Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người tâm huyết vì quê

T

ừ giữa năm 2005, trên một khu đất rộng hai héc ta bên cạnh tỉnh lộ bảy đi lên các xã miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, người ta thấy xuất hiện một cơ sở sản xuất kinh doanh mñ cao su. Cả miền đất hoang hoá, nhấp nhô cồn, đống một thời, nay đang được đánh thức bằng tiếng người, tiếng máy trong không khí tấp nập, khẩn trương. Đứng từ rất xa, mọi người vẫn nhìn thấy rõ dòng chữ vàng in đậm và rất to lên tường nhà máy: “Vì quê hương giàu đẹp”. Nhìn cơ ngơi này, ai cũng ngạc nhiên và đặt dấu hỏi: “Sao lại có người khờ khạo ném tiền vào vùng đất hoang vu để lập cơ sở sản xuất kinh doanh? Thật là hoang tưởng…”. Nhiều lời xì xào, bàn ra tán vào, không tin sự thành công của cơ sở này. Sự bán tín, bán nghi đó không phải không có căn cứ, vì trên đất Quảng Trị đã có người bỏ ra hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ nghiệp làm ăn lớn nhưng rút cuộc bị đổ vì bởi không thành thạo việc kinh doanh, thua lỗ đậm, chấp nhận “chết yểu”. Đằng này, chế biến mñ cao su thì thị trường đã đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, bạn hàng đã đâu vào đấy cả rồi, liệu người đi sau có cơ chen chân lọt không? Nếu không lường tính cụ thể thì chuyện bỏ ra nhiều tỷ đồng để rồi húc đầu vào đá là điều không thể tránh khỏi… Thương trường là như thế.

Chỉ chưa đầy nöa năm, cơ sở chế biến mñ cao su đi vào hoạt động. Người ta thấy rõ ý chí quyết tâm rất cao của ông chủ doanh nghiệp này. Cũng không ít người ngẫm nghĩ: “Có chí làm quan, có gan làm giàu” và họ bắt đầu chú ý đến ông chủ có gan đến vùng đất gò đồi này để làm một sự thay đổi trong tư duy nhiều người. Ông chủ này không lặp lại một số người đi trước bị thất bại trên thương trường. Toàn bộ hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến mñ cao su đều mua tại Việt Nam, do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đã có bài học đắt giá bày ra trước nhãn tiền là: mua dây chuyền công nghệ nước ngoài về, cứ ngỡ là mới, những thực chất là đồ sắp phế thải được “mông má” lại, bán giá cao, đánh lừa người mua không rành, kết cục mất cả chì lẫn chài, chỉ béo bở cho kẻ môi giới, chỉ chỏ, cò mồi bằng nước bọt. Những ai muốn làm giàu nhưng chưa lường hết sự nghiệt ngã của thương trường diễn ra ngoài ý muốn thì hãy coi chừng!. Với ông chủ cơ sở chế biến mñ cao su này thì sự khôn khéo và kinh nghiệm trong nền kinh tế hàng hoá đã ăn nhập ngay từ khi làm ăn bằng nghề kinh doanh thời trang cùng vợ ở nước ngoài.

Ông chủ ấy là ai? Xin thưa rằng, ông chủ ấy là một người con của miền quê đất đỏ có một phần đời lận đận từ thuở ấu thơ cho mãi đến khi tốt nghiệp dại học. Đó là Nguyễn Thế Hoài, sinh năm 1962, ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh. Cuộc đời của Hoài cũng như các thế hệ học sinh Vĩnh Linh thời chiến tranh chống Mỹ khốc liệt đã từng đối mặt với cái chết, phải xa gia đình, sơ tán ra các tỉnh ở miền Bắc để được sống và tiếp tục học tập. Hoài là một trong số ít học sinh Vĩnh Linh còn quá nhỏ được đi sơ tán đợt vét vào cuối năm 1967 trong chiến dịch K8 của Trung ương, đưa gần ba vạn học sinh Vĩnh Linh ra miền Bắc để gìn giữ những hạt giống cho mảnh đất luỹ thép đang bị chiến tranh huỷ diệt. Nguyễn Thế Hoài sơ tán ra thôn Xuân La, xã Quỳnh Xá, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Suốt những năm cấp 1 của Hoài trên đất khách quê người là một thời gian đằng đẵng nhớ nhà, nhớ quê nhưng đành phải giấu hết vào lòng để chăm lo học tập. Năm 1973, học hết cấp 1, Hoài cùng tất cả học sinh Vĩnh Linh được trở về với gia đình. Hình ảnh hoang tàn của quê hương sau chiến tranh in đậm vào ký ức của cậu bé thông minh và đa cảm này, nó trở thành nỗi đau đáu, canh cánh trong lòng dù bất cứ ở đâu. Bao nhiêu nỗi vất vả gian truân của mảnh đất và con người Vĩnh Linh cũng như gia đình sau chiến tranh đều lắng đọng vào tâm tưởng của chàng trai ấy. Những năm theo học phổ thông cấp 2, cấp 3, Nguyễn Thế Hoài theo gia đình đến ở thị trấn Hồ Xá. Bố của Hoài là ông Nguyễn Thế Trần có nghề rèn nổi tiếng trong và ngoài huyện. Ngoài thì giờ đến trường, Hoài dồn hết sức lực vào phụ rèn với bố. Có lẽ cái máu say mê nghề sản xuất kinh doanh manh nha từ khi được tiếp cận với sắt thép, búa, đe. Từng mÈu sắt, mÈu thép vụn khi đưa vào lò đều cho ra sản phẩm có ích. Ai hiểu được suy nghĩ của Hoài từ thuở còn đi học nhưng bàn tay đã làm ra đồng tiền đầy chai sạn, có một ý nghĩa to lớn trong cuộc đời? Anh biết quý trọng giọt mồ hôi của bố mẹ bên lò rèn lặp đi lặp lại công việc nặng nhọc hàng ngày để kiếm đồng tiền nuôi đàn em khôn lớn, trưởng thành. Trong tư duy của anh đã hình thành những nếp nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống và hạnh phúc của con người bắt nguồn từ thực tế bản thân.

Năm 1980, học xong cấp 3, Nguyễn Thế Hoài gia nhập quân đội, làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Lào. Năm 1984, Hoài xuất ngũ. Hết nghĩa vụ quân sự, chàng trai này thi đỗ ngay vào Khoa Hoá - Trường Đại học Tổng hợp Huế. Sự thông minh, lanh lợi đã giúp anh học giỏi. Nhưng cuộc đời vốn trớ trêu, tốt nghiệp đại học, xin việc khó khăn, chàng thanh niên này phải lận đận kiếm sống bằng nghề bu«n bán sắt thép và góp sức cùng bố làm nghề rèn. Sau khi lập gia đình, năm 1990, anh cùng vợ sang Cộng hoà Liên bang Nga trong diện du học tự túc. Tại Nga, vợ chồng anh mở nghề kinh doanh hàng may mặc. Đây là nghề cạnh tranh rất mạnh ở Nga, nhưng lại rất thuận lợi với khả năng, tư duy nhanh nhạy của đôi vợ chồng trẻ từ Việt Nam đến định cư. Mặc dù làm ăn ở xứ người giàu có nh­ng trong tâm khảm vợ chồng của Hoài lúc nào cũng mong muốn làm được một điều gì đó gọi là góp chút công sức cho nơi gốc rễ sinh thành. Có ai ngờ, tri thức từ ngành nghề được tiếp thu tại trường đại học ngày xưa đã trỗi dậy với Nguyễn Thế Hoài sau nhiều năm kiếm sống tại quê người. Cũng chính vì thế nên hai vợ chồng quyết định rất táo bạo: vợ ở lại Nga kinh doanh, chồng đưa tiền về nước lập nghiệp mới bằng nghề sản xuất kinh doanh mñ cao su, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho một số thanh niên chưa có việc làm. Trong những lần về thăm quê, hai vợ chồng xót xa trước cảnh những thanh niên ở thị trấn vô công rồi nghề sống lang thang đây đó, sa vào những chuyện xấu, phải bước vào vòng lao lý, để lại nçi đau cho gia đình. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cơ sơ chế biến mñ cao su hiện diện ở Vĩnh Linh với tên gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Anh - mà ông chủ không ai khác, đó chính là Nguyễn Thế Hoài.

Nhờ học khoa Hoá thời đại học, nên khi về nước tham khảo một số ngành nghề, cuối cùng Nguyễn Thế Hoài chọn nghề chế biến mñ cao su. Anh còn tranh thủ ý kiến của những chuyên gia và những người dày dạn kinh nghiệm trong nghề sản xuất kinh doanh loại “vàng trắng” này. Chồng ở Việt Nam, có vợ ở Nga hậu thuÉn. Nhiều người nói vui với Hoài: làm giàu xứ người để về quê lập nghiệp mới, vợ chồng mỗi người một ng¶ cũng cam lòng, cần tiền thì có vợ chu cấp. Trên thực tế đúng là như vậy. Vợ anh ở lại Nga nuôi hai con (một trai, một gái) ăn học và lo kiếm tiền đầu tư về cho chồng mở rộng cơ nghiệp. Đứa con trai của anh chị học rất giỏi, đang theo học trường đại học Lô-mô-nô-xốp nổi tiếng. Từ t¸m tỷ đồng ban đầu, sau hơn hai năm, Công ty TNHH Trường Anh có c¬ së trÞ gi¸ lªn tíi ba m­¬i tỷ đồng. Từ một dây chuyền chế biến mñ đông, mñ tạp, công ty xây dựng thêm dây chuyền chế biến mñ nước, đưa công suất 3.000 tấn thành phẩm lên 6.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Bước đầu, công ty đã có mét tr¨m công nhân lao động làm việc ba ca ổn định Trước mắt, công suất của hai dây chuyền chế biến đạt một nöa, nhưng cũng doanh thu trên mét tr¨m tỷ đồng mỗi năm. Hàng của công ty chủ yếu bán sang Trung Quốc, sẽ có khả năng sang Mỹ, Singapo trong tương lai. Trên 5.300 héc ta cao su tiểu điền ở huyện Vĩnh Linh sẽ là nguồn nguyên liệu lâu dài cho công ty hoạt động và phát triển. Trong những năm qua, công ty đã mua mñ đông từ miền Nam vì cao su ở Vĩnh Linh có khi thiếu hụt do sự cạnh tranh của những đơn vị khác. Ông chủ công ty phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, có lợi cho công ty và nông dân bằng cách đầu tư trước cho những đại lý, những gia đình mua ô tô vận chuyển mñ cao su, những hộ có diện tích cao su nhiều đang cần vốn để chăm sóc. Nông dân bán mñ cao su cho công ty còn được trợ giá nếu ở xa hoặc mñ cao su bị hao thất. Mñ đông, mñ tạp là vật liệu dự trữ thường trực tại kho để có khả năng bảo đảm công nhân không thất nghiệp khi hàng hoá thiếu hụt vài tháng. Số tiền mua vật liệu dự trữ ấy không dưới m­êi tỷ đồng. Để công ty đứng vững không phải chuyện giản đơn. Hàng chục tỷ bỏ ra không thể là chuyện nhỏ. Ông chủ công ty vừa đào tạo công nhân tại chỗ, vừa cất công tìm gặp, học hỏi những chuyên gia giỏi để không bị lạc hậu với thị trường về mặt hàng mñ cao su trong nước và thế giới. Nhìn cơ sở của công ty, người ta biết rằng ông chủ trẻ này còn đang bung ra, chưa chịu dừng lại như hiện tại. Bên cạnh nhà máy với hai dây chuyền chế biến mñ cao su đã có thêm một cơ sở được xây dựng để sản xuất phân bón vi sinh phục vụ cho nông dân trồng cao su và các loại cây trồng khác. Công ty đã có đề án trồng 2.500 héc ta cao su ở xã miền núi Vĩnh Ô để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài. Đề án này đang chờ cấp trên xem xét. Có một điều đáng khâm phục ở ông chủ Nguyễn Thế Hoài là: lúc khó khăn hay khi thuận lợi đều lặng lẽ tự điều chỉnh bản thân đi đúng hướng, không bi quan chán nản, cũng như mừng vui quá khích. Chuyện bạc triệu, bạc tỷ với ông chủ này rất bình thường, không phải là chuyện to tát. Bỏ ra vài chục, vài trăm triệu đầu tư cho một đại lý cũng coi là chuyện nhẹ nhàng như không có gì xảy ra.

Từ buổi ban đầu khó khăn, vất vả, mới sau hai năm, cơ sở chế biến mñ cao su của ông chủ Nguyễn Thế Hoài đã đứng vững và phát triển. Ở tỉnh Quảng Trị, có nhiều cơ sở chế biến mñ cao su nhưng Công ty TNHH Trường Anh vẫn ăn nên, làm ra. Bạn hàng của công ty ngày càng nhiều. Có những bạn hàng ngoại huyện, ngoại tỉnh đến Vĩnh Linh làm đại lý thu mua mñ đông, mñ nước nhập cho công ty. Có lúc trên địa bàn huyện khan hiếm mñ, công ty phải thu mua từ Gia Lai về 40% lượng mñ đông để nhà máy đảm bảo hoạt động bình thường. Từ một vùng đất hoang vu dựng lên một cơ ngơi sản xuất, chăm lo cho trên mét tr¨m con người ổn định công ăn việc làm trực tiếp tại nhà máy và kéo theo hàng trăm người có việc làm gián tiếp tại các vùng trong và ngoài huyện không phải là chuyện nhỏ. Chính Nguyễn Thế Hoài đã nói rằng: “Kinh doanh nghề này rất phức tạp. Nếu không thu hút được nguồn hàng thì s¶n xuất thua lỗ, công nhân thất nghiệp. Làm giám đốc công ty TNHH đúng nghĩa của nó không dễ dàng chút nào…”. Làm nghề sản xuất kinh doanh phải vừa khôn, vừa khéo, tự mình lo cho mình, không ai lo hộ cho cả. Lo đầu vào thật tốt chưa đủ, còn phải tìm đầu ra cho sản phẩm của mình cạnh tranh được với thương trường. Điều quyết định sản phẩm tồn tại lâu dài, bạn hàng ưa chuộng là chất lượng sản phẩm. Thành phẩm mñ cao su của Công ty TNHH Trường Anh đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế nên sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ nhanh chóng.

Ý nguyện từ nước ngoài trở lại xây dựng quê hương của Nguyễn Thế Hoài đã thành hiện thực. Tâm huyết của anh được thể hiện qua hành động, việc làm, tất cả vì quê hương. Rời bỏ chốn giàu sang, phú quý ở Thủ đô Mát-xcơ-va để đến chổ hoang vu vắng lặng tiếng người lập nghiệp mới, điều đó khẳng định ý chí, tình cảm mãnh liệt của anh vì quê hương, không có gì khác. Đúng như lời anh tâm sự với người thân: “Nếu trong cuộc đời làm được điều gì tốt đẹp cho quê hương thì nên làm ngay. Nếu không có quê hương đùm bọc nuôi dưỡng thì tôi cũng như các thế hệ học sinh Vĩnh Linh thời chiến tranh chống Mỹ không thể sống được đến bấy giờ. Một chút tình cảm đối với quê hương chưa thấm vào đâu nhưng làm được thì trong lòng thanh thản, không áy náy…”. Từ suy nghĩ và hành động như thế nên từ một người giàu có ở Nga nhưng không tiếng tăm, Nguyễn Thế Hoài trở thành giám đốc công ty TNHH tại quê hương Vĩnh Linh - Quảng Trị được mọi người biết tiếng. Nguyễn Thế Hoài đã tự mình vươn lªn ®Ó thµnh ®¹t trong kinh doanh, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình ë VÜnh Linh. Đó là niềm hạnh phúc chính anh tạo dựng nên bằng cả trái tim và khối óc của bản thân mình.

       L.N.H

 

Lê Nguyên Hồng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 161 tháng 02/2008

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

24/04/2024 lúc 23:00

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground