Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Niềm vui của mẹ

M

ẹ Phùng Thị Điếu ở làng Tân Trại Hạ, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh được xem là người sống lâu nhất làng. Đến nay mẹ đã sống  trọn một trăm tuổi.

Mẹ sinh từ đầu thế kỷ trước (1901) mà đến đầu thế kỷ XXI này mẹ vẫn sống khỏe mạnh và còn minh mẫn lắm. Ông Nguyễn Văn Khuê, con trai thứ của mẹ năm nay đã 65 tuổi, thương binh chống Mỹ cho biết: “Mặc dầu đã sống đến cái tuổi như vậy, nhưng bà vẫn còn nhớ rất rõ những chuyện của làng, của xã, chuyện của mỗi gia đình. Từ cái chuyện ông Nguyễn Uẩn- một thành viên của Tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội – tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam về làng giác ngộ thanh niên tham gia tổ chức cách mạng, kêu gọi dân làng đứng lên đánh Pháp; bộ đội ta đánh đồn Tân Trại Thượng, đồn tây ở Mũi Rú do nấu ăn bằng dầu bốc cháy phừng phừng, kho đạn nổ cả đêm. Đến cái chuyện dân làng dỡ nhà ra làm công sự chiến đấu cho dân quân, khẩu đội 12ly7 của ông Nguyễn Minh bắn cháy máy bay Mỹ lòi mây cây bót…”.

Hầu như tất cả những biến động dữ dội của làng, của xã, mọi nỗi vui buồn của mỗi gia đình và những kỷ niệm của cuộc đời mình vẫn in đậm trong ký ức già nua của mẹ. Tôi ngồi trước mẹ và cảm thấy mình có lỗi với quá khứ. Quá khứ sâu dày và thăm thẳm quá! Sâu thẳm như dòng sông chảy qua trước làng…!

Mẹ sinh hạ được sáu người con vừ trai vừa gái. Người nào cũng khỏe mạnh và phương trưởng lắm. Người thì đi bộ đội, người thì ở lại bám trụ đánh Mỹ, người thì đi dạy học, người thì mãi mãi không trở về với mẹ. Ông Nguyễn Văn Sam một sĩ quan quân đội về hưu, thương binh 4/4 xúc động nói với tôi:

- Tội lắm eng nờ! Miềng đi biền biệt suốt tháng suốt năm hết chiến dịch đường Chín, lại qua Nam Lào, lại về Thành Cổ, không vợ không con, vò võ tay súng mũi lê tay súng mà đi tới, mà xông lên giết giặc. Đến khi bị thương, nằm ở trạm quân y giả chiến tôi cứ khóc rưng rức, khóc như chưa được khóc bao giờ. Bởi vì hơn mười năm cầm súng, có lúc nào người lính được yếu mềm đâu.  Chỉ có xông lên và giết giặc. Sự yếu mềm bị khỏa lấp trong niềm thù hận, trong sự tranh chấp, trong sự mất còn của vận nước. và em biết không, cô y tá cởi quần tra thuốc vào vết thương ở bộ hạ tôi là vợ tôi bây giờ đấy. Ngày ấy Luyến đẹp lắm. Đẹp như một bông hoa rừng mà bọn tôi hay ngắt cài vào ngực làm duyên vậy. Chung chinh mà sâu thẳm, yếu mềm mà cứng rắn đến lạ lùng. Đến nay Luyến vẫn giữ được chiếc khăn lau nước mắt cho tôi ngày ấy. Tôi được chuyển về tuyến sau một trạm quân y dã chiến thứ hai ở xã Vĩnh Giang, trước khi chuyển ra quân y viện 108.Thân thể đầy băng trắng, mắt cũng bị băng kín vì vết thương ở đuôi mắt nên chẳng thấy được gì. Tôi nghiến răng chịu đau. Đau đến nỗi muốn chết đi cho khỏe. Qua một đoạn đường di chuyển, lại phải qua sông, hết dìu đến cáng tôi lên cơn sốt mê man, đái, ỉa cả ra quần. Khi tỉnh lại mắt ráo hoảnh và khô khan, bơ thờ như mình là người xa lạ với mọi người, với quê hương. Thì ra tôi được trở về làng, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tô không khóc mà sao thấy rưng rức cả cõi lòng. Thì ra nước mắt của tôi đã trút vào lòng của mẹ, của Luyến. Biết tin tôi bị thương nặng được chuyển về trạm quân y, mẹ đã nhào đến như một cơn lốc. Không ai ngăn được mẹ. Mẹ ôm chầm lấy tôi và nước mắt mẹ chan ướt ngực tôi. Thấy mẹ khóc cả trạm quân y khóc theo. Và tôi, môt người lính chiến bị sốt rét rừng, bị những chặng đường hành quân, bị vết thương do bom đạn thù gây ra vát kiệt máu và nước mắt, lại yếu mềm tuôn trào nước mắt trước nỗi đau của mẹ. Thì ra, mẹ chúng ta đau hơn chúng ta rất nhiều. Sau khi ra viện tôi được chuyển về trường Đảng Vĩnh Linh, còn luyến đi học ở Trường tuyên huấn Trung ương, sau cũng về công tác ở đấy. Chúng tô thành lập gia đình. Eng hỏi chúng tôi có yêu nhau không ư? Không yêu sao khi biết tôi còn một hòn dái mà cô ấy vẫn lấy làm chồng. Chúng tôi có con là nhờ giáo sư Phan ở bệnh viện 108 cả đấy. Hôm Luyến sinh tại bệnh viện, mẹ bảo thằng quân con anh cả đèo lên Hồ Xá vào tận phòng sản thăm cháu. Mẹ khóc vì mẹ mừng vui quá làm y bác sĩ ai cũng cảm động.

Ông Sam cười nghẹn ngào và nhìn tôi thăm thẳm. Thì ra khi con người ta được thổ lộ những điieeuf sâu kín của cuộc đời mình, họ cảm thấy thanh thản và myên bình trước cuộc sống. Tôi rất quí ông. Sinh thời tôi cũng học trường làng với ông, với Võ Xoan. Xoan rao võng, học giỏi và tốt bụng. Còn ông đẹp trai và thâm trầm lắm.

Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện với nhau, mẹ vẫn ngồi nhai trầu ở bên kia giường. Thấy chúng tôi ngưng câu chuyện mẹ hỏi:

Đứa nào như thằng nướng con ông Ngân rứa Khuê?

Đúng con ông Ngân đó mệ nờ! (ông Khuê trả lời). Nghe ông Khuê trả lời như vậy, mẹ nhai vội miếng trầu, đứng dậy đi lại phía tôi. Tôi vội vàng chạy dìu mẹ lại bàn. Mẹ ôm chầm lấy tôi, vuốt vuốt hai vai rồi nói:

Con ông Ngân đấy ư! Đi đâu mà bữa nay mới về làng. Nghe mẹ nói như vậy, tôi bối rối như là người có lỗi.

Quên gì thì quên đừng quên làng nghe con (mẹ nói tiếp). Tau nhớ năm năm ba, chú Uẩn với eng Ngân từ chiến khu Thủy Ba về hoạt động, lúc đó tây hắn đóng đồn Mũi Rú rồi. Lúc trở lên chiến khu thím Thàn ở xóm dưới cho chú Uẩn một xấp thuốc lá. Không biết đứa mô điểm mà hắn phục kích bắn chết chú Uẩn ở Tiền Dương. Bọn hắn ác cắt trôốc chú cắm lên cái đòn xóc dựng ở cây đa cháy đầu cầu Mũi Lò không cho ai đem chôn. Sau eng Ngân lên chiến khu báo bộ đội ta về cướp lại trốôc của chú đem lên chôn cất ở chiến khu đấy chứ. Thương mấy chú mấy eng không được đến bữa nay mà hưởng độc lập, mà thấy dân làng ta sung sướng. Nói xong mẹ khóc, nhớ về những người cùng thời trong những năm khốc liệt của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Mẹ trở lại ngồi ở giường, lại nhai trầu bỏm bẻm tịnh tại như ngồi ở đấy tự bao giờ trên đất của làng…

Sinh thời, mẹ là một phụ nữ tảo tần, hay lam hay làm. Mẹ vào Hội phụ nữ cứu quốc, hội mẹ chiến sĩ cùng con chấu bám trụ đánh Mỹ. Mẹ được tặng thưởng Huân, Huy chương chống Pháp, chống Mỹ, vừa rồi nhân ngày quốc tế Người cao tuổi, mẹ được tặng quà và tặng huy hiệu. Mẹ vui lắm. Ông Khuê cho biết thêm: Mệ ham làm việc lắm. Mấy năm trước còn chăm được cả con lợn, nuôi còn được cả con gà nữa kia đấy. Mẹ bảo: “Tay chân không làm gì nó buồn lắm”. Còn bây giờ chỉ còn ngồi chơi với các cháu, các chắt, lúc nào rỗi lại chống gậy đi thăm các nhà trong xóm, ăn miếng trầu, kể dăm ba câu chuyện ngày trước. Hôm cháu Quân con bác Tỏ được bầu làm chủ nhiệm, mệ bảo tôi gọi cháu sang rồi dặn “Làm chủ nhiệm là lo việc cho làng, cho dân. Đồng tiền, phân bạc không được đơn sai. Mần sai là có tội với dân đó cháu nờ!”. Đâu phải cháu Quân mà ngay bọn tôi đây lúc nào mệ cũng dặn như rứa. Noi gương mẹ chúng tôi không quản khó nhọc quyết nuôi con ăn học thành người. Nói để eng mừng, bốn đứa con của tôi đều vượt khó học giỏi cả. Ba đứa đầu đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học sư phạm đã ra công tác, còn đứa thứ tư là cháu Nguyễn Văn Đức mà hôm eng vô Huế có gặp cháu ở nhà ông giáo đại tá ấy, đang học năm thứ ba trường Đại học Nông lâm. Cháu vượt khó học giỏi lắm. Năm ngoái cháu được trao học bổng toàn phần, năm nay cháu được Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương và trao giải thưởng “Học trò giỏi, hiếu thảo”. Cháu đang làm cán bộ đoàn trường và là đối tương của Đảng. Được tin cháu Đứa tiến bộ mệ vui lắm. Nói xong, ông nhìn tôi cười kín đáo. Tôi hiểu sự kín đáo của ông mặc dầu biết mẹ đang rất vui. Mẹ vui vì con cháu đều lao động giỏi, đều là những cán bộ đảng viên gương mẫu, những thương binh “tàn mà không phế”, những học trò vượt khó học giỏi. Chính niềm vui ấy đã tạo cho mẹ sức mạnh vượt qua những trầm luân của cuộc đời, sẽ sống lâu hơn để được tận mắt chứng kiến những đổi thay kì diệu của quê hương, đất nước. Và tôi người viết những dòng này kính mong mẹ sống lâu hơn để mỗi lần trở về tôi được nghe kể về những câu chuyện của làng…

N.N.P     

Ngô Nguyên Phước
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 85 tháng 10/2001

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground