Sắc phong là văn bản cổ do vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức các vương triều hoặc phong tặng cho các vị thần được thờ ở trong đình, đền, miếu, từ đường... (sắc phong thần). Sắc phong phản ánh hệ thống hành chính thời phong kiến niên đại cụ thể, qua đó thể hiện vai trò tối thượng của nhà vua trong việc trị vì muôn dân và cai quản thế giới thần linh, có giá trị trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa của làng xã. Chính vì thế, sắc phong như tấm “căn cước” của làng.
Với vùng đất Quảng Trị, trải qua bao đận thiên tai địch họa, đến nay các sắc phong còn lại không nhiều, hiện được người dân làng xã gìn giữ, thờ cúng ở các ngôi đình, chùa, miếu, nhà thờ họ tộc.
Làng Trung Yên (xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong) còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn 19 đạo sắc phong, đều của triều Nguyễn ban tặng, được viết bằng chữ Hán trên giấy dó. Trong đó sắc phong cổ nhất là thời vua Minh Mạng đời thứ 7 năm 1826, đến nay đã ngót 2 thế kỷ.
Những sắc phong này không chỉ là hiện vật giàu tính khoa học, mà còn là hiện vật linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân.
Phóng sự ảnh do Hạnh Nhiên thực hiện.
Nét thơ mộng và cổ kính của Đình làng Trung Yên
Trước khi mở sắc phong, ông hội chủ làng làm lễ cúng bái thành kính
Sắc phong cất giữ trên mái đình, đề phòng lũ lụt, chỉ khi nào có việc hệ trọng mới được thỉnh xuống
Các sắc phong được bảo quản bằng cách ép nhựa, cuộn lại đặt trong một hộp tráp gỗ
Bề mặt của sắc phong vẫn còn rõ chữ và dấu ấn triện nhà Vua
Cẩn trọng trong từng động tác đối với “báu vật” của làng