Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những người dân bắc cầu vượt sông

N

ung nấu ý tưởng gần 2 năm trời, cũng chừng ấy khoảng thời gian đi tham quan mô hình, tích luỹ kinh nghiệm và tiền bạc, 4 nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đã quyết định thực hiện ước mơ bắc chiếc cầu phao đầu tiên băng sông Bến Hải. Sau một thời gian ngắn thi công, ngày 30/4 vừa qua, chiếc cầu phao vững chãi đã được hoàn thành trong niềm vui sướng của những người nông dân táo bạo và bà con nơi đây.

 

NHỮNG LÃO NÔNG TÁO BẠO

          Các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ tuy nằm không xa QL 1A nhưng từ xưa đến nay lại dường như bị cô lập với bên ngoài bởi các nhánh sông Bến Tắt và Sa Lung. Người dân muốn ra QL 1A để đi vào TP Đông Hà đều phải đi vòng rất xa hoặc đi đò ngang rất nguy hiểm. Chính bởi vì địa thế cách trở như vậy nên vấn đề đi lại của bà con hết sức khó khăn, việc giao thương buôn bán cũng kém phát triển so với các địa phương lân cận. Vì thế, ước mơ về một cây cầu bắc qua sông Bến Hải để rút ngắn quảng đường đi của bà con vẫn khắc khoải từ bao đời nay. Và rồi vào một ngày, có bốn nông dân nơi đây đã quyết định bắc chiếc cầu phao đầu tiên băng qua dòng sông Bến Hải huyền thoại để phục vụ dân sinh... Chủ nhân của chiếc cầu ấy là bốn anh nông dân: Trần Công Chức, Trần Văn Trường, Trần Duy Bôn và anh Phạm Dũng.

          Những ngày này, nhiều người có dịp về thôn Huỳnh Xá Hạ, xã Vĩnh Sơn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự hiện diện của chiếc cầu phao lạ lẫm bắc qua sông Bến Hải- nơi trước đây vốn là rẻo đất heo hút của xã Vĩnh Sơn. Từ ngày cầu được bắc, thôn nghèo này trở nên nhộn nhịp và tấp nập hơn hẳn. Ông Phạm Văn Hùng, một người dân xã Vĩnh Sơn vừa xuýt xoa vịn tay vào thành cầu bồi hồi chia sẻ: “Có cầu qua hy vọng cuộc sống người dân nơi đây sẽ khấm khá hơn vì việc đi lại, buôn bán thuận tiện hơn rất nhiều. Không riêng chi tui mà nhiều người khác cũng vô cùng vui mừng vì từ nay quãng đường ra QL 1A để đi vào TP Đông Hà, hoặc đi thị trấn Hồ Xá... sẽ được rút ngắn hơn nhiều lần”. Cây cầu được xây dựng tại quãng sông đoạn gần con đường trung tâm của thôn Huỳnh Xá Hạ. Chuyện bắc cầu qua sông Bến Hải thực ra đã được anh Trần Văn Trường ấp ủ thực hiện cách đây mấy năm. Thời điểm đó anh Trường đã có ý định bắc cầu nhưng do địa điểm bắc cầu vấp phải dự án đường tránh lũ và kinh phí thực hiện chưa đủ nên ý định của anh Trường không thành. Quyết tâm không bỏ cuộc, sau nhiều lần suy nghĩ anh Trường rủ rê thêm ba người bạn khác là các anh Bôn, Chức, Dũng cùng làm cầu. Tất cả họ đều là những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn nhưng có lối suy nghĩ táo bạo. Bốn nông dân cùng có khát vọng bắc cầu vượt sông gặp nhau gật đầu cái rụp rồi bắt tay vào chuẩn bị cho “dự án” lớn trong đời mình. Dự án bắc cầu phao của các anh được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ nên phần nào diễn ra thuận lợi. “Khó nhất khi thực hiện việc bắc cầu là do nền đất mềm nên cọc nhồi cố định hai đầu cầu phải đóng khá sâu, thêm nữa là phải thiết kế cả khoang thông thuyền cho tàu bè qua lại. Trước khi làm cầu, bốn anh em tui đã rất nhiều lần vào tham khảo, tìm hiểu thiết kế của những chiếc cầu phao đã được bắc trên sông Thạch Hãn. Sau khi tìm hiểu kỹ anh em tui mới quyết định nhờ tư vấn thiết kế”. Sau khi có bản thiết kế, bốn nông dân lại phân chia nhau mỗi người mỗi việc: người thì chạy vật liệu, người làm thủ tục giấy tờ, người giám sát thi công... để sớm hiện thực hoá cây cầu. Cây cầu phao được xây dựng có chiều dài 110m, rộng 2,5m; một khoang thông thuyền có chiều dài 8m, chiều cao 3m; 30 dàn phao làm bằng thùng phuy nhựa loại tốt... với tổng kinh phí xây dựng là 1,5 tỷ đồng.

 

NỐI BỜ VUI

Đi ung dung trên chiếc cầu mới toanh, hai trong số 4 nông dân có “cỗ phần” trong dự án cầu phao là ông Trần Duy Bôn và anh Trần Công Chức cười rổn rảng bảo rằng, bắc được chiếc cầu này là ước mơ lớn của đời họ.

-Là nông dân rặt, các anh lấy đâu ra nhiều tiền mà làm cầu như vậy? “Thì cũng là tiền chắt bóp cả đời làm nông và vay mượn thêm anh em họ hàng mới có tiền xây cầu. Nhưng bọn tui tính cũng chẳng lỗ, vì chỉ khoảng 4 năm sau là bọn tui có thể thu hồi vốn”, anh Trần Công Chức nói tự tin.

-Với số tiền ấy các anh có thể làm được nhiều việc khác có thể thu hồi vốn nhanh hơn nhưng tại sao các anh lại nghĩ chuyện xây cầu chỉ để “nhặt tiền lẻ”? “Thực sự khi bắc chiếc cầu này bọn tui không nặng vấn đề kinh tế mà chỉ nghĩ đơn giản, công trình mình làm ra sẽ mang lại lợi ích thiết thực, sự thuận tiện cho bà con là chủ yếu. Thấy ai qua cầu cũng cười tươi, không phàn nàn gì là bọn tui thấy vui rồi”, lão nông năm nay đã 58 tuổi Trần Duy Bôn, thật thà tâm sự. Những đối tượng học sinh thuộc diện gia đình khó khăn khi qua cầu sẽ được miễn phí hoàn toàn, còn những người đi thường xuyên thì sẽ được giảm giá vé. “Tôi thấy giá vé qua cầu như vậy là khá hợp lý. Vì nếu so sánh với quảng đường đi vòng vèo xa hơn thì chắc chắn qua cầu sẽ có lợi hơn lại rút ngắn thời gian rất nhiều”, anh Phúc, một khách đi qua cầu cho biết. Không chỉ mang lại sự thuận tiện cho việc đi lại, cây cầu phao này cũng sẽ là con đường đưa nông sản của bà con vùng Lâm- Sơn- Thuỷ (các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thuỷ) ra ngoài dễ dàng hơn, tránh được sự ép giá của tư thương. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng về các ngôi làng bên kia sông để làm nhà cửa cũng thuận lợi và giảm được chi phí hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, cây cầu băng sông Bến Hải cũng góp phần đưa vùng dân cư dọc hai bên bờ thuộc 2 huyện Vĩnh Linh- Gio Linh xích lại gần nhau hơn. Từ lúc cây cầu được nối liền, mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến xem trong sự vui mừng khôn tả, trong đó vui nhất có lẽ là các em học sinh bấy lâu phải vượt đường xa đến trường. “Từ nay chúng em đã có thể đạp xe đến lớp vì đã có chiếc cầu phao bắc qua sông. Khi chưa có cầu chúng em muốn qua bên kia sông học là phải đi đường vòng rất xa hoặc phải đi đò ngang rất nguy hiểm, sợ nhất là vào mùa mưa lũ”, một nhóm học sinh ở thôn Hải Chữ, xã Trung Hải đang trên đường qua cầu đi học vui mừng cho biết. Ngồi ung dung bên quán nước mới được mở ở gần cầu phao, lão nông Trần Duy Bôn khề khà cho biết: “Ao ước bắc cây cầu phao bấy lâu nay của tụi tui rứa là đã trở thành hiện thực. Từ nay người dân các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ muốn ra QL 1A sẽ rút ngắn thời gian rất nhiều. Tui nhớ ngày đầu mới hoàn thành, nhiều ông bà già ở các thôn vì vui mừng quá nên đi ra giữa cầu vịn lan can lay rầm rầm. Nhiều cụ còn đòi nhảy từ cầu xuống sông tắm cho sướng, nhưng bọn tui kịp thời can ngăn chứ không chắc các cụ ấy làm thật”. Vừa bấm đốt tay nhẩm tính, ông Bôn nói tiếp: “Ở vị trí tui đang đứng đây, nếu đi ngược theo đường cầu tàu Tiên An để ra QL 1A sẽ phải mất quảng đường khoảng 8km, còn đi đường qua thôn Châu Thị sẽ xa hơn 16km. Còn qua cầu phao ra QL 1A thì chỉ cần hút chưa hết điếu thuốc là tới!”. Và có một điều đến lúc gần chia tay với các nông dân nơi đây chúng tôi mới biết được, là trong số các nông dân bắc cầu lần này thì anh Trần Công Chức cũng là người đã từng có ý tưởng ngăn sông Bến Hải ở đoạn nhánh Bến Tắt để làm công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho cánh đồng lúa khô hạn của xã Vĩnh Sơn. Nhưng đáng tiếc là ý tưởng đó đã không được tạo điều kiện thực hiện. “Dù thế nào thì ước nguyện bắc cầu của tụi tui đã thực hiện được. Hy vọng việc làm nhỏ của bọn tui sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con, góp phần đưa làng quê mình giàu hơn, no ấm hơn. Khi bắt tay vào việc bắc cầu chúng tôi cũng chỉ ao ước một điều như thế”, anh Chức tâm sự chân tình. Rời Huỳnh Xá Hạ khi nắng đã lên cao, nhìn những đoàn xe máy, xe đạp bon bon trên cây cầu phao mang “thương hiệu” của những nông dân nơi đây, chúng tôi thầm nghĩ: trong công cuộc xây dựng nông thôn giàu đẹp cũng chỉ cần những việc làm như thế. Những việc làm chưa hẳn quá lớn lao nhưng xuất phát từ lối nghĩ mang đậm chất nông dân ấy, công trình của họ đã thật sự mang lại lợi ích thiết thực cho những người dân quê vốn còn nhiều lam lũ.

L.Đ.V

 

�ng"�n h>O��Nc gặt mùa, như người ngư dân đang bắt cá. Họ tiếp chúng tôi trong phòng khách có điều hòa nhiệt độ mát đến nổi da gà, dẫn chúng tôi đi đến các trung tâm điều hành các công nghệ xử lí dầu hay khí, rồi tất cả vào nhà ăn bữa cơm theo cách ăn tự chọn khá thịnh soạn. Họ còn theo chúng tôi tìm đến các vị trí đẹp nhất để chụp hình lưu niệm. Tóm lại, những người công nhân ấy, mỗi tháng có 15 ngày ra nhà giàn, sống dưới trời và trên sóng, họ làm việc bận rộn và kĩ lưỡng nhưng bình thản và đam mê, sống một kiểu sống vừa rất đặc biệt những cũng hết sức thông thường...Họ là một phần của nhân dân, một phần của dân tộc hôm nay, là một phần tất yếu của cuộc sống Việt nam trong thời đại Công nghiệp hóa.

Và cái nhà giàn hùng vĩ giữa trùng khơi ấy, cũng là một phần của đất nước Việt Nam, cái thềm lục địa phập phồng dưới chân các nhà giàn kia, những con sóng xao xuyến vỗ xung quanh kia, những dòng dầu và khí rào rào chảy trong các đường ống như những động mạch khổng lồ kia, và cả ngọn lửa cháy vĩnh cửu ở chóp cao kia nữa..Tất tất đều là một phần  đương nhiên của đất nước, một phần của giang san gấm vóc Việt Nam ta. Mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi được đứng trên nhà giàn đã giúp tôi nhận ra cái lẽ rất đương nhiên nhưng lại quá đỗi thiêng liếng ấy. 

*** 

Đêm nay, mới 12 Âm lịch mà trăng đã gần tròn. Một ngày nắng nóng bức bối đã tạm trôi qua cũng như sự bức bối, ấm ách trong lòng tôi gần mười ngày nay... cũng đã có phần lắng xuống. Bởi tôi đang ngồi trước biển Cửa Việt, cái cửa biển quê nghèo nhưng lại mang trên vai danh nghĩa đại diện cho cửa ngõ nước Việt. Biển vẫn yên bình. Nồm lên dìu dịu. Sóng se sẽ, khiêm nhường áp lên bãi bờ. Tôi cố tạo ra dáng ngồi bình thản trên cát để nhìn ra khơi xa nơi đang chấp chơi vô vàn những ánh đèn của tàu đánh cá. Và tôi gửi lòng về phương trời xa xôi ở phương nam nơi có những giàn khoan kiêu hùng ấy, những mạch dầu ùng ục trào lên và tuôn vào các mạch đường ống ấy... Những tấm áo bảo hộ lao động màu da cam ấy chắc đang lên xuống khẩn trương nhưng lại rất bình thản trong nhịp sống lao động và tình yêu cháy bỏng nước non biển trời. Có bao nhiêu mạch nguồn như thế nữa đang âm thầm chảy trong ruột đất mẹ , dưới muôn trùng sóng vỗ trên thềm lục địa Tổ quốc ta? Bất giác tôi lại thấy rùng mình, không phải vì ngọn gió mạnh đang thổi tới, mà hình như từ một cảm giác bất an xa mờ đâu đó ngoài kia.

Ấy là tôi. Chứ những người công nhân áo màu da cam kia chắc vẫn đang rất bình thản. Bình thản nhưng khẩn trương. Cả cái ngọn lửa trên chóp đỉnh giàn khoan kia vẫn đang cháy khẩn trương và bình thản. Cả cái dáng hùng vĩ của nhà giàn giữa trùng khơi kia nữa...Tôi thầm kêu: Tổ Quốc ơi! Đất nước chúng ta, biển dịu êm của chúng ta đã chứng minh bằng lịch sử hàng ngàn năm rằng, dẫu có muôn vàn bão táp, dẫu cho chớp bể mưa nguồn.. thì đất ấy, người này cứ vẫn bình thản mà khẩn trương. Cực kì khẩn trương nhưng lại rất bình thản. Ý nghĩ ấy làm lòng tôi dịu lại, và biển Cửa Việt trước mặt hình như cũng dịu dàng hơn.

Biển Cửa Việt, đêm 13/6/2011

X.Đ 

 

LÊ ĐỨC VIỆT
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 202 tháng 07/2011

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground