Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 28/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người mẹ chiến sĩ Quảng Trị

M

ột đêm cuối thu năm 1952, bầu trời thấp hẳn xuống tối như bưng, những hạt mưa phùn cuốn theo gió mùa giá lạnh. Năm ấy tôi 13 tuổi làm liên lạc cùng tổ trinh sát trung đoàn 95 thuộc mặt trận BTT, từ chiến khu Ba Lòng về đồng bằng chuẩn bị chiến trường. Nhiệm vụ được giao từ hôm trước, chúng tôi được trọn 1 ngày chuẩn bị.

5 giờ chiều chúng tôi vượt qua những dãy đồi úp bát, lúp xúp các cây tràm, sim, me, đến vị trí dừng chân nghe ngóng nắm tình hình để vượt qua quốc lộ 1 là nơi bọn giặc thường phục kích để tiêu diệt cán bộ ta qua lại. Là một liên lạc viên đoạn đường này tôi quen như thuộc lòng bàn tay, đã mấy lần gặp phục kích nhưng đều được báo trước, vả lại ta nắm được quy luật hoạt động của chúng nên không có gì phải lo, nhưng sao lần này, ngồi chờ trinh sát tôi thấy trong người có gì khang khác, bụng thấy lạnh, thỉnh thoảng mùi chua trào lên họng, bất giác tôi nghĩ đến bữa ăn chiều nay ruồi sa và ước mắm. Đang miên man với lo lắng thì có lệnh chuẩn bị vượt đường. Quàng súng lên vai tôi đi sau cùng cách đoàn 15-20m. Trước mắt tôi con đường nhựa đen ngòm, mùi xăng xe quen thuộc, xa hơn một ít là đường ray dài tít tắp với những thanh tà vẹt chỏng chơ, nền đường sạt lỡ vì lâu ngày không có tàu qua lại, thỉnh thoảng vọng lại tiếng đại bác nổ ì oằng, tôi xăm xăm bước nhắm hướng của đoàn người phía trước, bảo đảm cự ly, qua đường quốc lộ, đường sắt, rồi vượt qua mấy trũng sim me, lúc này tôi thấy người mệt lả, bụng quặn đau dữ dội, chân khuỵu xuống không kịp nói được gì tôi lăn ra bên đường và lịm đi không biết gì hết.

… Lúc tỉnh dậy thấy mở mắt nhìn thấy tôi nằm trên một ổ rơm trong lòng đất, mái hầm che bằng những tấm gỗ, thành được dựng bằng những cột tre, linh tính tôi biết đây là vùng địch bị chiếm tuy không biết tên làng, tên xóm. Trên người tôi đang mặc bộ quần áo vải nâu rộng thùng thình, bụng được quấn chặt những vòng băng cũng màu nâu sặc mùi gừng tươi giã nhỏ. Bụng thấy đói và thèm ăn – tôi đang cố nhớ những gì đã xảy ra mấy ngày qua, biết chắc là tôi bị đi tả, nhưng cứ tự hỏi: Ai đưa tôi đến đây, đây là nơi nào? Có nguy hiểm lắm không? Bỗng có tiếng động mở cửa hầm, một bà mẹ trùm khăn đen, tay xách cái gióng đựng một liễn sành, mẹ đến gần sờ bụng và thì thầm vào tai tôi hỏi nhỏ: con đói bụng lắm hả - ăn cháo đi. Mẹ ngồi nhìn tôi ăn mẹ cười vui khi thấy tôi ăn ngon lành, rồi mẹ buồn thoáng nét lo, mẹ ngước mắt nhìn tôi nước mắt lăn dài trên hai gò má mẹ - Tôi không hiểu sao mẹ lại khóc, tôi hỏi: sao mẹ khóc, đây là ở đâu, ai đưa con về đây hỡi mẹ? Mẹ trả lời: Thấy con ăn ngon là mẹ mừng, cố ăn cho lại sức, bữa nào mẹ kể chuyện cho con nghe. Chốc chốc mẹ nhìn liễn cháo và sờ bụng tôi mẹ bảo: con thèm ăn lắm phải không? Mẹ không nói gì thêm nhưng tay mẹ giữ lại cái thìa trên tay tôi, mẹ lại khóc. Tôi không hiểu vì sao mẹ không cho tôi ăn tiếp, sau này khôn lớn tôi mới rõ là mẹ sợ tôi bị bội thực. Mẹ vội thu dọn và cho tôi uống nước – biểu tôi nằm xuống nghĩ, mẹ ủ ấm cho tôi rồi lặng lẽ lên hầm.

Cứ ngày hai lần mẹ xuống hầm cho tôi ăn, thay băng, nịt bụng lại cho ấm rồi mẹ vội vã lên, tất bật và lo lắng bám riết quanh mẹ.

Tuần sau tôi thấy đã khỏe, đi lại được quanh hầm nghe ngóng, lòng nặng trĩu nỗi lo và muốn trở về đơn vị. Mấy ngày liền trời mưa tầm tã tôi ngõ ý xin mẹ lên hầm. Tôi nói: Mẹ ơi con thèm lên hầm, ở đây lâu chân tay như rệu rã, da bũng xanh vả lại con cảm thấy đã khỏe mẹ cho con trở về đơn vị. Thoáng suy nghĩ mẹ đồng ý cho tôi lên. Lên khỏi hầm tôi mới biết đây là ngôi nhà của mẹ, miệng hầm được đậy kín dưới bàn thờ tổ tiên, ngoài đường nước lênh láng, người đi lại ngập quá đầu gối. Mẹ con nhìn nhau và tôi tự hiểu: Mưa lụt thế này mẹ mới dám cho tôi lên, mẹ nói nhỏ: Đầu làng một đồn giặc, trong làng có bọn Lý Hương và lính tuần đêm cũng như ngày lùng sục khắp nơi đốt phá, cướp bóc, rồi rủ nhau về đồn ăn nhậu và ngủ. Đêm hôm ấy và cả ngày hôm sau tôi được ở trên nhà với gia đình mẹ, ngoài trời mưa càng nặng hạt, gió xoáy từng cơn như bão. Gia đình mẹ đông đủ quây quần quanh mâm cơm, mẹ bắt đầu kể cho tôi nghe những gì đã xẩy ra với tôi cách đây 10 ngày.

… Một buổi sáng chú Hành nhà bên cổng một bao tải xăm xăm vào nhà mẹ, cứ tưởng như mọi khi chú mang sán (mì) lát để bán cho mẹ nuôi heo, mặt chú tái xanh, bám theo bao tải một bầy ruồi nhặng, mẹ thấy lạ bảo chị Hậu con dâu cả chạy ra đỡ giúp cho chú hạ bao tải xuống. Mẹ vừa dứt lời chị Hậu ngồi cạnh vỗ vào lưng tôi và nói: Không phải mì mà một chú bộ đội tí hon, quần áo bê bết phân người, đôi mắt lờ đờ. Tôi nhớ ra ngay đêm hôm ấy tôi bị tả, nằm lăn bên đường. Chị Hậu nheo mắt nhìn tôi nửa như trêu cười, nửa như tỏ lòng thương vô hạn chú em bé nhỏ đã gặp nạn dọc đường. Mẹ kể tiếp: lúc đầu mẹ hoảng lên tưởng rằng con đã chết nhưng mẹ nhìn thấy môi con mấp máy, mẹ vội lấy khăn lau qua người con, chú Hành bế gấp xuống hầm, chị Hậu đi đun nước nóng mang xuống rửa ráy và thay quần áo cho con. Mẹ lấy gừng giã nhỏ nịt chặt bụng, mẹ đặt nằm xuống và cho con uống nước gạo rang. Đến chiều hôm sau con đã tỉnh, thần sắc hồi phục.

Các mẹ, các chị trong thôn bắt đầu cho ăn cháo muối, cháo đường rồi cháo cá, thịt v.v… sau đó ăn cơm. Anh Khang con trai cả của mẹ từ đầu đến giờ làm thinh, nghe mẹ và vợ nói thỉnh thoảng cười tủm tỉm, rồi anh xen vào câu chuyện: việc lo cháo cơm cho em đâu phải một mình mẹ và chị Hậu, mà cả làng đều lo đó em ạ. Đố em bằng cách gì để mang cơm cháo đến đây lọt qua được mắt của bọn lính – Anh nói đến đó tôi sực nhớ có lần liễn mang cơm cháo bám đầy cám gạo, và cả vẫy cá nữa, tôi mới hiểu ra: liễn đựng cơm cháo được dấu dưới hàng đem đi chợ bán.

Cơm nước xong tối đó tôi lại xuống hầm, lúc này tôi rất nóng ruột muốn về đơn vị vì thấy nhớ và lo không biết đơn vị hiện ở đâu. Trưa mẹ xuống như thường lệ tôi mạnh dạn ngỏ ý với mẹ nguyện vọng của mình. Mẹ làm thinh xoa đầu tôi mẹ cười. Chiều mẹ dẫn thêm 1 người lạ xuống hầm, tuy mẹ không giới thiệu nhưng tôi đoán chắc là một cán bộ của một đơn vị nào đó, chú hỏi thăm sức khỏe và hỏi tôi: Quê cháu ở đâu? Chú không nói gì thêm, trước khi lên hầm chú chỉ dặn tôi phải kiên nhẫn chờ và tin tưởng vào gia đình mẹ. Ở lại mình mình trong căn hầm ẩm ướt tôi thấy trống trải vô cùng, nhớ tới câu chuyện trong bữa cơm với gia đình tôi quý trọng gia đình mẹ lắm.

Chiều hôm sau, tôi được các anh bộ đội nhận đưa về đơn vị, thời gian và sự việc diễn biến quá nhanh tôi chưa kịp tìm hiểu gì thêm về các mẹ, các chị, thậm chí chưa nói được lời cảm ơn. Trên đường đi hỏi qua các anh bộ đội tôi mới biết. Nơi tôi vừa chia tay là làng Duân Kênh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Sau đó tôi tập kết ra Bắc, 20 năm trời xa cách, biệt tăm. Đi khắp đây đó trên đất Bắc và cả những năm học ở nước ngoài tôi luôn canh cánh bên lòng nỗi nhớ và khát khao ngày trở lại. Thế rồi sau ngày giải phóng Miền Nam năm 1976 tôi bôn ba từ Hà Nội tìm về thăm làng Duân Kênh – Đến làng được biết mẹ Tình đã mất, vợ chồng anh Khang chị Hậu cũng đã chết vì bom đạn của Mỹ, một chị dẫn tôi đến mộ mẹ cỏ đã phủ xanh, trống trãi thắp nén nhang tôi lạy mẹ lòng nặng trĩu, chị lại đưa tôi về nơi tôi được cất dấu và nuôi dưỡng năm xưa, trơ trọi nền đất cháy loang lỗ, không có bàn thờ tôi thắp mấy nén nhang cắm xuống đất, nơi trước đây là bàn thờ tổ tiên, tôi chắp tay vái lạy mẹ, anh Khang, chị Hậu, tôi khóc vì nhớ thương và chịu ơn mà chưa trả được ơn.

Thời gian cứ trôi đi và mỗi lần nghe bài hát: “Huyền thoại mẹ”… xóa sạch vết con về, mẹ ngồi dưới cơn mưa…” Quá khứ lại hiện lên tôi nhớ đến các mẹ, các chị làng Duân Kênh và trong lòng cứ day dứt mãi.

                                                                                          L.V.L

Lê Văn Lâu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 9 tháng 06/1995

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

27/04/2024 lúc 05:02

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

29/04

25° - 27°

Mưa

30/04

24° - 26°

Mưa

01/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground