Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Rừng nơi nương tựa đời người

Người làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng luôn tâm niệm rằng, còn rừng thì còn làng, rừng tàn thì làng mạt, rừng cho cuộc sống bền lâu... Thế nên từ bao đời qua, nhân dân trong làng luôn đoàn kết, đồng lòng, chung sức bảo vệ và gìn giữ khu rừng nguyên sinh của làng ngày càng phát triển xanh tươi, bền vững.

Ông Phan Văn Quang và Hoàng Gia Linh  bên cây song mã rừng Đông Dương - Ảnh: L.H

Ông Phan Văn Quang và Hoàng Gia Linh bên cây song mã rừng Đông Dương - Ảnh: L.H

Anh Hoàng Gia Linh, Trưởng thôn Đông Dương vừa dẫn chúng tôi tham quan vừa tâm tình rằng, khu rừng gần 70 hecta của làng có khá đầy đủ các chủng loại thực vật phát triển sinh sôi. Có rất nhiều loài cây dược liệu có giá trị và nhiều loài cây gỗ quý hiếm như gụ lau, dổi, đa cổ thụ, trầm ná, gõ... thường phân bố ở vùng đất thịt, ít khi phân bố trên vùng đất cát nhưng lại có mặt ở khu rừng nguyên sinh Đông Dương này. Nhiều nhất vẫn là những rặng trâm bầu xanh thẳm nối nhau trải dài tít tắp từ đồi cát này đến đồi cát khác, có cây với tuổi đời hơn 300 năm vài người ôm không xuể. Đây thật sự là tài sản rất to lớn không chỉ tính bằng tiền bạc, vật chất khác, mà là nguồn sống quý giá vô cùng của người làng Đông Dương. Rừng như mái nhà xanh mát che chở dân làng quanh năm, là lá phổi khổng lồ giúp lọc và cung cấp cho con người nguồn không khí trong lành.

Bao đời qua, nhờ rừng người dân trong làng có nhà để ở, có nước để uống, có lúa gạo để ăn... bởi rừng chắn nạn cát bay, cát lấp, giữ độ ẩm cho một vùng đất cát tưởng chừng như chẳng làm nên áo cơm gì, nhưng ngược lại người dân hưởng lợi gián tiếp từ rừng để có thể sản xuất hoa màu, rau củ quả quanh năm. Giữa mênh mông những thung lũng cát trắng có hàng chục vườn rau xanh mướt, từng giàn mướp đắng quả lúc lỉu và nhiều những ruộng ném xanh mướt… nối nhau dài tít tắp giúp hơn 200 hộ gia đình với hơn 700 con người có thu nhập ổn định.

Len lỏi giữa rừng nguyên sinh Đông Dương còn có con suối nhỏ mà người dân gọi bằng cái tên dân dã “khe Đông Dương”. Lượng nước ở khe Đông Dương chẳng bao giờ khô cạn, nó cứ chảy êm đềm ngày này qua tháng khác về hai hồ nước lớn của làng rồi đổ ra ruộng đồng đảm bảo nước tưới cho một vùng diện tích trồng lúa rộng lớn của người dân Đông Dương và vùng lân cận.

Không những rừng là nguồn sống thường ngày của dân làng mà kể cả khi con người theo quy luật tự nhiên về với trời đất, rừng vẫn chở che, bao bọc ngàn đời. Thực tế hiện hữu là hàng nghìn ngôi mộ của các dòng họ: Phan, Hoàng, Trần, Đoàn, Nguyễn… nằm rải rác giữa rừng nguyên sinh Đông Dương.

Đứng dưới những cây gỗ quý xanh tươi cao vút tỏa bóng mát cả một vùng rộng lớn chúng tôi rất phục tinh thần gìn giữ, bảo vệ khu rừng nguyên sinh hơn 500 tuổi của người dân nơi đây. Từ những cây con được chăm giữ để trở thành cây cao bóng lớn hàng trăm năm tuổi. Cứ như thế, từ đời này sang đời khác, nhiều dòng họ qua nhiều đời nối tiếp nhau chung sức vun trồng, gìn giữ, bảo vệ rừng như bảo vệ chính bản thân mình vậy. Họ coi rừng là người mẹ thiên nhiên và ngược lại người mẹ thiên nhiên ấy luôn có trách nhiệm bao bọc, nuôi dưỡng người làng Đông Dương đến muôn đời.

Rừng nguyên sinh Đông Dương với nhiều loại gỗ và cây dược liệu quý hiếm - Ảnh: L.H

Rừng nguyên sinh Đông Dương với nhiều loại gỗ và cây dược liệu quý hiếm - Ảnh: L.H

Giữa lúc ngơi nghỉ chuyện trò bên dòng suối mát lành, anh Linh còn chia sẻ thêm rằng: “Để tiếp nối truyền thống quý báu về chăm sóc, bảo vệ rừng của tiên tổ, cha ông, những lớp người đi sau như chúng tôi ngay từ khi còn nhỏ được cha mẹ, những người lớn tuổi trong làng chỉ dạy khắc ghi vào tiềm thức việc phải giữ gìn, bảo vệ cây rừng. Chỉ được thu hái những nông sản mà mình tự tay chăm bón, vun trồng, không được chặt phá cây to, những cây gỗ quý và phải xem rừng như người mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng, nương tựa đời người”.

Hiện nay, để quản lý diện tích rừng ngày càng tốt hơn, chính quyền thôn đã cử ra một đội tuần tra bảo vệ rừng gồm những người là con dân trong làng. Họ thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng ngừa các đối tượng đốn trộm những cây gỗ và dược liệu quý... Bên cạnh đó, để gìn giữ, bảo vệ, quản lý rừng khỏi bị xâm phạm còn nhờ vào những văn bản quy định, hương ước của làng... và trên hết là tấm lòng của người dân đối với rừng. Cây nhỏ chăm sóc, cây lớn giữ gìn, cây bị hại thì bà con tổ chức cứu cây.

Trong câu chuyện giữ đất, giữ rừng của người làng Đông Dương có những chuyện kể gần như giai thoại đầy nghĩa tình. Bởi với người làng Đông Dương, một cái cây trên trảng cát là mỗi sinh linh, mỗi cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh là những cơ thể sống đồng hành cùng với tổ tiên của họ. Nhiều đời người với một rừng cây đã tạo nên tượng đài của con người với thiên nhiên mà loài người tiến bộ trên thế giới đang hướng tới. Việc làm này của người làng Đông Dương xứng danh với những con người đi tới tầm văn hóa thời đại và đạt được văn minh cộng đồng của thế giới loài người tiến bộ.

Ông Phan Văn Quang - Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Đông Dương kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện dân làng và những người ra sức bảo vệ cứu chữa vết thương cho cây. Năm 2015, cây gụ lau (thuộc họ đậu, tên trong khoa học là Sindora Tonkiensis A. Chev) có đường kính khoảng 0,8 mét trong rừng nguyên sinh Đông Dương bị lâm tặc đẽo toàn bộ phần vỏ ở xung quanh gốc để cây không lấy được dinh dưỡng từ thân rễ. Hành động này của chúng là để cho cây gụ lau chết và sẽ được đem ra bán đấu giá công khai nhưng chỉ với giá hời. May mắn thay người dân trong làng phát hiện được vết thương của cây và nhanh chóng tìm sự giúp sức của ngành lâm nghiệp, trong đó có các cán bộ đầu ngành của Trường Đại học Nông Lâm Huế nên cây được cứu sống. Đến nay, cây gụ lau đã hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường và sinh trưởng tốt.

Ông Quang cũng cho biết thêm, cây gụ lau thường có đường kính không lớn nhưng tuổi đời có thể lên đến hàng trăm năm và thuộc vào loài cây gỗ quý dùng trong hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp nên lâm tặc thi nhau thèm thuồng, dòm ngó. Hiện nay, đội tuần tra bảo vệ rừng của làng đã có nhiều biện pháp cũng như thường xuyên thay nhau quản lý, bảo vệ một số chủng thực vật quý hiếm trong rừng nên người làng Đông Dương cũng bớt lo lắng hơn về mất mát cây trong rừng nguyên sinh.

Rừng nguyên sinh bao bọc làng Đông Dương chắn nạn cát bay,  cát lấp từ phía biển vào - Ảnh: I.T

Rừng nguyên sinh bao bọc làng Đông Dương chắn nạn cát bay, cát lấp từ phía biển vào - Ảnh: I.T

Còn nhớ vào khoảng năm 1976, ở khu rừng Đông Dương có hai cây gỗ quý mọc song song nhau mà người làng quen gọi là cây “song mã”. Hai cây song mã lớn lên cạnh hồ nước rộng lớn của làng, nó vươn tầm cao vút tỏa bóng xanh mướt cả một vùng đất đầy sức sống nên người dân xem là biểu tượng cho sự trù phú của làng. Cây quý nên chạm đến lòng tham của con người. Các đối tượng đã nhiều lần chờ đến đêm, nhất là mùa mưa lũ để đốn trộm. Rất nhiều lần như thế, chúng đã cướp đi một cây trong mùa lũ dữ, cây còn lại giờ lớn vượt tầm vài người ôm và được người làng cùng nhau bảo vệ nghiêm ngặt.

Hai cây song mã ngày trước giờ chỉ còn một cây nhưng người làng Đông Dương vẫn gọi là song mã. Thứ nhất, tên gọi thành quen, thứ hai, trong kí ức của họ cây song mã đã bị đánh cắp kia vẫn còn như hình bóng của người thân nên họ không gọi cây còn lại là “độc mã”. Bên bìa rừng, ông Phan Văn Quang bùi ngùi và thốt lên rằng “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”... Mong rằng sự đúc kết từ ngàn xưa là châm ngôn sống cho mỗi người, đừng tham, nhất là tham của rừng…

Một ngày rong ruổi khám phá, trải nghiệm khu rừng nguyên sinh đầy thú vị, chúng tôi chia tay những người dẫn lối, chia tay dân làng Đông Dương - những người đã làm nên lịch sử bảo vệ gần 70 hecta rừng nguyên sinh giữa chốn đồng bằng để con người được ấm no, hạnh phúc hơn. Và chúng tôi không quên mang theo giá trị của bài học làm người, nhất là trách nhiệm của con người trước cộng đồng, trước thiên nhiên hoang dã để cuộc sống con người hòa quyện cùng thiên nhiên trường tồn mãi mãi

NGUYỄN VIỆT DŨNG
Chuyên đề 11 "Trở về nương tựa tự nhiên"

Mới nhất

Hai chiều thời gian, nhìn từ một khu đô thị mới…

10/01/2025 lúc 09:50

Thời gian gần đây, mỗi khi thư thả tôi lại thường chạy quanh quanh khu đô thị mới Vincom Đông Hà. Rồi ngồi xuống những chiếc ghế để quanh khu vực công viên, ngồi thật im lặng và nhìn ra chung quanh, không chỉ xứng đáng để đây là một “đô thị mẫu” mà từ khu đô thị này chúng ta có thể chiêm cảm hai chiều thời gian cho Đông Hà và một hành trình phát triển.

Trùng phùng ở Prin C

24/12/2024 lúc 21:39

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,

Tên gọi của Trung đoàn

25/12/2024 lúc 21:44

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Lan man chuyện “ăn hàng” ở Đông Hà

10/01/2025 lúc 09:37

Mỗi người đều tự hào và yêu quý nơi mình sinh ra theo mỗi cách khác nhau. Có người tự hào theo kiểu cùng quê với một danh nhân nào đó. Có người mang niềm tự hào với những công trình văn hóa, với lịch sử. Và dung dị như anh bạn tôi, tự hào vì ẩm thực, vì món ăn quê hương. Nên chi, hễ có bạn bè đến Đông Hà chơi, tôi lại gọi điện nhờ anh tư vấn nên mời người ta đi ăn món gì, ở quán nào. Anh bạn sành ăn coi việc trải nghiệm ăn uống của chính mình là một thế mạnh riêng, là niềm tự hào của bản thân anh.

Nhớ một thời thương khó vỡ đất

10/01/2025 lúc 10:00

Khai hoang lập nghiệp ở vùng đất được xem là rừng thiêng nước độc, họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để bạt đồi san đất tăng gia sản xuất góp phần kiến thiết lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất... Và chính nhờ hành trình vượt khổ ấy để đến hôm nay người dân nơi đây đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ những cánh rừng tràm mênh mông, những vườn cây lúc lỉu quả bốn mùa, một vùng đất “xanh” đáng sống mà rất nhiều người ao ước…

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

10/01/2025 lúc 10:54

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:09

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Đông Hà một ngã ba sông, trăm dòng nước chảy

09/01/2025 lúc 15:56

Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, những dòng sông trôi qua thành phố Đông Hà an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình đất, tình người bên lở, bên bồi từ thượng nguồn nơi sông sinh ra cho đến khi sông hòa vào lòng biển lớn.

Bến đò Tùng Luật - Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

09/01/2025 lúc 15:22

Bến đò Tùng Luật thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương 7 km về phía đông và cách cầu Cửa Tùng 2 km về phía tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B - một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground