N |
hà tôi ở gần một xóm thợ. Bình thường ngày nắng cũng như ngày mưa, quãng 4 - 5 giờ sáng là rộn lên một chuỗi âm thanh í ới, lép nhép, lóc cóc, lách cách của từng tốp người hối hả đi làm. Đã lâu, chuỗi âm thanh đó trở thành quen thuộc đối với mỗi chúng tôi đến mức nếu như không có nó thì đứa con tôi khó có thể ngủ tiếp giấc đến sáu giờ. Vậy mà dạo này trong dàn hợp âm độc đáo ấy bỗng chen vào từng tiếng thùng thùng, lộc cộc của các thứ xô, chậu va nhau. Nhà tôi lại không ngủ được, vì âm thanh ấy. Nước, người ta đi chở nước uống từng đêm!
- Cho đến giữa tháng Tám này, Quảng Trị coi như lên đến cực điểm của cơn khát - Ông Nguyễn Văn Bài, Phó giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định. Rồi ông thông báo cho chúng tôi một con số kỷ lục chưa từng có từ hàng trăm năm nay. Rằng đã có gần một nửa số dân tỉnh Quảng Trị đã lâm cảnh thiếu nước sinh hoạt. Cơn khát lịch sử đã làm khô cháy hàng vạn héc ta cây trồng, khiến cho hàng vạn người nháo nhác tìm nước uống. Riêng thị xã Đông Hà tinh lỵ 6 vạn dân xưa nay yên bề mỗi ngày vặn vòi ăn, uống, tắm rửa hết 7000 m3 nước sạch từ trạm bơm Vĩnh Phước, đã phải đổ xô ra chợ Đông Hà tậu cả lô lốc những thùng, những can, những xô, những chậu để nhào xuống giếng làng, xuống kênh thủy lợi Nam Thạch Hãn, Trúc Kinh mà chở nước về. Cả tháng trời gần 500 công nhân và bộ đội nhễ nhại mồ hôi đêm ngày quai cuốc, xẻng để nạo vét, chắt từng vốc nước đọng ủm mùi uế địa dưới lòng sông, để rồi buộc phải đưa ra kế sách cuối cùng chỉ cầm hơi được cho bệnh viện, trại thương binh nặng và trường mẫu giáo. Còn chủ trương bao cấp 5 lít nước/ ngày cho một khẩu coi như... hổng dám bàn! Có thể nói chưa bao giờ người ta quí từng giọt nước như vậy.
Anh tôi đi học bên Tây hai năm nay cắn răng chi hơn triệu bạc để điện thoại về thăm hỏi và lo lắng:
- Chú ý dùng nước sạch cho con nghe em. Mùa hè bệnh tật dễ phát lắm.
Chị tôi nói cáu vặc lại, chẳng nề vì cơn giận của mình bay qua gần nửa vòng trái đất:
- Sạch, sạch cái con khỉ. Có nước đã là quí hiếm lắm rồi. Cứ lo sạch thì chết khát à?
Thằng bạn tôi công tác ở huyện Đakrông về chơi, cầm tờ Báo Quảng Trị dò hồi lâu rồi rên rỉ đầy giọng nhà chùa:
- Thiên tai, thiên tai! Sao ở cõi ta lại có chuyện kỳ lạ? Nơi phải gạn nước ao mà dùng, lại có nơi nước sạch cứ chảy vô hồi kỳ trận ra ao, ra hồ cho ngan, vịt vẫy vùng!
Tôi liếm cặp môi khô nẻ, nạt bạn:
- Chém mồm chém miệng, ăn với chả nói. Đang cơn đại khát, nói thế phải tội với dân chết.
- Không tìn ông cứ lên Đakrông mà xem - Hắn gân cổ cãi. Tôi vội lãng sang chuyện khác nhưng không thể không quyết định đến tận cái nơi có cảnh đối lập khó tin ấy.
Ra đi mà bụng cứ canh cánh, bởi tôi vẫn biết vấn đề nước sạch cho vùng nông thôn lâu nay luôn là chuyện thời sự của tỉnh. Và cùng với các hoạt động KT - XH khác, trong những năm qua, Quảng Trị đã chú trọng đầu từ phát triển hệ thống nước sạch cho các khu vực dân cư từ thành thị đến nông thôn theo tinh thần của chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bằng những cố gắng của Nhà nước, nhân dân địa phương và tổ chức UNICEF, đến nay trên địa bàn Quảng Trị đã thu được 2.987 nguồn nước sinh hoạt được quy chuẩn “sạch”. Riêng trung tấm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1990 đến nay đã khoan lấp 'bơm tay 2.404 cái, đào mới và cải tạo 361 cái giếng, xây dựng 45 bể chứa nước mua loại 4m3 và 11 hệ thống nước tự chảy. Với từng ấy nguồn quy chuẩn, theo tiêu chí của tổ chức UNICEF thì tỉnh ta đã có 358.440 người dân ở nông thôn trong tổng số 429.133 người - ở khu vực này đã được dùng nước sạch, đạt tỉ lệ 83,52%. Quả là một tỉ lệ thật lý tưởng cho nông thôn Quảng Trị, bởi mục tiêu phấn đấu của cả nước đến năm 2000 mới có 80% dân nông thôn được dùng nước sạch. Qui chuẩn thì nói nghe mát tai thế đấy, nhưng trên thực tế thì sao?
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Trị thì một nguồn nước chuẩn trong thực tế chỉ phục vụ cho khoảng 6 - 20 người, thay vì 120 người theo tiêu chuẩn quốc tế. Bởi vậy nếu lấy con số tối đa 20 người/ nguồn thì hiện nay vùng nông thôn Quảng Trị chỉ mới có khoàng 59 - 740 người được dùng nước sạch từ các nguồn do UNICEF tài trợ đầu tư, chiếm 13,9% dân số nông thôn. Vậy thì đếu bao giờ Quảng Trị đạt tỉ lệ 80% dân số dùng được nước sạch từ các nguồn nói trên? Theo các nhà chuyên môn ở ngành NN-PTNT thì với mức đầu tư như hiện nay thì sớm lắm phải... 30 năm sau, còn chậm cũng phải 60 năm (!).
Dẫn ra vài con số tham khảo như vậy, chúng tôi muốn nói một điều rằng nước sạch cho nông thôn tỉnh ta đã và đang đặt ra thật bức xúc, nhất là ở vùng miền núi. Tại đây có nơi bà con phải đi xa đến 7 cây số để cõng nước uống. Nhiều nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm nặng, là môi trường phát xuất nhiều loại bệnh tật, tác hại trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy trong những cố gắng của mình, Nhà nước đã đầu tư hàng tỉ đồng đế tạo ra các nguồn nước sạch cho đồng bào vùng cao. Nhiểu công trình đưa vào sử dụng đã có hiệu quả thiết thực, cải thiện một bước quan trọng đời sống nhân dân. Tuy nhiên vấn đề cộm lên xung quanh chuyện nước sạch cho vùng cao là nhu cầu xây dựng hệ thống cấp nước thật bức xúc, nhưng khi đã có hệ thống rồi thì quản lý, sử dụng thế nào cho có hiệu quả lại là nỗi bức xúc không kém. Trong thực tế, nhiều công trình phát huy tác dụng, nhưng lại có những công trình sau thời gian ngắn lại hạn chế đến mức tối đa. Chung quy đều tại bởi cách quản lý mà thôi.
Trở lại với chuyến đi Đakrông của tôi. Tại trung tâm huyện lỵ, ông Phó Bí thư hường trực Huyện ủy nhăn mặt khi tràảlời chúng tôi chuyện nước. Thì ra ở đây nước uống đang là vấn nạn của cả huyện. Ngay như cán bộ chủ chốt muốn tắm cũng phải xin mời… ra suối. Mà suối chỉ tắm được buổi sáng sớm thôi chứ còn về trưa hoặc chiều thì coi chừng... ngứa.
Với tâm trạng đầy cảm thông cùng anh em vùng khó, chúng tôi lội vào xã Mò Ó. Ông Chủ tịch UBND xã Hồ Xuân Hồng nhả khói thuốc Chợ Lớn mù mịt cả căn phòng treo đầy bằng khen, phấn khởi kể chyện đổi mới. Nghe tôi đã nỗi khan nước ở ngoài huyện ủy, ông Hồng khà khà cười, tự hào nói:
- Cán bộ chịu khổ để cho dân bản sướng. Bởi thế cho nên Nhà nước mới đầu tư 50 triệu đồng xây dựng cho đồng bào hai xã Mò Ó và Triệu Nguyên chúng tôi một công trình nước tự chảy đủ cấp cho 1.500 người.
Đoạn ông Chủ tịch hăng hái dẫn chúng tôi đi xem công trình. Nắng là thế, bụi là thế, và xa nửa, thế mà chủ tịch không ngớt hoa tay:
- Một đập nước này, 11 bể chứa này, ba ngàn rưỡi mét đường ống này, vòi này, van này…
- Thưa Chủ tịch, bà con ta được dùng nước sạch này từ bao lâu rồi ạ? - Tôi cắt lời ông.
- Năm ngoái thôi. Tốt lắm - Hồ Xuân Hồng trả lời.
Vui với niềm vui của Chủ tịch xã, tôi thuận tay vặn một vòi nước. Nhưng kìa, chẳng có nước chảy. Không tin, tôi nhắc nắp bể. Trời, khô rang. Một cái, hai cái, rồi cả 11 cái bể như nhau, không có lấy một giọt nước. Tôi quay lại hỏi Chủ tịch xã:
- Vì sao bể không có nước?
Ông cười hồn nhiên:
- Nước không chảy vào bể.
- Vậy chảy vào đâu?
- Vào nhà.
Té ra cái công trình nước hiện đại, nỗi kỳ vọng ngọt ngào của đồng bào vùng bản Mò Ó, khởi đầu cũng hoành tráng lắm. Một ngàn rưỡi dân của hai thôn Phú Thiềng (Mò Ó) và Phú Thanh (Triệu Nguyên) chấm dứt cảnh lội bộ 2-3 cây số gùi nước. Chỉ cần vặn vòi bể là có nước sạch, khác nào dân ở thị xã đâu? Nhưng đâu được gần một năm, dần dần một số gia đình ở đầu nguồn đã tự động kêu thợ về đục đường ống, nối thẳng vào nhà mình cho tiện. Một nhà, rồi hai nhà, ha nhà, cho đến nay, chúng tôi đến đây và chứng kiến không dưới 50 hộ nối tuyến ống như thế. Họ dùng đủ thứ ống, nhựa có, cao su có, sắt có... và điểm chung nhất là nhà nào cũng không có van đóng mở. Nước cứ phun đêm ngày như suối. Sinh hoạt thừa thãi, có nguy cơ bị ngập úng mía cho nên họ có sáng kiến đào ao cá. Vậy nên dù ở nơi cao nhất trong xóm nhưng nhiều hộ gia đình ao cá vẫn đầy ắp nước. Trong khi đó ở dưới thấp cây cối xác xơ, khô khát. Và khi chúng tôi tới đây giữa những ngày đỉnh điểm cùa nắng hạn thì vẫn có nhiều nhà bắt tay đào ao nuôi cá mà nguồn nước lấy từ đường ống công cộng. Ở thôn Phú Thiềng có những nhà ở ngay cạnh bể chứa công cộng nhưng cũng đục, nối cho được ống dẫn vào nhà mình, để cho chảy vô hồi kỳ trận, trong khi bế chứa không có lấy một giọt nước. Ngạc nhiên về điều này, tôi hỏi Chủ tịch xã, Hồ Xuân Hồng bẽn lẽn giải thích: "Không phải nước không chảy vào bể được mà do người ta không muốn cho nó vào bể, sợ làm “sụt áp” các vòi trong nhà. Bởi thế phương cách “ổn áp” của họ là bít chặt hết các tuyến ống chày vào bể, như đóng chặt van, thậm chí họ phá van, nêm một đoạn gỗ... thế là xong".
Đến đây tôi mới ngộ ra cái điều mà thằng bạn tôi rên rỉ. Một công trình cấp nước sinh hoạt thật tốt, thì công rất công phu, chỉ gần một năm đã ra nông nỗi ấy. Để rồi từ chỗ hầu hết đồng bào trong vùng được dùng nước sạch, cáo chung cảnh còng lưng gùi nước suối. Đến nay cũng hầu hết trong số họ phải ngày ngày cống nước xa 2-3 cây số, như thuở nảo, thuở nào. Còn nước sạch “tiêu chuẩn”, sự quan tâm của nhà nước và cộng đồng xã hội dành cho đồng bào thì mải miết chày xuống ao, xuống hồ cho ngan, vịt của một số người vùng vẫy.
“Vì sao lại có tình trạng này?” Tôi chất vấn ông Chủ tịch xã Hồ Xuân Hồng về công tác quản lý. Ông gãi đầu:
- Xã nhà chúng tôi rất quan tâm đến công trình này và phân cấp quản lý cho thôn trưởng Phú Thiềng là ông Hồ Văn Mơ trực tiếp phụ trách. Hiềm một nỗi lực lượng quản lý thì mỏng mà tính tự giác của bà con chưa cao. Vậy nên ông Mơ có đi nhà này thì nhà khác đục ống. Mãi rồi đành bó tay.
Ám ảnh những vòi nước này đêm phun xối xả xuống ao trong khi những bé gái còng lưng gùi nước và những cái bể khô rang, nứt nẻ... tôi phóng vội về Đông Hà, đến gõ cửa Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; bà mẹ đã đẻ ra công trình giá trị tuy chỉ 150 triệu để mong đổi lấy một giá trị ngàn vạn lần thế. Ông Nguyễn Văn Thể, giám đốc Trung tâm, buồn rầu:
- Có bà mẹ nào vui nỗi khi đứa con mình chết yểu đâu anh. Nhưng biết làm sao được, chúng tôi thi công xong, bàn giao và chịu trách nhiệm bảo hành những phần việc theo hợp đồng mà thôi.
Lật giở những bản hợp đồng, biên bản bán giao, tôi mới biết đơn vị này sẽ bảo hành công trình trong một năm, nhưng chỉ với chất lượng công trình và kỹ thuật thôi, chứ hậu quả của việc buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở và sự thiếu ý thức bảo vệ của công của không ít người thì trung tâm này làm sao “bảo hành” được? Thế mà có lúc giả thiết sự xuống cấp của công trình nước Mò Ó đã hướng về họ. Nghĩ thật oan!
Làm sao để có một cơ chế quàn lý công hiệu với các công trình nước ở nông thôn, nhất là ở vùng núi? Thiết nghĩ đã đẽn lúc chính quyền các cấp cần phải quan tâm đến nỗi bức xúc này để tránh tình trạng En-ni-nô của thời tiết đã đang tâm làm khổ dân lành rồi chính con người ta lại đổ dầu vào lửa mà tác hại đến cộng đồng.