C |
ả nước ta từng phải chống trả biết bao cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Ở thế kỷ này, Đảng cộng sản Việt
Biết bao người đã hy sinh, trong đó có nhiều văn nghệ sĩ. Nghệ sĩ cầm bút, đi chiến trường với tư cách là chiến sĩ, là nhân chứng gửi lại những hình ảnh đẹp của một thực tế hùng tráng của đất nước quê hương với những con người anh hùng.
Cùng với đồng đội, tôi đã lên đường vào những ngày mà Thành nội Quảng Trị đã diễn ra sự giành giật giữa ta và địch.
Đến Gio Linh, trước tiên tôi vẽ các bà mẹ chiến sĩ. Ngồi bên cạnh, vẽ các bà mẹ, tôi thấy yên tâm. Mọi việc như được che chở làm tôi không sợ bom đạn.
Quảng Trị những ngày “tái chiếm” trên trời không lúc nào vắng tiếng động cơ máy bay địch, dưới đất không lúc nào vắng tiếng nổ bom đạn mà chúng đổ xuống. Với mỗi người không những văn nghệ sĩ, họ đã quên đi tất cả vì sự hưng phấn của nhiệm vụ cao đẹp là giải phóng đất nước. Tôi cũng ở trong trạng thái ấy. Tôi vẽ các anh hùng chiến sĩ, các o dân quân và đồng chí mình về bám đất giữ làng, vừa chiến đấu vừa sản xuất với quyết tâm: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trên mảnh đất quê hương này ai cũng có thành tích, nhưng ít ai kể về mình. Tôi phải vừa vẽ vừa phải gắng hỏi mới biết được sự phi thường cái đẹp, hành động ở trong từng cá thể bình thường trong sinh hoạt thường nhật. Trong tâm lý chung, ai cũng nghĩ rằng, cá nhân bé nhỏ, sức lực hữu hạn chẳng ai nghĩ chỉ có mình mới làm nên công cuộc. Rất đúng! Ngồi riêng với các bà mẹ chiến sĩ, các chị có chồng, con tập kết ra Bắc, các o dân quân, những lúc yên tĩnh, tâm hồn thanh thản, tình cảm thân thương, tôi mới hiểu sâu được những hoạt động, những sự chịu đựng của mỗi người trong thời kỳ tạm chiến với lòng dũng cảm và hy sinh lớn lao biết chừng nào! Tôi hết sức xúc động, lòng bâng khuâng, nhìn ngắm những con đường đáng kính phục và cố gắng chuyển tải tình cảm đó vào trong những bức tranh.
Quảng Trị đã được giải phóng, nhưng nhiệm vụ chiến đấu của cả nước vẫn còn căng thẳng, nặng nề. Đế quốc Mỹ còn tiếp tục triển khai chiến tranh phi nghĩa của nó trên địa bàn cả nước ta. Và Quảng Trị phải chịu đựng liên tiếp những trận mưa bom bão đạn. Các lực lượng vũ trang luôn luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại sự tái chiếm của địch. Tuy nhiên cũng có lúc được đôi phút yên tĩnh. Những tối trăng sáng, những sáng trăng mờ, tôi ngồi trên miệng hầm hút thuốc lá, thả khói nhẹ nhõm buông mắt vào không gian. Những cồn cát trắng lung linh. Những o dân quân đi về, đổi trực. Tôi thấy những bóng hình thanh mảnh với khẩu AK trên vai. Vẻ đẹp như mơ… Tất cả, tôi đã ghi chép được bằng màu sắc, bằng ký ức. Chính từ những thực tế tư liệu sống động ấy sau này tôi đã vẽ tranh “Trăng trên Cồn cát” và “Trăng về sáng”…Cho đến hôm nay những ấn tượng khó quên vẫn còn in đậm nét trong tôi. Một Quảng Trị anh hùng, đẹp cả trong khói lửa.
Từ ngày ấy đã hai mươi lăm năm qua. Quảng Trị anh hùng đã đi vào lịch sử. Những người tôi đã gặp, đã vẽ không biết ở đâu, đây đó thế nào, họ đang làm gì? Cũng có thể, có người đã hy sinh hoặc đã mất. Hoặc giả có người ở đâu đó đang làm công tác quản lý một đơn vị, cơ sở. Thảng hoặc ở nhà làm ruộng, đi cấy, đi cày với cuộc sống đời thường thanh thản. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, họ cũng đang đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước. Tôi tin điều đó. Và nó vẫn mãi mãi là những hình ảnh đẹp trong tôi.
N.V.C
(Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt