Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tấc vàng lòng dân

H

ơn 12.000 m2 đất đang canh tác lúa nước, sắn, trồng cây ăn quả, đất thổ cư, đất vườn được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô không ngần ngại hiến tặng để huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đầu tư xây dựng trường Mầm non, Tiểu học, THCS, Trung tâm học tập cộng đồng cũng như hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Kết quả đầy ý nghĩa đó thu được sau 3  năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà huyện Hướng Hóa chú trọng triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện.

Rủ nhau hiến đất xây trường      

Trong cuộc họp triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Hướng Lộc (Hướng Hóa), khi nghe xong nội dung, có mấy vị già làng, trưởng bản đứng dậy xin phát biểu ý kiến: “Bác Hồ vĩ đại lắm, bọn miềng làm răng mà học được Bác”. Cán bộ Ban chỉ đạo cuộc vận động xã giải thích: “Đồng ý với các bác là Bác Hồ của chúng ta vô cùng vĩ đại, nhưng không vì thế mà không học tập được tấm gương đạo đức của Bác. Học tập Bác Hồ là học từ những việc làm nhỏ nhất như dân bản miềng phải biết tận dụng thời gian để lên nương trồng lúa, ngô, sắn chứ không tụ tập rượu chè như trước đây. Nhà nào có trâu, bò nhiều thay vì thả rong trong rừng đến khi có lễ hội bắt về cúng giàng, cúng ma mà không mua bán thì nay bà con đem bán một ít cho người dưới xuôi để lấy tiền mua máy cày đất, máy gặt lúa, máy xay lúa để tăng năng suất lúa, ngô, sắn…tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa giúp gia đình thoát nghèo. Muốn con em dân bản miềng biết chữ, được học hành đến nơi đến chốn mà không phải đi xa học rồi bỏ học, mù chữ… thì dân bản vì lợi ích chung mà hy sinh lợi ích riêng của gia đình mình để hiến đất đai xây dựng trường học, xây nhà công vụ cho giáo viên ở”. Nghe xong, nhiều vị già làng, trưởng bản vui vẻ: “Ồ, rứa thì bọn miềng phải học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ thôi”. Kết quả thấy được rõ ràng nhất sau cuộc họp là việc ông Hồ Văn Lợi (bản Pa Xía) đã tự nguyện hiến 1.600 m2 đất để xây dựng nhà công vụ giáo viên và 3.000 m2 đất xây dựng Trường THCS xã Hướng Lộc; Pả Nhiềng (bản Cu Ty) hiến 1.000 m2 đất để xã xây dựng Trường Tiểu học xã Hướng Lộc (khu vực bản Cu Ty). Đó là câu chuyện khá thú vị mà anh Hồ Văn Mít, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc kể cho tôi nghe trên đường dẫn tôi đến thăm nhà Pả Nhiềng

Ngồi đối diện với tôi trong ngôi nhà sàn nằm phía trước Trường Tiểu học Hướng Lộc (khu vực bản Cu Ty) mới xây dựng khá khang trang, bề thế, tọa lạc trên phần đất trước đây vốn là đất vườn do gia đình Pả Nhiềng hiến tặng, Pả Nhiềng cho biết: “Hướng Lộc là xã miền núi, có địa hình đất đai đồi núi dốc nên việc tìm được một khu đất có mặt bằng thoáng rộng để xây dựng trường học là rất khó. Trước khi miềng hiến đất, mặc dù xã Hướng Lộc được huyện Hướng Hóa bố trí kinh phí để xây dựng trường nhưng rồi nhiều lần khảo sát quỹ đất còn lại của xã vẫn không tìm được vị trí mặt bằng thuận lợi để xây dựng. Chưa tìm được địa điểm xây dựng trường nên con em các bản nhất là bản Cu Ty phải học trong trường học tạm bợ. Bản thân miềng là cán bộ xã (hiện là Chủ tịch Hội LHTN xã Hướng Lộc) nên hơn ai hết miềng thấu hiểu  được việc học tập của con em dân bản là hết sức quan trọng. Chỉ có tạo điều kiện cho con em dân bản học tập thì mới mong giúp cho thế hệ trẻ đồng bào dân tộc Vân Kiều tương lai sau này thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Sau khi bàn bạc với vợ con, miềng quyết định tình nguyện hiến toàn bộ 1.000 m2 đất vườn đang sản xuất của gia đình để xã Hướng Lộc xây dựng trường học. Việc hiến đất xây dựng trường học cũng là cách để miềng hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 “Nhiều lần thấy cảnh con em đồng bào dân tộc Vân Kiều của bản Pa Xía muốn học cái chữ phải trèo đèo, lội suối để đến trường, bụng miềng thương lắm. Nghe tin xã Hướng Lộc được huyện Hướng Hóa đầu tư xây dựng Trường THCS xã Hướng Lộc nhưng chưa tìm ra địa điểm thích hợp, miềng lên ngay UBND xã xin được hiến 4.600 m2 đất trồng lúa, ngô của gia đình miềng cho xã xây trường, xây nhà ở cho giáo viên. Miềng biết mảnh đất nhà miềng nằm gần trung tâm xã, lại gần đường giao thông nên khi xây dựng trường rất thuận tiện cho việc đi lại học tập của các em học sinh. Đời miềng, dân bản miềng vì chiến tranh, bom đạn nên không được học hành tử tế rồi thì bây giờ phải quan tâm, tạo điều kiện cho con cháu miềng học hành đàng hoàng. Có cái chữ Bác Hồ trong đầu, con cháu miềng biết trồng cây cho nhiều quả, biết nuôi lợn, gà, trâu, bò nhanh lớn và biết giúp cho dân bản hết khó, hết nghèo”-ông Hồ Văn Lợi (bản Pa Xía, Hướng Lộc) tâm sự.      
          Khi ý Đảng gặp lòng dân        
          Trao đổi với tôi, bà Dương Ánh Hồng, Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hướng Hóa cho biết: Qua 3 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có sức lan toả sâu rộng và phát huy tác dụng tích cực đối với mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Quá trình thực hiện cuộc vận động, ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tập thể, cá nhân làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ về nghị lực vượt khó vươn lên; về đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; về tấm lòng nhân ái "Thương người như thể thương thân" với những việc làm thiết thực, có sức cảm hóa, tạo nên nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng trong đời sống xã hội, được dư luận ghi nhận. Cũng trong 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã có hàng chục người tự nguyện hiến đất xây trường học, nhà công vụ giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng, làm đường giao thông nông thôn như gia đình ông Hồ Xuân Lợi (xã Hướng Lộc) tự nguyện hiến 4.600 m2 đất ở, đất canh tác của gia đình để xây dựng trường học, nhà công vụ cho giáo viên; Pả Nhiềng (xã Hướng Lộc) hiến 1.000 m2 đất để xây dựng Trường Tiểu học xã Hướng Lộc (khu vực bản Cu Ty); Hồ Văn Thứ, Y Thủy (xã A Xing) hiến 1.000 m2 đất đang trồng sắn nguyên liệu (sắp thu hoạch) cũng như các loại cây ăn quả khác cho xã xây dựng trường Mầm non; Hồ Văn Bảy (xã Thanh) hiến 700 m2 đất trồng cây ăn quả cho xã xây dựng trường Tiểu học; Hồ Văn Thoong (xã Thanh) hiến tặng 500 m2 đất đang trồng sắn nguyên liệu cho xã xây dựng trường Mầm non; Nguyễn Văn Táo (xã Tân Hợp) tự nguyện hiến 460 m2 để làm đường giao thông nông thôn; Hồ Đối (xã Tân Thành) hiến 450 m2 đất để xây dựng trường Mầm non; Hồ Loi ( xã A Dơi) hiến 1.000 m2 đất xây dựng trường Mầm non; Hồ Ra Duộng (xã Thuận) hiến 476 m2 đất xây dựng trường Mầm non; Hồ Văn Hòa (bản Coóc, xã Hướng Linh) hiến 600 m2 đất xây dựng trường Mầm non; Hồ Pả Cuốn (bản Miệt cũ, xã Hướng Linh) hiến 600 m2 đất để xây dựng trường Mầm non và nhiều gia đình khác trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiến đất xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, trường học, nhà công vụ giáo viên mà hiện tại huyện Hướng Hóa vẫn chưa thống kê hết.

          ‘Trước đây, xã Hướng Lộc vận động bà con dân tộc Vân Kiều hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi là khó khăn lắm. Từ sau khi triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng trong nhân dân trên địa bàn xã thì việc vận động bà con hiến đất đai đơn giản hơn nhiều. Đồng bào Vân Kiều hưởng ứng cuộc vận động với cách nghĩ rất đơn giản đó là người Vân Kiều mang họ Bác Hồ thì phải học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ từ việc lớn cho đến việc nhỏ nhất”. Anh Hồ Văn Mít, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc đã khẳng định với tôi như vậy.

H.T.S

Hoàng Tiến Sĩ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 192 tháng 09/2010

Mới nhất

Bộ từ điển bỏ lại giữa rừng sâu

6 Giờ trước

Sau hiệp định Pari, 27/1/1973, chiến tranh tạm dừng, đại đội tôi đóng quân giữa bãi cát Lệ Xuyên, huyện

Đi tìm cỏ

6 Giờ trước

Nhiều lúc ngồi thẫn thờ nhìn đàn trâu bò gặm cỏ dọc triền đê chợt giật mình: Cỏ quê

Chị ấy…

6 Giờ trước

Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công

Pa Ling mùa mưa

6 Giờ trước

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông,

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground