Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ông già bên cầu Hiền Lương

M

ột câu chuyện diễn ra cách đây hơn một phần tư thế kỷ ở cầu Hiền Lương, cây cầu bắc ngang qua sống Bến Hải đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Ngày 30 - 5 - 1975, sau giải phóng miền Nam tròn một tháng, mười anh em cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng chúng tôi được cử ra biên giới phía Bắc công tác. Đoàn chúng tôi đi trên chiếc xe GMC, chiến lợi phẩm của địch. Xe khởi hành từ Nha Trang, qua một ngày vượt hơn chục ngọn đèo với gần sáu trăm cây số, đường dài gian nan vất vả ai cũng thấm mệt. Trưởng đoàn cho chúng tôi nghỉ chân ở Huế, ăn tối và ngủ một giấc trên bờ sông Hương để lấy lại sức. Bốn giờ sáng, cả thành phố Huế còn chìm trong giấc ngủ, trưởng đoàn đã đánh thức chúng tôi dậy lên xe đi tiếp. Xe vừa ra khỏi thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chừng non một cây số, dưới anh trăng vàng nhạt, chúng tôi thấy một người đàn ông hớt hải chạy đuổi theo xe chúng tôi. Vừa chạy ông vừa la lớn, la khản cả giọng: “Các… chú… giải phóng ơi, cho tui đi nhờ về bên bờ Bắc với!”. Nghe tiếng kêu, tôi cùng với vài anh em trên thùng xe, đập mạnh vào sườn xe báo hiệu cho dừng xe lại. Xe giảm tốc, dừng lại bên lề đường một lát thì người đàn ông chạy tới, trên vai khoác một chiếc túi vải, thở hổn hển nói:

- Các chú làm phúc cho tui đi nhờ về Vĩnh Linh. Quê tui ở bên nớ; vợ con tui ở bên nớ. Ngót chục năm xa cách giờ không biết còn hay đã chết trong chiến  tranh cũng không hay. Xin các… chú… Nói chưa hết câu, nước mắt ông đã giàn dụa, cổ nghẹn không nói thành lời.

Thương hoàn cảnh của ông, một ông già gầy guộc, râu tóc bạc trắng, nhìn dánh người thật thà, chúng tôi mời ông lên xe.

Xe ra đến đầu cầu Hiền Lương trời đã sáng tỏ. Ông xin chúng tôi cho dừng xe để ông xuống đi bộ trên cầu. Chiều theo nguyện vọng của ông, chúng tôi xuống xe, đi bộ cùng ông qua cầu.

Cầu Hiền Lương đây ư? Lần đầu chúng tôi được nhìn thấy cầu Hiền Lương, ai cũng ngỡ ngàng, bồi hồi xúc động. Một cây cầu bình dị bắc qua sông Bến Hải, một dòng sông cũng không rộng. Vậy mà đôi bờ phải chia cắt suốt mấy chục năm trường!

Ra giữa cầu chúng tôi dừng lại, đứng ngắm dòng sông Bến Hải dưới ánh nắng ban mai chiếu xuống dòng sông lấp loáng. Ông già ngồi bệt xuống cầu, hai tay vuốt nhẹ lên thành câu, gương mặt trầm ngâm như để nhớ về những ký ức sâu thẳm trong lòng ông.

- Lúc đầu gặp chúng tôi, bác nói gia đình bác ở Vĩnh Linh, hẳn bác biết nhiều về cây cầu này. Bác có thể kể cho anh em chúng tôi điều gì đó được không? – Đồng chí Trưởng đoàn hỏi. Ông nâng vạt áo lên thấm nước mắt bằng một giọng trầm đục, ông kể:

- Vào những năm 1964, 1965 giặc Mỹ leo thang ra đánh phá miền Bắc, lúc bấy giờ hai đầu cầu Bắc, Nam Hiền Lương được kiểm soát nghiêm ngặt. Bên bờ Nam đêm đêm bọ Mỹ, Ngụy thường bắn pháo dữ tợn sang bờ Bắc. Chúng tăng cường tuần tra dọc bờ sông, trông thấy có bóng đên thấp thoáng dưới mặt sông là chúng xả súng bắn điên loạn. Ở thời điểm nay người dân bên bờ Bắc không được tự do đi đánh bắt cá trên sông như những năm trước. Đêm 20 tháng 10 năm 1966, một đêm trời rét mưa bụi lất phất, tôi được lãnh đạo khu Vĩnh Linh giao nhiệm vụ đóng giả người đi câu sang địa phận bên kia cầu để nắm tình hình hoạt động của địch, trở về báo cho bộ đội Đặc công bí mật vượt sông sang tiêu diệt những ụ pháo của địch dọc bờ Nam (Ngày ấy tôi là đội viên đội du kịch đặc khu Vĩnh Linh). Tôi vẫn thường xuyên hàng đêm sang phần cầu phía Nam câu cá, đã quen biết một số cảnh sát bờ Nam. Đêm hôm đó không cho tôi, bọn cảnh sát cũ không còn thằng nào, chúng thay vào toàn lính mới. Chúng không biết tôi, nghi tôi là việt cộng bắt về đồn. Chúng giam giữ ở đòn mấy ngày đêm, tra tấn dã man. Chúng buộc tội tôi phải khai ra mọi hoạt động của ta ở bờ Bắc. Tôi một mực không khai nửa lời. Chúng thấy không khai thác được gì đành phải thả tôi ra nhưng không cho về bờ Bắc, buộc tôi phải vào cư trú ở Đông hà dưới sự kiểm soạt nghiêm ngặt của chúng. Từ đêm đó tôi phải xa bờ Bắc, xa gia đình vợ con. Hàng đêm lén ra bờ sông âm thầm nhìn ra cầu Hiền Lương, nhìn sang bờ Bắc lòng đau như cắt. Cây cầu Hiền Lương với tôi, với đồng bào Vĩnh Linh gắn bó như máu thịt. Vậy mà ngót mười năm trời, giờ tôi mới được tự do đi trên cầu.

Nghe xong câu chuyện của ông, anh em chúng tôi ai cũng cảm động rơi nước mắt. Chúng tôi dừng lại khá lâu trên cây cầu chất chưa đao thương một thời của toàn dân tộc để hít thở cái không khí thanh bình trên dòng sông Bến Hải yêu thương sau ngày giải phóng. Chúng tôi nhìn ngắm đôi bờ dòng sông Bến Hải, vuốt ve từng thanh cầu còn hằn sâu những dấu vết đạn bom quân thù, cả những thanh cầu mới sửa chữa còn thơm mùi gỗ. Bỗng lòng tôi bồi hồi nhớ đến những câu thơ chan chứa tình của nhà thơ Tố Hữu trong trường ca “Nước non ngàn dặm”:

“… Sông Bến Hải bên bồi bên lở

Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương

Cách ngăn mười mấy năm trường

Khi mô mới được nối đường vô ra?

Bây giờ cậu lại bắc qua

Ván thơm gỗ mới cho ta gặp mình…”

Câu chuyện giữa chúng tôi với ông già cách đây đã hơn ba chục năm, là cả một khoảng thời gian dài; đủ cho một con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Một khoảng thời gian mênh mông để cho mỗi người trong chúng ta quên đi nhiều chuyện. Nhưng với tôi, tôi không sao quên được cái buổi sáng tháng 5 năm 1975 ấy, cái buổi sáng lần đầu trong đời được đặt chân lên cây cầu Hiền Lương, một cây cầu đã pahir đánh đổi bao xương máu của đồng bào, đồng chí suốt mấy chục năm trường mới giành lại được từ tay quân thù. Tôi không sao quên câu chuyện của ông gì, một người dân bình dị ở Vĩnh Linh mà trước khi vội chia tay chúng tôi chưa kịp hỏi tên.

Giờ đây, cứ mỗi lần có dịp ra Bắc công tác, khi đi qua cầu Hiền Lương tôi lại bồi hồi nhớ về ông cùng với câu chuyện cảm động của ông – Ông già bên cầu Hiền Lương.

 

X.T

 

Xuân Tuynh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

15 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

15 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

15 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

15 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground