Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhìn lại cơn khát mùa khô Đông Hà năm 2003

Đ

ó là những ngày đầu tháng tám, khi mà cái nắng 36 - 37 độ C, có ngày lên tới 38 - 39 độ C  gay gắt kéo dài thiêu đốt trên toàn địa bàn. Những cơn mưa hiếm muộn  ngắn ngủi không làm dịu đi mảy may cơn nắng khát dường như đã lên đến đỉnh điểm của thị xã tỉnh lỵ. Vẫn nóng bỏng từng ngày một mối nguy cơ không còn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân thị xã trong mùa hè đã cận kề.  Vẫn một vùng đất khô khát phập phồng mong mưa. Nỗi khắc khoải lo âu hiện rõ nhất trên từng nét mặt của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty cấp thoát nước Quảng Trị. Hơn ai hết, họ hiểu rằng thêm một ngày nắng hạn là thêm một ngày mà rất nhiều mồ hôi, công sức và tiền của sẽ phải đổ ra để giành giật từng hạt nước hiếm hoi trong cuộc chạy đua với trời...

“Sông Vĩnh Phước đang cạn kiệt chưa từng thấy từ trước đến nay. Xin nói lại là cạn kiệt chưa từng thấy, vì so với tình hình thiếu nước nghiêm trọng hiện nay ở đầu nguồn con sông thì chuyện tương tự xảy ra trong mùa hè El Nino 1998 còn chưa thấm vào đâu. Trước đây khi sông cạn, chúng tôi đặt bơm chuyền cũng trữ được lượng nước đủ dùng cho khoảng mười ngày, còn bây giờ giỏi lắm chỉ ba ngày sau đã cùng kiệt”. Giám đốc Công ty Cấp thoát nước Quảng Trị Nguyễn Hải Đoàn đã nhận định như vậy với chúng tôi khi cùng đi xem tình hình nguồn nước cung cấp cho toàn thị xã Đông Hà trong chiều ngày 5 tháng 8. Quả thật, những gì được chứng kiến từ lòng sông Vĩnh Phước còn hơn cả sự tưởng tượng. Con sông đã hoàn toàn biến thành một khe cạn của cát và đá, dấu vết còn lại để người ta hình dung ra nơi đây từng là một dòng chảy chỉ là những hồ nước, vũng nước nằm rải rác giữa những mô đất cát lừng lững lộ thiên. Cơn mưa ngắn trong tối ngày 3 tháng 8 năm 2003, theo  nhận xét của những công nhân nhà máy nước đang nạo vét giữa lòng sông, hầu như không có tác dụng gì vì lượng nước ít ỏi còn chưa đủ thấm vào cát, Vĩnh Phước lại là một dòng sông ngắn (chừng 5km), không có nhiều nước từ các khe suối đổ về. Tại đây, tất cả những gì đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty cấp thoát nước đã và đang dốc sức làm đó là khơi dòng, nạo vét, chắt lấy một dòng nước nhỏ nhoi từ thượng nguồn dẫn về khu vực trạm bơm và đắp đập ở phía hạ nguồn để giữ nước. Ngay từ đầu tháng bảy, hoạt động nạo vét, khơi thông dòng chảy con sông đã được tiến hành với nhiều ca, kíp cán bộ, nhân viên trong Công ty làm liên tục, thời điểm cao nhất là 50 người trên ngày và thấp nhất là 20 người trên ngày. Đến những ngày đầu tháng tám này, tình hình trở nên cấp bách hơn, nguồn nước mỗi ngày một cạn kiệt, vì vậy lực lượng chống hạn phải duy trì thường xuyên, liên tục từ 35- 80 người trên ngày. Công việc vét nước, chắt nước, giữ nước liên tục khiến họ thực sự cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. “Vì vậy, chỉ cần mưa lớn kéo dài trong hơn nửa ngày là tụi tôi mổ bò ăn mừng”, một người nói vậy.

Để có thể duy trì lượng nước sinh hoạt thường xuyên cho sáu vạn dân của thị xã (mỗi ngày  tiêu tốn từ 10.000 - 12.000 m3 nước sạch, cũng có nghĩa là cần phải có ít nhất 13.000 - 16.000 m3 nước đưa vào khu xử lý - một lượng nước không nhỏ!), Công ty cấp thoát nước đã dốc gần như toàn lực cho việc chống hạn. Vào thời điểm này, hàng chục, hàng trăm công nhân ở các xí nghiệp cấp thoát nước huyện thị trực thuộc Công ty cũng đã được điều động về “ứng cứu” khẩn cấp trong tình hình hạn hán nghiêm trọng. Chúng tôi đã được thấy một cuộc chạy đua gay gắt để giành giật từng giọt nước còn lại trên một con sông chỉ còn thoi thóp giữa mùa hạn. Phía thượng nguồn, các tổ công nhân túc trực để đào một rãnh khơi thông sâu một mét, rộng bốn mét trên chiều dài 1500 m, đưa tất cả lượng nước ít ỏi đầu con sông chảy về khu vực trạm bơm I. Và phía hạ nguồn, cách trạm bơm chừng 200 m, một con đập cao 1,5 m được đắp từ trước cắt thành một hồ chứa nước cỡ vừa. Tại đây, bốn máy bơm ngược dòng (công suất 150 m3/ h/máy) hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm cùng hai máy bơm chuyền đưa nước lên khu vực sâu nhất, nơi đặt bơm hút của trạm. Thời điểm chúng tôi đến đây (5/8), hồ nước chứa phía dưới trạm bơm chỉ còn lại chừng 15.000 m3 nước, theo  tính toán của tổ cán bộ kỹ thuật đang trực máy. Nghĩa là chỉ ngay hôm sau lượng nước trong hồ sẽ hết sạch, một con đập khác sẽ phải được đắp ở khúc sông xa hơn và sáu máy bơm diezel lại tiếp tục di chuyển xuống để bơm chuyền.

Toàn bộ cư dân thị xã với sáu vạn người đang hoàn toàn trông cậy vào những giọt nước ít ỏi và khó nhọc. Đội ngũ công nhân Công ty cấp thoát nước hiểu điều đó và đã nỗ lực hết sức mình cho công tác chống hạn, với chủ trương “Còn nước thì còn... vét”. Nếu trời còn chưa mưa, hoặc mưa chưa đủ lớn thì họ còn phải tiếp tục vét, tận dụng đến giọt nước cuối cùng dù tính chất của công việc này là hết sức mệt mỏi và tốn kém, cả về sức người lẫn sức của (theo như tính toán, để sản xuất ra 1 m3 nước sinh hoạt trong thời điểm nắng hạn gay gắt này, Công ty phải bỏ ra chi phí gần 10.000đ, trong khi giá bán đang là 1.800đ/ m3 đối với nước sinh hoạt và 4.000đ/ m3 đối với nước dùng cho kinh doanh). Rõ ràng, trong tình hình cấp bách ấy, một nguồn nước ổn định đối với hoạt động của Công ty nói riêng và nhu cầu của người dân thị xã nói chung đang rất khẩn thiết. Thế nhưng, dự án đưa nguồn nước ngầm từ Do Linh (với nguồn vốn đầu tư lên tới 12,82 triệu USD) vào thị xã Đông Hà theo như khẳng định của đơn vị chức năng sẽ chỉ được sử dụng khi mọi nỗ lực giữ nguồn nước trên sông Vĩnh Phước đã hoàn toàn vô hiệu. Cũng có nghĩa đây chỉ là phương án sau cùng được tính đến khi tình thế đã trở nên bất khả kháng.

Xung quanh vấn đề này, Giám đốc Nguyễn Hải Đoàn cho biết: Các hạng mục chính của dự án nước ngầm Do Linh đến nay đã cơ bản hoàn thành, mười một giếng khoan với độ sâu hơn bảy chục mét tại Do Linh và sáu tổ máy bơm tăng áp công suất 15.000  nước/ ngày đặt tại Cam An đang vận hành tốt, hệ thống ống dẫn nước chính từ Do Linh vào đến Đông Hà đã lắp đặt hoàn thiện. Tất cả đều đã sẵn sàng. Tuy nhiên việc hòa mạng nước thị xã cho đến thời điểm hạn hán gay gắt này vẫn chưa khả thi vì một lẽ, nếu đưa nước ngầm Do An vào sử dụng, nguy cơ vỡ ống dẫn nước tại Đông Hà là rất cao, gây ra những khó khăn không nhỏ.

Chúng tôi được biết rằng, hầu hết các đường ống nước của thị xã đều  lắp đặt từ rất lâu, nhiều đoạn ống có từ những năm 1977, tính chất chắp vá, không đồng bộ, chủ yếu là ống dây đay xảm, do nằm lâu ngày trong lòng đất, khả năng bị mục là rất lớn. Khi áp lực nước tăng gần gấp đôi (khoảng 5kg so với áp lực khoảng 3kg lên thành ống như hiện tại) thì khả năng bục, vỡ ống là không thể tránh được. Vì vậy, vấn đề đặt ra không còn ở chỗ vỡ hay không vỡ mà là sẽ vỡ ở những điểm nào và bao nhiêu chỗ (ở tỉnh Tuyên Quang, nơi có mô hình dự án cấp thoát nước hoàn toàn giống  tỉnh ta, khi đưa hệ thống vào vận hành, đã có hơn 300 chỗ ống bị vỡ). Cái khó là phải cần một nguồn kinh phí khá lớn và một quỹ thời gian tương đối dài để sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống trong khi tình hình lại đang rất cấp bách, cả hai điều kiện này khó lòng được đáp ứng. Ngoài ra, các đường ống nước ở thị xã hiện nằm chủ yếu ở dưới các vỉa hè, mặt đường, nhiều chỗ bị các cơ sở hạ tầng xây dựng khác đè lên, khi ống vỡ, việc ứng cứu của ngành chức năng sẽ bị chậm và khó thực hiện, thậm chí có thể gặp rất nhiều cản trở.

    Theo tính toán, khi trạm bơm cấp 1 tại sông Vĩnh Phước không còn nguồn nước để hoạt động thì cũng là lúc nước ngầm Do Linh được đưa từ Trạm tăng áp ngã tư Sòng với công suất  7500 m3 ngày đêm, bằng năm mươi phần trăm công suất thiết kế tại trạm bơm Do Linh. Để chuẩn bị cho phương án này, Công ty cấp thoát nước Quảng Trị đã tổ chức triển khai các biện pháp khắc phục sự cố với việc đầu tư mua sắm một loạt thiết bị trên tuyến như van xả khí, van xả cặn, các khớp nối. Bộ phận kỹ thuật của Công ty đã khẩn trương lắp đặt và thay thế 21 van xả khí, thay mới 20 van chặn, tiến hành bảo dưỡng các thiết bị trên tuyến vào ban đêm từ 22h - 5h. Mọi nguồn lực đã được huy động, tuy nhiên, theo  báo trước của lãnh đạo Công ty, khi vận hành nước từ Do Linh vào hòa mạng Đông Hà, các sự cố dù ít dù nhiều vẫn xảy ra. Và do đó, hiện tượng mất nước cục bộ, mất nước theo giờ là không thể tránh khỏi.

Ngày 16/8/2003, tình thế trở nên cấp bách khi mực nước trên các lưu vực sông đã hoàn toàn cạn kiệt, sáu máy bơm diezel chỉ còn hoạt động cầm chừng để tận thu những giọt nước rò rỉ cuối cùng, Ban Giám đốc Công ty đã quyết định cho khởi động tổ máy bơm tăng áp tại ngã tư Sòng để cấp nước bổ sung vào Đông Hà. Và như đã tiên liệu, sự cố vỡ đường ống liên tục xảy ra trong bốn ngày ( từ 16/8- 19/8), với 34 mối vỡ trên các tuyến ống. Đương đầu với sự cố này, Công ty cấp thoát nước Quảng Trị đã phải huy động toàn bộ lực lượng cán bộ kỹ thuật tập trung khắc phục suốt ngày đêm nhằm giảm thiểu thời gian ngừng cấp nước từng khu vực đến mức thấp nhất.

Nhìn lại cơn khát hoành hành dữ dội trên địa bàn thị xã Đông Hà và các vùng lân cận trong mùa hè năm 2003, tập thể cán bộ Công ty Cấp thoát nước Quảng Trị đã có thể tự hào vì ý nghĩa và hiệu quả thiết thực đã đạt được sau những nỗ lực rất lớn để chống hạn, duy trì nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân. Theo đánh giá, Công ty đã hoàn thành xuất sắc đợt chống hạn năm 2003 - đợt hạn hán kéo dài nhất và có mức độ khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thành công lớn nhất là trong tình hình diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, Công ty vẫn đảm bảo tám mươi phần trăm nước sinh hoạt cho cư dân trên địa bàn thị xã, không gián đoạn. Và trong những ngày căng thẳng nhất của mùa hạn thì việc cấp nước vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục, tạo ra sự ổn định cần thiết trong đời sống của cộng đồng dân cư. Hơn lúc nào hết, ngay trong cuộc đối đầu với thử thách khắc nghiệt của thiên tai, người ta càng thấy rõ ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động và những cố gắng không mệt mỏi của từng cá nhân và cả tập thể cán bộ công nhân viên của toàn công ty.                                                                                           

T.T.H

Trần Thu Hòa
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 109 tháng 10/2003

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground