây, người ta không chỉ biết bàu Thủy Ứ bởi những câu chuyện trạng với những con cá đô bốn món, với môi trường sinh thái trong lành, mà người ta sẽ biết tới nó với một tiềm năng kinh tế lớn lao hơn. Hy vọng các cấp,các ngành như Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị cùng với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư, nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc về tiềm năng của bàu Thủy Ứ. Từ đó phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, mở mang, khuyến khích, bồi dưỡng kiến thức khoa học, cách nuôi trồng thủy sản, từng loại cây, con phù hợp để người nông dân Vĩnh Tú tiếp tục tìm tòi khám phá, mở mang một hướng sản xuất mới hiệu quả hơn trên vùng đất vốn đã được thiên nhiên ưu đãi này.

T.T.H

Trần Thị Hương
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 103 tháng 04/2003

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground