Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người về… soi bóng mình

Khi cuộc sống của con người ngày càng đề cao các giá trị tinh thần thì việc đi thăm viếng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng để thưởng ngoạn cảnh quan thanh bình, xa rời thế tục, tham gia vào các hoạt động tại đây như nghe giảng kinh pháp, tọa thiền, ăn chay, làm từ thiện… đang trở thành một xu hướng của cuộc sống hiện đại. Du lịch tâm linh không chỉ đơn thuần là đến và ngắm cảnh mà còn là sự chiêm nghiệm về bản thân và cuộc đời, một cách đi xa để tìm về với chính mình, hiểu sâu bản thể.

Khái niệm du lịch tâm linh đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở nước ta mới chỉ được nói đến trong khoảng hơn chục năm qua khi mà điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người được nâng lên. Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tại Ninh Bình (tháng 11/2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai thì du lịch tâm linh ở nước ta càng nở rộ. Cựu Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam đã từng khẳng định: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết…”.

Lắng đọng và tìm về tại không gian Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang. - Ảnh: Trương Hồng Chung

Lắng đọng và tìm về tại không gian Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang. - Ảnh: Trương Hồng Chung

 Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá, đợi xóa sân si dưới bóng bồ đề*

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch tâm linh rất lớn với hệ thống các đình, đền, chùa, nhà thờ, miếu, lăng… dọc theo chiều dài của đất nước, rộng cùng 54 dân tộc anh em và sâu trong bốn ngàn năm lịch sử. Số lượng người tham gia vào các chuyến du lịch tôn giáo ngày càng tăng lên và trở thành một nhu cầu thật sự, cần được các nhà hoạch định phát triển du lịch quan tâm và nghiên cứu. Đối với các nước trên thế giới, việc khai thác các giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong hoạt động du lịch đã được thực hiện dưới các hình thức như du khách Islam đi hành hương đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi, tín đồ đạo Phật đến Nepal, Ấn Độ chiêm bái những thánh tích của đạo Phật...

Dù tôn giáo nội sinh hay ngoại nhập, dù khởi nguyên giáo lý tôn giáo có đề cao tinh thần yêu nước hay không, nhưng “dân tộc và Tổ quốc” là giá trị được đề cao của những tôn giáo chân chính ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, nhờ gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, các tôn giáo đã tiếp biến được nhiều giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời, tôn giáo cũng đóng góp nhiều giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp vào nền văn hóa dân tộc, từ giá trị tư tưởng nhân bản, giá trị đạo đức nhân văn đến các giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Tôn giáo như là vật biểu trưng trung gian phát huy tác dụng đảm bảo sự liên hợp hài hòa giữa thế gian và siêu thế gian, xã hội và vũ trụ, phàm tục và thiêng liêng, và trên cơ sở đó, cũng đảm bảo sự liên hợp hài hòa giữa các thành phần xã hội với nhau, giữa các con người với nhau, vượt trên những mâu thuẫn cá biệt, những va chạm cá nhân. Giá trị này không chỉ khu biệt ở trong nước hay cộng đồng của một tôn giáo cụ thể mà còn có giá trị phổ quát đối với nhân loại.

Bất kỳ tôn giáo nào cũng giáo dục những thành viên trong cộng đồng sống hài hòa, đoàn kết, có ích và làm lợi cho cộng đồng, và ngoài ra, nó còn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp như chân, thiện, mỹ, làm thăng hoa đời sống cá nhân và cộng đồng. Chính vì vậy, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về chính trị, tôn giáo và môi trường, văn hóa và tín ngưỡng sẽ là sợi dây kết nối con người với nhau. Du lịch tâm linh góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện, khuyến khích tình bằng hữu, giúp vượt qua các thành kiến văn hóa và tôn giáo.

“Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá / Đợi xóa sân si dưới bóng bồ đề” (ca khúc “Đợi có một ngày” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Đối với người dân trong vùng, không gian tín ngưỡng, tôn giáo là nơi họ thường xuyên lui tới cho những ước vọng về đời sống tinh thần; là nơi để khơi gợi những mầm thiện trong mỗi con người, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp... Bên cạnh đó, cộng thêm với kiến trúc riêng biệt, độc đáo, các điểm này luôn tiêu biểu cho giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách từ nơi khác đến.

Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo cần được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, để từ đó có thể phát huy những giá trị tích cực trong sự nghiệp phát triển đất nước. Và tôn giáo cũng chính là nguồn tài nguyên quan trọng, có giá trị cho du lịch.

La Vang - nhìn từ góc độ du lịch tâm linh và trải nghiệm

Quảng Trị có nhiều địa điểm tâm linh và tôn giáo nổi tiếng trong và ngoài nước, một trong số đó là Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng). Đây cũng là nơi hành hương quan trọng với người theo Công giáo Việt Nam với hàng triệu tín đồ về hành hương ở nơi linh thiêng này mỗi năm. Bên cạnh đó, vào mỗi dịp Giáng sinh, hay Lễ hội rước kiệu Đức Mẹ La Vang (ngày 15/8) thu hút rất đông du khách và người dân địa phương.

Những trải nghiệm tâm linh thường giúp con người thư giãn, đạt tới sự cân bằng trong tâm hồn. Thế nên với các tín đồ đạo Công giáo, khi đến Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang người ta cảm thấy như đến được bến bờ của bình an trong tâm hồn, vơi đi những khó khăn trong cuộc sống. Xuất phát từ đức tin của người Công giáo, dần dần La Vang trở thành điểm du lịch thu hút du khách bởi quy mô và kiến trúc độc đáo.

Có thể thấy rõ tinh thần Việt thể hiện trong không gian kiến trúc và hình khối điêu khắc. Công trình thể hiện dấu ấn văn hoá Việt Nam qua ngói lưu ly xanh, hình tượng chim lạc, hoa và lá cây chè vằng (một loài cây làm nước uống đặc sản của địa phương). Các ý tưởng về điêu khắc trang trí phù hợp với các ý nghĩa, biểu trưng tôn giáo, phù hợp với không gian kiến trúc và hình khối đặc thù của các thánh đường. Ai có dịp đến La Vang vào ngày 15/8 hàng năm, hẳn sẽ có những ấn tượng khó phai, về một điểm du lịch mang giá trị văn hóa tôn giáo đặc biệt, mà không phải ở địa phương nào cũng có.

Hàng triệu giáo dân và du khách bị thu hút bởi nhu cầu tâm linh, đức tin và sự thưởng thức, chiêm bái những kiến trúc có giá trị độc đáo, riêng biệt. - Ảnh: Thanh Hồ

Hàng triệu giáo dân và du khách bị thu hút bởi nhu cầu tâm linh, đức tin và sự thưởng thức, chiêm bái những kiến trúc có giá trị độc đáo, riêng biệt. - Ảnh: Thanh Hồ

Trong quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, gồm bốn nội dung: du lịch sinh thái, du lịch thành thị, du lịch biển đảo và du lịch văn hóa - tâm linh - lịch sử, thì dòng thứ tư này có vị trí đặc biệt quan trọng. Riêng du khách đến các địa điểm du lịch tâm linh chiếm tới một phần ba. Chúng ta có thể xem tôn giáo như là một nguồn lực (một dạng tài nguyên) để phát triển du lịch, không chỉ là một nguồn lực thông thường mà là “một nguồn lực trí tuệ” như một chuyên gia về tôn giáo học đã phát biểu.

Bởi lẽ đối với những tín đồ của một tôn giáo, thì việc hành hương đến những địa danh tôn giáo là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu khi họ có điều kiện. Họ sẵn sàng chi trả tối đa để thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đối với những khách du lịch khác (khách du lịch bình thường khác trong hoặc ngoài nước), việc họ đến tham quan các địa điểm tôn giáo là một nhu cầu bình thường với những động cơ thông thường như tìm hiểu, nghiên cứu các tín ngưỡng, tôn giáo hoặc chỉ với do hiếu kỳ mà tới... Khách du lịch đến những vùng đất lạ, họ có nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, những quan niệm sống của các tộc người địa phương dù những giá trị đó có giá trị phổ quát toàn cầu hay chỉ là những giá trị trong nội bộ của tôn giáo, tín ngưỡng. Xét ở cả 2 góc độ này thì Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang đều đáp ứng được!

Phát triển hay giữ nguyên không gian tâm linh, tôn giáo?

Còn nhớ những năm tháng là sinh viên học ở TP Hồ Chí Minh, hầu như cuối tuần nào chúng tôi cũng đến dạo chơi Nhà thờ Đức Bà hoặc rảnh rỗi hơn thì vào nghe cha giảng đạo trong các buổi sáng chủ nhật dù không theo tôn giáo nào cả. Hoặc ai đến huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dù theo đạo Phật cũng đến Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi nhà thờ đá Phát Diệm).

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, chính sách tôn giáo thông thoáng, cởi mở của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để các tôn giáo phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội. Các di sản văn hóa trong tôn giáo được phát huy đã góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống tín ngưỡng tôn giáo nói riêng, đời sống tinh thần xã hội nói chung. Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ, trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới ngày càng khang trang. Không khí sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở thờ tự gắn với các lễ hội và văn hóa tâm linh hết sức sôi động. Nhiều lễ hội trọng đại của tôn giáo như lễ Phật đản sinh, lễ Chúa giáng sinh, lễ Vu lan bồn… thu hút đông đảo người dân có đạo và không có đạo tham gia, trở thành sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng. Nhiều cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo được mở rộng quy mô và xây dựng mới.

Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Do đó, việc sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại.

Du lịch tâm linh không chỉ đơn thuần là hoạt động hành hương, tôn giáo tín ngưỡng thuần túy mà còn là động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là cách thức để thế hệ hôm nay bày tỏ sự tưởng nhớ đối với công lao của các bậc tiền bối.

Trong quá trình phát triển du lịch tâm linh phải luôn gắn với phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan để du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa của con người ở vùng đất đó. Bên cạnh đó, phải có sự tham gia của chính người dân địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản văn hóa của địa phương, tạo sự kết nối để hình thành các tuyến du lịch tâm linh chuyên đề tạo ra những trải nghiệm hết sức ấn tượng cho du khách.

_______________________

* Lời ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

BÁT NHÃ

Mới nhất

Pa Ling mùa mưa

16 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Đi tìm cỏ

16 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

16 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Chị ấy…

16 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

31/03

25° - 27°

Mưa

01/04

24° - 26°

Mưa

02/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground