Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 10/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhớ một thời thương khó vỡ đất

Khai hoang lập nghiệp ở vùng đất được xem là rừng thiêng nước độc, họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để bạt đồi san đất tăng gia sản xuất góp phần kiến thiết lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất... Và chính nhờ hành trình vượt khổ ấy để đến hôm nay người dân nơi đây đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ những cánh rừng tràm mênh mông, những vườn cây lúc lỉu quả bốn mùa, một vùng đất “xanh” đáng sống mà rất nhiều người ao ước…

Ông Nguyễn Công Huệ đang xới đất làm cỏ cho vờn cam chừng 3 năm tuổi - Ảnh: T.Đ

Ông Nguyễn Công Huệ đang xới đất làm cỏ cho vờn cam chừng 3 năm tuổi - Ảnh: T.Đ

Một ngày nắng cuối tháng mười, chúng tôi ngược rừng để đến với mảnh đất Khe Lấp, một vùng gò đồi nằm về phía tây thành phố Đông Hà. Rong ruổi qua những rừng tràm bạt ngàn xanh thẳm, thoảng trong gió sớm mai mùi của cỏ cây, hoa lá tỏa hương thơm lừng bay khắp. Tuy thuộc thành phố nhưng dân cư nơi đây rất thưa thớt, những ngôi nhà hầu như lọt thỏm giữa những quả đồi mênh mông cây trái. Ông Nguyễn Văn Hồng, một trong những cư dân có mặt đầu tiên từ ngày “mở đất” khai hoang lập nghiệp chuyện trò với chúng tôi rằng, xưa vùng đất này rất hoang sơ, cây gai mọc chằng chịt trên đất cằn sỏi đá nên việc thuần thục đất đai để sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính. “Ngày trước làm gì có máy móc đào xới, san ủi, lật trở hiện đại như bây giờ. Mọi người chỉ dùng cuốc, xẻng, thuổng xới từng thớ đất, đá rất cực nhọc, khổ ải… Cứ thế, ngày làm đêm nghỉ, có những lúc thắp đèn đuốc làm xuyên thời gian nhằm mở rộng diện tích trồng khoai, sắn để thu hoạch được nhiều sản phẩm nhập cho hợp tác xã kịp thời phân phối…”, ông Hồng rưng rưng nhớ về một thời thương khó. Ngoài những lúc bận rộn việc chung trong phát triển kinh tế hợp tác xã, vợ chồng ông còn tranh thủ chăn nuôi, vào rừng hái sim, chặt củi, bứt tranh để bán kiếm thêm thu nhập nuôi đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Nhờ thế, trong mấy mươi năm cần cù, chịu thương chịu khó bám đất, bám làng nên gia đình ông cũng đã tích lũy được hơn 13 ha đất, trong đó dành 12 ha trồng rừng tràm và phần đất còn lại trồng cây ăn quả các loại...

Nhìn vườn cây xanh mướt trĩu quả chúng tôi băn khoăn rằng, hai ông bà đều đã lớn tuổi (trên bảy mươi), nhưng có bí quyết gì trong chăm sóc, dinh dưỡng? Ông Hồng nở nụ cười hiền rồi cho hay: Cách nay chừng mười năm, toàn bộ diện tích hơn ١ ha quanh vườn nhà đều được trồng các loại hoa màu nhưng hiệu quả kinh tế thấp nên ông bàn với vợ con thực hiện chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả đa canh gồm chanh tứ thời, bưởi da xanh, mít, cam, chè xanh… Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong chăm sóc thì đến nay vườn cây đa canh của gia đình ông phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. “Khi bắt đầu triển khai chuyển đổi mô hình, mọi thành viên trong gia đình đều phản đối. Nhưng với những phân tích thuyết phục, hợp tình, hợp lý nên mọi người đều đồng cam cộng khổ bắt tay vào thực hiện... Đến bây giờ nguồn thu từ vườn cây ăn quả và từ rừng trồng mỗi năm gia đình tôi thu nhập vài chục triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Cảm ơn cuộc đời đã cho sức khỏe để gắn bó đất đai, vườn rừng mà vợ chồng tôi đã nuôi năm người con trưởng thành, cuộc sống sum vầy, hạnh phúc...”, ông Hồng chia sẻ thêm.

Cũng như gia đình ông Nguyễn Văn Hồng, gia đình ông Nguyễn Văn Phượng và vợ Lê Thị Vệ bén duyên với vùng đất Khe Lấp từ những năm 1985. Theo ông Phượng, những ngày đầu đặt chân đến đây chỉ với một sức trẻ và khát vọng vượt lên đói nghèo. Ngày đó, cuộc sống ban đầu nương nhờ vào vùng rừng nguyên sinh bằng cách săn bắt hái lượm, có gì ăn nấy. “Phải mất rất nhiều năm lăn lộn trong nhọc nhằn cuộc sống của vợ chồng tôi mới thực sự ổn định khi đã trồng được khoai, sắn để tự túc được cái ăn, cái mặc và nhiều thứ khác...”, ông Phượng hồi tưởng. Và từ đó đến nay đã gần bốn mươi năm trôi qua, vợ chồng ông Phượng, bà Vệ vẫn miệt mài gắn bó bền bỉ, chinh phục vùng đất khó này để nuôi con cái học hành phương trưởng. Từ hai bàn tay trắng, gia đình ông đã khai hoang, phục hóa, tích cóp được chừng 25 ha đất trồng rừng tràm làm nguyên liệu giấy và hơn 1 ha đất thực hiện mô hình kinh tế vườn ao chuồng... “Mỗi ha rừng tràm khoảng chừng 5 năm tuổi hiện nay có giá bán trên 60 triệu đồng, và với diện tích hiện có của gia đình tôi thì hàng năm cho thu nhập rất ổn định, đảm bảo để trang trải cuộc sống hằng ngày”, ông Phượng tiết lộ thêm.

Còn với gia đình ông Nguyễn Công Huệ được xem là thế hệ thứ hai, không có nhiều đất đai như những thế hệ đầu tiên lên khai mở vùng đất mới. Nhưng với quyết tâm sắt đá, khát vọng vươn lên từ vùng gò đồi nắng cháy khô cằn này, ông dường như không cho đất nghỉ với mô hình trang trại tổng hợp và canh tác đa cây, đa con. Trong một diện tích khoảng chừng 2 ha, ông trồng rất nhiều những loại cây ăn quả gồm ổi, cam, bưởi, chanh... và nuôi gà thả vườn. Ông Huệ giải thích: “Ở dải đất miền Trung này thời tiết thường thay đổi khắc nghiệt, nhất là vùng Quảng Trị, nếu trong vườn chỉ trồng một hoặc hai loại cây ăn quả thì thu sẽ không bù chi. Nên trên cùng một diện tích phải trồng xen canh để hết mùa trái này thì có mùa quả khác thay thế, có như vậy thì người nông dân mới thu nhập được “quả ngọt” bốn mùa…”. Ngoài ra, tận dụng nguồn nước suối chảy dồi dào quanh năm ông Huệ còn đào ao thả cá, phục vụ tưới tiêu cho cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm, trừ các chi phí gia đình ông thu nhập từ trang trại và vườn cây ăn quả hàng chục triệu đồng.

Những ngôi nhà ở Khe Lấp lọt thỏm giữa vườn đồi mênh mông - Ảnh: T.Đ

Những ngôi nhà ở Khe Lấp lọt thỏm giữa vườn đồi mênh mông - Ảnh: T.Đ

Nhìn đôi bàn tay chai sần rám nắng nhưng rất khỏe trong từng nhát cuốc xới đất để bón phân cho những hàng cây cam chừng 3 năm tuổi, tôi thầm cầu mong cho gia đình ông Huệ, gia đình ông Hồng, ông Phượng... thật nhiều sức khỏe để tiếp tục chân cứng đá mềm, góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong xây dựng quê hương ngày mỗi phát triển đi lên... Và trước khi chia tay, ông Huệ không quên nhắc với theo rằng, để hiểu hơn về đất và người nơi này thì nên tìm gặp ông Nguyễn Văn Thương - Phó Chủ tịch UBND phường 3, bởi ông rất rành về vùng đất Khe Lấp xưa và nay.

Quả thật, khi chúng tôi vừa nhắc đến “miền đất quả vàng” này, ông Thương tâm sự với vẻ đầy tự hào về những lớp người đã không ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mạng vì đau ốm, bệnh tật để khai hoang, phục hóa vùng đất chai sần sỏi đá này. Để hôm nay có được những cánh rừng xanh ngút ngát kéo dài tít tắp, những vườn cây trái tươi tốt, đem đến cho người dân một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc... Và để khẳng định về niềm tự hào của mình, ông Thương kể rằng, năm 1976 thực hiện chủ trương, chính sách giãn dân xây dựng vùng kinh tế mới, có hơn 150 hộ gia đình người làng Đông Hà xưa đã tình nguyện lên Khe Lấp (nay là khu phố 1, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) để khai hoang, tăng gia sản xuất. Nhưng sau nhiều năm, đa số người dân không vượt qua được khó khăn, gian khổ nên phải rời Khe Lấp trở về nơi ở cũ hoặc đi làm ăn sinh sống nơi khác, chỉ còn lại một ít gia đình bám trụ cho đến tận bây giờ...

Hiện nay toàn vùng Khe Lấp có diện tích khoảng 1.100 ha, trong đó có 37 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phần còn lại chủ yếu đất trồng rừng và đất trồng cây ăn quả của người dân. Theo định hướng của chính quyền các cấp, trong những năm tới sẽ phát triển khu vực này thành không gian xanh với những vườn cây ăn quả kết hợp trồng cây dược liệu nhằm thu hút du khách thập phương đến tham quan, du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng... “Để kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng phát triển nơi này các cấp ngành cần có những ưu đãi kịp thời để họ yên tâm dựng xây các cơ sở hạ tầng chiến lược trong kinh doanh. Đặc biệt là cần điều chỉnh chính sách nhằm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm đất ở đô thị) cho các hộ dân định cư lâu đời ở đây. Có như thế mới tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, vay vốn ngân hàng mở rộng đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển hơn nữa ở vùng đất phía tây thành phố này...”, ông Thương bày tỏ thêm.

Từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng vùng kinh tế mới, vượt qua một hành trình gian khổ gần nửa thế kỷ, đến hôm nay người dân nơi này đã có cuộc sống thanh bình, no ấm, hạnh phúc... Và hơn thế, họ đã lan tỏa tinh thần kiên cường, bền bỉ, nỗ lực không ngừng vượt qua bao khó khăn, thách thức để bám đất, bám làng, vững vàng tăng gia sản xuất cùng bao thế hệ lớp người trong hành trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

TRỌNG ĐỨC

Mới nhất

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

8 Giờ trước

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Lan man chuyện “ăn hàng” ở Đông Hà

9 Giờ trước

Mỗi người đều tự hào và yêu quý nơi mình sinh ra theo mỗi cách khác nhau. Có người tự hào theo kiểu cùng quê với một danh nhân nào đó. Có người mang niềm tự hào với những công trình văn hóa, với lịch sử. Và dung dị như anh bạn tôi, tự hào vì ẩm thực, vì món ăn quê hương. Nên chi, hễ có bạn bè đến Đông Hà chơi, tôi lại gọi điện nhờ anh tư vấn nên mời người ta đi ăn món gì, ở quán nào. Anh bạn sành ăn coi việc trải nghiệm ăn uống của chính mình là một thế mạnh riêng, là niềm tự hào của bản thân anh.

Đông Hà một ngã ba sông, trăm dòng nước chảy

09/01/2025 lúc 15:53

Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, những dòng sông trôi qua thành phố Đông Hà an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình đất, tình người bên lở, bên bồi từ thượng nguồn nơi sông sinh ra cho đến khi sông hòa vào lòng biển lớn.

Hai chiều thời gian, nhìn từ một khu đô thị mới…

8 Giờ trước

Thời gian gần đây, mỗi khi thư thả tôi lại thường chạy quanh quanh khu đô thị mới Vincom Đông Hà. Rồi ngồi xuống những chiếc ghế để quanh khu vực công viên, ngồi thật im lặng và nhìn ra chung quanh, không chỉ xứng đáng để đây là một “đô thị mẫu” mà từ khu đô thị này chúng ta có thể chiêm cảm hai chiều thời gian cho Đông Hà và một hành trình phát triển.

Đông Hà xanh trên nền đất khát

2 Giờ trước

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

7 Giờ trước

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Bến đò Tùng Luật - Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

09/01/2025 lúc 15:22

Bến đò Tùng Luật thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương 7 km về phía đông và cách cầu Cửa Tùng 2 km về phía tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B - một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Làng cổ Diên Sanh nơi nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa (kỳ 2)

09/01/2025 lúc 15:11

Các công trình kiến trúc tiêu biểu và những dấu ấn lịch sử, văn hóa * Các công trình kiến trúc văn hoá tiêu biểu Cũng như bao làng quê khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân làng Diên Sanh sau khi đã ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới với vô vàn những gian nguy vất vả, họ cũng đã sớm thích nghi với điều kiện hoàn cảnh để cùng nhau chung sống, lao động và định hình nên một làng quê hoàn chỉnh. Đặc biệt, họ đã chắt chiu, dành dụm và sớm xây dựng nên một thiết chế văn hoá. Đó chính là những công trình kiến trúc tín ngưỡng lần lượt ra đời, hiện hữu và tồn tại qua hàng thế kỷ cho đến ngày nay, hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa của một làng quê truyền thống mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Đây chính là những dấu ấn lịch sử và văn hoá mà con người Diên Sanh đã dày công tạo dựng, tô bồi qua bao đời.

Làng cổ Diên Sanh nơi nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa (kỳ 1)

09/01/2025 lúc 10:38

Quá trình hình thành và sự thay đổi địa danh địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử Từ xa xưa trong lịch sử, trước khi thuộc về người Việt (nửa đầu thế kỷ XIV) thì mảnh đất Quảng Trị nói chung, làng Diên Sanh ngày nay nói riêng vốn là một phần đất của châu Ô, nằm trong lãnh thổ của vương quốc cổ Chămpa. Năm 1306, sau khi công chúa Trần Huyền Trân lấy vua Chămpa là Chế Mân (Jaya Shimhavarman III) thì phần đất từ phía nam sông Hiếu (Quảng Trị) đến bắc sông Thu Bồn (Quảng Nam) thuộc về lãnh thổ của Đại Việt. Châu Ô được đổi thành Châu Thuận trong đó có phần đất phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Lúc bấy giờ, làng Diên Sanh nằm trong châu Thuận. Hết thời nhà Trần, sang thời nhà Hồ, thời thuộc Minh và đầu thời Lê sơ, làng Diên Sanh thuộc huyện An Nhân/An Nhơn thuộc châu Thuận, trấn/phủ/lộ Thuận Hóa.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

11/01

25° - 27°

Mưa

12/01

24° - 26°

Mưa

13/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground