Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quê nhà - dự cảm yêu thương

N

ghề nghiệp cho tôi nhiều chuyến đi đây đó, và trong bao nhiêu cuộc vui nơi đất khách quê người gặp bà con cùng xứ, bao lần phải nao lòng vì một câu hỏi: Quê miềng, làng miềng, chừ ra răng?

Có phải quan san cách trở gì đâu, chỉ 24 giờ tàu lửa hay xe đò là từ Sài Gòn ra đến Đông Hà, mười phút xe ôm là về tới làng, người làm ăn khấm khá thì với hơn mét giờ bay Airbus là đến Phú Bài, thêm một giờ taxi nữa là đến quê, là nghe vang lên những địa danh nằm lòng tận cội nguồn ký ức: Chợ Phiên, cầu Đuồi, là Đầu Mầu, Tân Lâm, là chợ Sòng, An Lạc, là xứ Cùa thơm tiêu ngọt mít… Cam Lộ làng xưa đây, bây giờ thì khó mà nhận ra dấu cũ. Tôi sống ở Đông Hà, xa xôi gì đâu vậy mà vẫn cứ thèm những ngày phiên lên chợ ngồi “chò hỏ” ăn bánh ướt, thứ bánh ướt rất riêng của chợ này mà đi nhiều xứ chưa thấy đâu có được. Chợ Cam Lộ đã từng đi vào những trang sách của nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, đã từng là nơi bán buôn sầm uất, ghe b¹n từ nhiÒu phương tụ về, trên bến dưới thuyền tấp nập, những người dân xứ Ai Lao (nước Lào ngày nay) lùa trâu, voi về bán rồi chất đầy hàng hóa với muối, vải, dao rựa mang về. Phiên chợ trăm năm cũ ngỡ đã chìm vào quá vãng bçng thức dậy trong tôi với một sự liên tưởng mới khi trên con đường 9 huyết mạch của hành lang Kinh tế Đông Tây ngày nào cũng tấp nập những đoàn xe Caravan từ Thái Lan, Lào về qua ngã Cam Lộ quê nhà.

Nhưng có lẽ trước khi mong đợi những sự phát triển từ bên ngoài mang đến hãy nhìn vào nội lực Cam Lộ để làm hành trang đi tới.

Ấn tượng nhất với những ai về Cam Lộ hôm nay sẽ là những tuyến đường. Đường quốc lộ 1 chạy qua miệt Cam An, Cam Thanh là một lợi thế trên trục xuyên Việt đã đành, tuyến đường tránh quốc lộ 9 chạy từ Sòng lên, băng qua những làng thôn xưa nay vẫn chìm trong bụi đỏ con đường 75 xưa cũ giao nhau với đường Hồ Chí Minh ở cầu Đuồi rồi vút thẳng một mạch vào ngã ba Cùa nhập vào quốc lộ 9. Từ đây đường vào Cùa nỗi ám ảnh của bất cứ ai đã đến Cùa nhiều năm trước, nhất là vào mỗi mùa mưa - nay đã óng mềm như vệt lụa xuyên qua những vườn cây óng ả ngời xanh sắc lá trên màu đỏ đất bazan tươi tốt. Ven con đường xưa vẫn lưu dấu những chứng tích một thời: những tòa biệt thự của các điền chủ khi xưa đã chọn đây làm đồn điền trồng chè, hồ tiêu. Giữa một vùng cây cỏ miên man xanh tiết xuân bçng dâng niềm cảm khái về chiến khu Tân Sở  ngày xưa, vua Hàm Nghi đã ghé lại đây lập căn cứ, xuống chiếu Cần Vương. Cách nay vài tuần, một người bạn của tôi, nhà văn Văn Cầm Hải trong chuyến công tác lên miền tây Hà Tĩnh đã bắt gặp một số báu vật của vua Hàm Nghi đang được dân làng Phú Gia (xã Phú Hòa, huyện Hương Khê) gìn giữ hơn trăm năm qua. Rất có thể những báu vật như thế vẫn còn nằm đâu đó trong phế tích thành Tân Sở này. Cũng lạ lùng miền đất Cam Lộ. Hai lần Quảng Trị được chọn làm “thủ đô kháng chiến” thì Cam Lộ luôn là đất để mưu đại cuộc. Năm 1885 vua Hàm Nghi với Tân Sở thì năm 1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lại chọn ngay vùng Tây Hòa-An Hưng của thị trấn Cam Lộ bây giờ để xây dựng trụ sở. Những tấm hình chụp trụ sở ngày ấy, các vị Đại sứ trình quốc thư như một sự công nhận bang giao mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Sĩ Sô chụp từ dạo đó nay đã gần 35 năm vẫn nghe dư vang hào khí của một thời lửa đạn.

Ba mươi lăm năm kể từ khi ngọn gió hòa bình thổi qua miền đất này. Vẫn găm mãi trong ký ức tuổi thơ tôi hình ảnh những cánh đồng quê hoang hoải không người canh tác bởi bom đạn rình rập trong đất khi chúng tôi, bấy giờ là những đứa trẻ từ nơi tạm cư trở về vùng gi¶i phãng. Vẫn ám ảnh những tiếng bom nổ sau ngày hòa bình cướp đi sinh mạng hàng trăm người suốt bao nhiêu năm qua. Cái xóm nhỏ của tôi ngay vùng chợ Phiên với chưa đầy một trăm nóc nhà, vậy mà hầu như nhà nào cũng có người đã ngã xuống sau ngày hòa bình. Nhưng đâu chỉ có đạn bom? Tôi đã không thể nào quên hình ảnh những em bé vùng Cùa, ở một chặng đường làng nơi xã Cam Nghĩa, cứ đi một khoảng n¨m m­¬i mét lại gặp một gia đình với những đứa con bị chất độc màu da cam, những cuộc đời trẻ thơ vô tội đã bị cướp mất, chØ còn l¹i nỗi đau khôn cùng.

Cam Lộ quê nhà của tôi là hình ảnh những thúng sim mỗi mùa hè người dân đi hái về bán, cái thúng sim nghèo ấy đã nuôi lớn bao nhiêu giấc mơ bé thơ. Tôi cứ cảm giác như cái câu ca dao: “Đói lòng ăn nửa trái sim…” đã sinh ra từ trên những ngọn đồi trung du lúp xúp sim mua của miền đất này, chỉ một nửa trái sim mà gánh vác cả một ân tình trĩu nặng với “người thương”…

 Miền ký ức khó nghèo và cảm động ấy đã miên man qua bao phận đời phận người để chiu chắt gầy dựng cho Cam Lộ có một ngày như hôm nay. Thật buồn cười là ngày xưa khi vợ chồng tôi mỗi lần chở con về thăm nội, vợ tôi bao giờ cũng “bao bịt” cẩn thận với khăn che mặt, khẩu trang, kính râm áo khoác..cũng phải thôi bởi hành trình về quê mịt mờ bụi phủ, bụi đỏ lồng lên theo vòng bánh xe lại được gió Lào quật lại, tối tăm mặt mũi, đi thăm mạ cứ như “Ninja” trong truyện tranh Nhật Bản, đi về lại nhà áo quần đã thành ra một thứ màu hồng hồng nhờ nhờ rất “siêu thực”. Giờ thì cứ áo quần ra phố thế nào cứ như thế mà diện, gió khoáng đạt trên con đường nhựa láng o, từ ngõ vào nhà cũng đã “bê tông hóa”. Đôi khi những bản báo cáo dày đặc chữ số và phần trăm tăng trưởng về thành tích chưa hẳn thuyết phục như việc cho người ta đi trên một đoạn đường êm, cúi xuống vốc một dòng nước mát dưới dòng kênh rửa mặt, ăn một bữa cơm thanh bần mà hạnh phúc trước hiên nhà có trăng lên giữa trời, đèn nê-ông sáng rực trong bếp, ngồi coi truyền hình bóng đá trực tiếp từ tận xứ Ăng lê. Cũng không đi đâu xa, cái xóm nhỏ của tôi ngày xưa hầu hết là nhà tranh, mùa gió Lào năm nào mạ tôi cũng dành sẵn một cái thùng tôn chắc chắn đầy nước và một tấm chăn, bởi bất thình lình có thể nghe vang lên tiếng kêu cứu “Cháy nhà, cháy” từ trong xóm, vậy là ôm lấy thùng nước mà lao đi, ôm tấm chăn nhúng nước mà lao đi…Cái ám ảnh nhà cháy mùa gió Lào cũng khó phai nhạt trong ký ức tôi, nay thì xóm đã vắng hẳn bóng nhà tranh. Những gia đình nghèo nhất xóm nay cũng khang trang nhà ngói, có nhà lên gác hai, gác lững…

Có thể có người sẽ cười tôi khi kể về quê nhà bằng những điều rất…tủn mủn mà nếu cứ sống mãi ở quê sẽ thấy rất bình thường. Nhưng có ra đi khỏi mảnh làng nghèo, ngày trở về thấy bất cứ một đổi thay nho nhỏ nào cũng thấy lòng mình rung động.

Và sẽ còn rung động lớn hơn khi tôi biết quê nhà đang chuyển động theo đà thời đại. Mới đây thôi, ngày 12-2 hợp đồng ký kết xây dựng nhà máy xi măng công suất 35 vạn tấn/năm giữa công ty Đông Trường Sơn và Tổng Công ty thiết bị vật liệu xây dựng quốc gia Trung Quốc (CBMEC) tại làng An Thái xã Cam Tuyền, một cơ hội mở ra cho vùng đất nghèo phía Bắc huyện. Và triển vọng cho miền đất này từ hàng ngàn hec ta đất đỏ ba zan thuận lợi cho việc phát triển cây hồ tiêu cao su, cà phê…Những mặt hàng nông sản đang lên ngôi đã mang lại một bộ mặt mới cho vùng đất xưa kia là chiến trưêng khốc liệt như Tân Lâm, Cùa…Định hưíng phát triển kinh tế xã hội của Cam Lộ đến năm 2010 được vạch ra: “Nhanh chóng và vững chắc chuyển đổi nền kinh tế của Cam Lộ sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển sản xuất kinh doanh với thị trường. Phát huy triệt để tiềm năng và các nguồn nội lực, các lợi thế so sánh trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng mäi nguồn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài, nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao để Cam Lộ trở thành huyện có tốc độ tăng trưởng khá của tỉnh. Phát triển cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn về tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương, có tính tới xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Thời kỳ 1999 - 2010, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế hàng đầu, đồng thời tỷ trọng các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghệp cũng được chú trong gia tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và phát triển ngành nghề để tạo động lực thúc đẩy hình thành cơ cấu nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để phát triển nông thôn.”

Hình ảnh Cam Lộ hôm nay với những công trình xây dựng vươn cao, hạ tầng cơ sở khang trang, cả chốn chùa chiền nơi đây cũng rất bề thế hoàn tráng là minh chứng cho sự phát triển đi lên của quê hương, hơn thế nó gieo vào lòng dân những hạt mầm tin yêu vÒ tương lai của miền đất này, xóa đi những ám ảnh khó nghèo mà một nhà thơ nổi tiếng , con dân của quê hương Cam Lộ đã viết:

Ơi gió Lào ơi người đừng thổi nữa

Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ

Những đồi sim không đủ quả nuôi người

Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười…

….

Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết bài thơ ấy trong dịp kết nạp Đảng sau khi ông “…Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời, kết nạp Đảng lại về trên quê mẹ..” Quê mẹ khó nghèo lam lũ ngày ấy trong thơ ông nay đã thay đổi hình hài. Và bài thơ ấy trong chương trình trích giảng văn học của các em học sinh, những cô cậu học trò quê Cam Lộ bây giờ khi học bài thơ này liệu có thể hình dung ra được không cái ảnh hình quá khứ của quê hương?

Bởi trên tầng cao của ngôi trường các em học, quê nhà nay đang hiện ra với hình hài một đô thị nhỏ, tươi tắn và bình an trên hành lang xuyên Á của con đường 9 chạy nối từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương…

 

                                                        L.Đ.D

 

 

Lê Đức Dục
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 150 tháng 03/2007

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground