Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Phát triển văn hóa: Tăng giá trị nông thôn mới

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ quan điểm của Đảng ta trong xây dựng nông thôn: “Có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”. Trong xây dựng nông thôn mới, văn hóa là một trong những tiêu chí thực hiện khó khăn nhất. Và thực sự khi nào văn hoá len lỏi sâu rộng vào từng gia đình, ngõ xóm, thì những danh hiệu “gia đình văn hoá”, “khu dân cư văn hoá” mới đi vào thực chất và biến thành nguồn lực, nguồn vốn phục vụ phát triển.

Ông Trần Trọng Tuấn - Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo đời sống văn hóa nông thôn Quảng Trị nhiều nơi có sự thay đổi, đạt được những thành tựu quan trọng. Nhà ở, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện; môi trường văn hóa nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn. Xây dựng nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo nông thôn, mà phải đi vào chiều sâu, gắn với bản sắc, giá trị nông thôn. Vì thế, bộ tiêu chí Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 318/QÐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có 2 tiêu chí liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa đó là tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về ấp văn hóa, khu phố văn hóa. Hai tiêu chí này liên quan mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, vừa giúp gìn giữ giá trị truyền thống, vừa tạo sự xác lập đời sống văn hóa mới, làm tiền đề phát triển nhiều nhân tố khác.

Lễ hội cầu ngư ở miền biển Vĩnh Linh thu hút đông đảo người dân trong vùng và khu vực lân cận - Ảnh: Thanh Thọ

Lễ hội cầu ngư ở miền biển Vĩnh Linh thu hút đông đảo người dân trong vùng và khu vực lân cận - Ảnh: Thanh Thọ

Tiêu chí văn hóa: Khó nhiều bề

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Huy Hùng cho biết, để đạt 2 tiêu chí trên không phải là điều đơn giản, rất nhiều địa phương trong tỉnh đang gặp khó khăn trong quy hoạch quỹ đất, kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất văn hóa cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chí để được công nhận ấp văn hóa, khu phố văn hóa, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Hiện nay, công tác quy hoạch đất dành cho các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở một số địa phương chưa có nhất là các đô thị và vùng miền núi như: Hướng Hóa, Đakrông... Một số địa phương mặc dù đã bố trí nguồn vốn nhưng chưa có đất, chưa giải phóng mặt bằng để tiến hành xây dựng nên chậm tiến độ thực hiện nguồn vốn. Qua thực tế, một số địa phương chưa thực hiện hoặc còn chậm thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công trình văn hóa.

Một số trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn chưa đạt chuẩn, thiếu nhiều hạng mục và các hạng mục không đồng bộ, xuống cấp, cũ và hư hỏng, diện tích không đảm bảo cho các hộ dân sinh hoạt vì sau sáp nhập số hộ tăng lên. Công tác sửa chữa còn chậm, chưa bố trí được kinh phí để xây dựng mới. Các dụng cụ, trang thiết bị dành cho vui chơi giải trí thể thao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân.

 “Tỷ lệ đạt chuẩn văn hóa đối với thôn, bản, gia đình ở Quảng Trị tuy cao nhưng ở một số nơi vẫn tồn tại các biểu hiện thiếu văn minh, văn hoá, thiếu tự giác trong sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường, các vấn đề xã hội và tệ nạn vẫn diễn biến phức tạp. Với đặc thù và chịu sự chi phối về đặc điểm địa lý, phong tục, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng miền nên trình độ phát triển về văn hóa không đồng đều giữa các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh” - ông Nguyễn Huy Hùng chia sẻ.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí để đầu tư phát triển xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh đầu tư về xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn khó khăn, nguồn xã hội hóa còn hạn chế. Việc đầu tư các nguồn lực còn ưu tiên cho các xã, huyện về đích nông thôn mới trong năm 2023. Nguồn sự nghiệp từ Trung ương về mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất của các công trình văn hóa còn hạn chế trong khi nguồn lực cần đầu tư của các xã, huyện rất lớn, niên độ thời gian thực hiện ngắn.

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình còn rất hạn chế so với mục tiêu, nhiệm vụ. Nguồn lực huy động tại chỗ ở một số xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn từ quỹ đất và đóng góp của nhân dân. Việc phân cấp cho cấp tỉnh (đặc biệt là HĐND cấp tỉnh) ban hành nhiều quy định nên thời gian hoàn thành các hệ thống văn bản thực hiện muộn và kéo dài, nhiều hạng mục, nội dung, chính sách của chương trình thực tế thực hiện ở đầu năm 2023. Tiến độ giải ngân chương trình còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn chủ quan, thiếu quyết liệt trong việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, kể cả một số địa phương đã đạt chuẩn có dấu hiệu bằng lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được; bên cạnh đó cũng gắn với trách nhiệm hậu kiểm đạt chuẩn của cấp huyện và các ngành cấp tỉnh.

Múa chèo cạn tại Lễ hội cầu ngư ở làng văn hóa Vịnh Mốc (Vĩnh Linh) năm 2023 - Ảnh: Thanh Thọ

Múa chèo cạn tại Lễ hội cầu ngư ở làng văn hóa Vịnh Mốc (Vĩnh Linh) năm 2023 - Ảnh: Thanh Thọ

Không gian văn hóa “tạo cảm xúc tích cực”: Còn hay mất?

Với đặc thù là không gian mở, nông thôn không chỉ là nơi sản xuất nông nghiệp, mà còn là nơi cân bằng cảm xúc. Trong không gian đó, con người gần gũi với con người, con người gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, chiều sâu văn hoá sẽ giúp con người cân bằng cảm xúc, tạo ra cảm xúc tích cực, hạn chế cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tích cực giúp tạo ra xã hội nông thôn hài hoà. Tuy nhiên, điều này thời gian qua chưa được chú trọng trong việc xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hạ tầng cơ sở nông thôn như điện, đường, trường, trạm, chợ… sẽ được hoàn thiện. Để thực hiện mục tiêu này phải sử dụng phương thức bê tông hóa rất lớn. Do đó dễ xảy ra tình trạng phá vỡ cảnh quan, môi trường văn hóa, môi trường sinh thái tự nhiên, không gian xanh. Việc bê tông hóa đường làng, ngõ xóm, khuôn viên hóa gia đình dẫn đến cảnh quan môi trường ở nông thôn đang bị phá vỡ và xâm hại nghiêm trọng, làm mất dần giá trị văn hóa làng.

Đó là nói đến phần “vỏ”, phần “bên ngoài” của cấu trúc nông thôn mới. Vấn đề chiều sâu bên trong chính là một số giá trị đạo đức lối sống, văn hóa gia đình và gia đình văn hóa, làng thôn ấp văn hóa đang bộc lộ nhiều vấn đề. Anh Nguyễn Văn An, huyện Triệu Phong cho biết, theo sự quan sát của tôi, sự bền vững của nền tảng gia đình truyền thống bị lung lay. Hiện nay, mô hình gia đình truyền thống ngày càng ít tồn tại; giá trị đạo đức gia đình và đạo đức cá nhân đang có sự thay đổi, rạn nứt, mô hình gia đình trẻ, gia đình hạt nhân phát triển...

Đó là về phía gia đình, cá nhân, về phía công tác quản lý nhà nước tồn tại nhiều vấn đề cần được sớm tháo gỡ. Đó là công tác chỉ đạo, quản lý phong trào xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở cơ sở nhiều nơi chưa thật cụ thể, sâu sát, thường xuyên, còn nặng về hình thức và mệnh lệnh, hành chính, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng và khơi dậy, phát huy vai trò chủ động, tự quản của cơ sở. Nguồn nhân lực văn hóa cơ sở địa bàn nông thôn còn hạn chế, bất cập, chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng đặc thù về quản lý nhà nước phù hợp với địa bàn, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ xây dựng nông thôn mới.

Tạo sức sống mới cho nông thôn từ chiều sâu văn hóa

Từ năm 2010 khi Đảng ta khởi xướng và tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo động lực để các địa phương tự bứt phá để phát triển. Mục tiêu của Chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, do vậy, trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn giữ vai trò rất quan trọng.

“Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Quảng Trị trong việc xây dựng văn hóa nông thôn mới phải lấy xây dựng và phát triển văn hóa làm nền tảng, thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn kết với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng đời sống văn hóa gắn kết nông thôn mới. Coi trọng việc xóa đói giảm nghèo về kinh tế nhưng phải song hành với xây dựng đời sống văn hóa” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Huy Hùng cho biết thêm, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Sở tiếp tục rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, thể thao và du lịch trong bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao tại các xã đăng ký về đích trong năm 2023 (xã Hải An, huyện Hải Lăng; xã Gio Sơn, xã Gio Châu, huyện Gio Linh; xã Thanh An, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ). Ưu tiên bố trí, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời triển khai thực hiện các nguồn vốn đã được cấp cho địa phương trong việc hoàn thành các chỉ tiêu văn hóa, thể thao và du lịch tại các xã chưa đạt và nâng cao chỉ tiêu đã đạt trong năm 2023. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã lập hồ sơ thẩm định khi hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, thể thao và du lịch trong bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao đã đăng ký về đích trong năm 2023 theo Hướng dẫn số 1144/SVHTTDL-QLVHGĐ ngày 19/7/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tăng cường huy động mọi nguồn lực hỗ trợ các xã để hoàn thiện, duy trì và tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất đối với các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Trang bị, lắp đặt các thiết bị hoạt động tại các Trung tâm văn hóa - thể thao xã, Nhà văn hóa - khu thể thao thôn đặc biệt là bộ trang âm (Tivi, ămpli, micro, loa...), bộ trang trí khánh tiết và các dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời, điểm vui chơi cho người già và trẻ em. Nghiên cứu hỗ trợ thiết bị truyền tải thông tin, tuyên truyền bằng các thiết bị hiện đại để nhân dân kịp thời cập nhật tin tức nhanh chóng, phù hợp. Hỗ trợ tủ sách cộng đồng với các loại sách như: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật, sách văn hóa, lịch sử, gia đình, sách văn học và nghệ thuật, sách khoa học kỹ thuật, đời sống, các loại sách thiếu nhi... phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân. “Chúng tôi cũng nhiều lần đề xuất, kiến nghị đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, quan tâm đầu tư xây dựng mới các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh đối với những địa phương chưa có hoặc xuống cấp, hư hỏng không thể sử dụng được để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chính trị, văn hóa, tinh thần của nhân dân” - Ông Nguyễn Huy Hùng cho biết thêm.

Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới phải dựa trên Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên quá trình xây dựng nông thôn mới phải đặc biệt chú trọng bảo tồn môi trường cảnh quan vốn có của mỗi làng, thôn trong quá trình đô thị hóa, bê tông hóa. Không lạm dụng một cách thái quá chủ trương nhựa hóa, bê tông hóa, gạch hóa, tường rào hóa… trong xây dựng giao thông liên thôn, liên xã, xây dựng cổng làng, khuôn viên gia đình…, phá vỡ nét đẹp thanh bình, tự nhiên của mỗi làng quê. Hình thành ý thức bảo vệ và thân thiện với môi trường sinh thái tự nhiên cho nhân dân. Cần chú ý đan xen giữa công trình và mảng xanh, tạo ra những không gian sinh hoạt cho cộng đồng, sự giao lưu, kết nối của cư dân nông thôn và mở ra cách tiếp cận với khu vực đô thị.

Đồng thời, tránh xem nhẹ những hình thức tín ngưỡng, phong tục tập quán còn tồn tại trong đời sống tâm linh của cộng đồng, chỉ cách tân, cải tiến, giản lược, bài trừ những tập tục lạc hậu, không còn phù hợp với nếp sống nông thôn mới.

“Dư địa, tiềm năng trong phát triển nông thôn mới sẽ là rất lớn. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại mà vẫn giữ được những nét đẹp riêng, những giá trị truyền thống là điều luôn được quan tâm” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết. Chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ thật sự thành công khi nó vừa làm khởi sắc bộ mặt nông thôn với một nền nông nghiệp phát triển hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, vừa giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, xây dựng được con người mới của nông thôn vừa là chủ thể xây dựng cũng vừa là người hưởng thụ.

Do đó, cần triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn để thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Với trên 70% dân số sống ở nông thôn và đại đa số được sinh ra từ làng quê, thì việc gìn giữ và tạo dựng không gian văn hóa đầy cảm xúc tích cực ở làng quê là việc làm cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. “Nơi bền lâu là nơi lắng sâu / thiếu quê hương ta về đâu?”. Lời bài hát của nhạc sĩ Phó Đức Phương có lẽ là lời nhắc nhở cán bộ, nhân dân đang thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới.

“Nông thôn mới chính là sức sống mới, mà sức sống mới ở đây là sức sống của cộng đồng” (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan). Giá trị văn hóa nơi nông thôn phải được nhiều thế hệ cùng chung tay xây dựng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ khi nào những người trẻ ở làng quê học, hiểu và cảm thụ được, thì mới tự thân, tự tin cùng kiến tạo, cùng quản lý, cùng thụ hưởng thành quả của mình. Những giá trị văn hoá truyền thống không chỉ là của người cao tuổi, của ông bà tổ tiên, mà được thế hệ trẻ trân trọng đón nhận và phát triển phù hợp xu thế vận động của thời đại, văn hoá mới mãi trường tồn.

 

BÁT NHÃ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 347

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

6 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground