Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thành Cổ - có những con đường

M

ột phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày thị xã này bước ra khỏi chiến tranh. Gây dựng lại tất cả giữa một đống hoang tàn và đổ nát, giữa bời bời cỏ dại và châu chấu, giữa tất cả những đau thương ấy, dưới lớp đất phù sa, dưới bờ thành rưng vỡ máu từng viên gạch là muôn ngàn thân xác liệt sĩ. Vâng chỉ có ngàn ấy, cộng với hơn mười năm bị lãng quên, thành cổ đã bắt đầu cuộc hồi sinh nhọc nhằn chỉ mới được chưa đầy một thập niên – ho đẫu thế có một điều để làm bằng chứng cho thành quả hồi sinh: đây là những con đường.

Tất nhiên không phải những con đường là tất cả. Nhưng tất cả phải bắt đầu từ đó. Bạn tôi, một lần ghé thăm thị xã đã ví cái dáng vẻ hiền thục nhỏ nhắn gụi gần này đẹp như một bàn tay con gái mà những đường gân xanh là những lối phố ngoan mềm. Trong ký ức những người dân thị xã, có một thuở thanh bình in bóng những con đường nên thơ ghi dấu bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu cuộc tình, bao nhiêu hò hẹn. Bây giờ đây, khi cuộc đời và số phận đã xô dạt tôi rơi về cái góc nhỏ thị xã này, tôi gặp ngay con đường thị xã ngày xưa đi qua trước ngõ nhà – đó là con đường chạy suốt bờ nam sông Thạch Hãn từ quốc lộ 1 về qua khỏi chùa Tỉnh Hội rồi miên man theo phù sa miệt đồng. Bây giờ thì nó “sắp” đẹp - nhưng chỉ cần cái dáng lặng im sải dài qua mé sau khu đa chức năng đủ cho ta một hình dung cả ngày xưa và cả về sau. Con đường này ngày xưa đỏ ngôi hoa phượng mỗi độ hè về soi bóng xuống sông Thạch Hãn xanh như ngọc bích. Bên này bờ sông là phố  xá, bên kia bờ sông là tre trúc khói sương và cả những gì khóc liệt của chiến tranh ở không xa mảnh đất này dường như không chạm đến vẻ bình yên của nó, chỉ trừ tiếng đại bác ầm ì vọng về. Ký ức tuổi thơ tôi không đủ sức lưu ảnh những phồn hoa một thuở, và chiến tranh đã kéo đến, trên những bến sông này làm sao kể hết những chuyến đò đem bộ đội vào tránh giữ Thành Cổ, làm sao kể hết bao nhiêu máu và xương đã tưới tắm từng viên gạch lề đường, từng xen – ti – mét mông dấu nhựa. Chiến tranh đi qua mang theo những gì đẹp nhất, thơ nhất. Những cây phượng đã gục ngã xuống lòng sông, nền đường lở lói đạn bom cày xới, những mái phố hiền thương tan tành. Người dân trở về vội dựng mái nhà tôn, che chắn bằng ghi sắt và một vỏ đạn mà mơ một ngày mai, như nhà thơ Ngôn Minh: “phố bờ sông nhà lên tầng tìm gió”. Ở bên con sông phố này vẫn thế, chưa có một “chiến tranh mặt tiền” quyết liệt như những con phố khác, và vì một lý do nào đó, khi quy hoạch chợ thị xã khu chợ phía sau lấn ra sát bờ sông cắt ngang con đường. Chỉ mới gần đây, khi chiếc xe ủi gạt một đường xuyên ngang nối từ góc Quang Trung  - Ngô Quyền nối lên với Phan Chu Trinh thì hình bóng con phố xưa bắt đầu vỡ vạc hình hài thông mát.

Mấy năm rồi tôi đã gặp nhiều cán bộ lãnh đạo thị xã, các anh đều đã từng nhiều lần bày tỏ khát vọng quy hoạch thật chỉnh chu con đường bờ sông này. Bởi với một vị thế đẹp như thế này không thể để con đường cứ nham nhở ổ gà và ngổn ngang những chỗ vẫn lấn lở vào. Giá mà có được vài chục tỷ - một số tiền quá khổng lồ nhưng nếu có thì công việc trước tiên sẽ là chỉnh trang lại con đường. Kê dọc đoạn sông từ cầu về qua khỏi chùa rồi xây kè cao hơn để ngăn lũ, dọc từng đoạn đường dưới bóng phượng sẽ đặt những chiếc ghế đá… chỉ mới hình dung đến đó thôi đã sợ mình cổ tích hóa vấn đề. Có thể thế! Nhưng cũng không thể không tin rồi cũng sẽ đến cái ngày như thế. Có điều lượng sức mình, thị xã đã bắt đầu tìm những con đường nhỏ.

Bây giờ, quanh thị xã tổng chiều dài các con phố chỉ hơn chục cây số với vài chục phố chính: Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – nhưng có ai ghé đến thị xã này vài năm trước sẽ hiểu hơn cái thành ngữ rất chính xác ẩn dấu cái nụ cười “u - mua”. Người ta gọi thị xã này “thắp đèn dầu, uống nước giếng, đi đường đất”. Nói vậy thì nào khác chi…làng! Nhưng đó là tiêu chuẩn phân biệt giữa làng và phố - có lẽ cố nhiên trong một thời đoạn thôi, còn mai đây làng cũng sẽ lên phố. Bây giờ không ít làng có đường nhựa, có nước máy, còn điện thì đã sáng lâu rồi những vẫn nạn “nước giếng- đường đất” còn không phải một sớm một chiều giải quyết xong.

Với thị xã Quảng Trị, hai năm qua, chương trình “nhựa hóa đường nội thị” là một nỗ lực đáng ghi nhận. Có thể thị xã chưa có nhiều nhà cao tầng, điện chưa kéo dài thắp sáng đêm đêm cho lối phố nhưng bước trên những con đường đã không còn dấu vết ổ gà đọng nước, thay vào đó, nền nhựa đen huyền như lụa vắt nối, phố chưa thênh thang nhưng cũng đủ cho bước chân người thị xã vang vọng âm ba, xốn xang, xúc động, tự hào. Năm 1966 thị xã bằng nguồn vố của Trung ương và tỉnh đã nâng cấp, đổ nhựa bốn đường phố là: Lý Thái Tổ, Trần Phú, Phan Đình Phùng và Lê Hồng Phong tổng chiều dài là 3,5 km với tổng kinh phí 2tỷ đồng. Nwam 1997, nhờ sự xoay xở tích cực, thị xã xó thêm 4 tỷ đồng để thi công bốn con đường Trần Bình Trọng, Ngô Quyền, Nguyễn Trái và Trần Hưng Đạo tổng chiều dài của những con đường này dài hơn 4,5 km và phấn đấu hoàn thành việc rải cấp phối, tráng nhựa vào cuối năm 1997. Ngoài ra, từ ngân sách địa phương thị xã đã đầu tư 300 triệu đồng để đổ cấp phối các hẻm, kiệt nội thị…

Có lẽ khi nhắc đến những thành quả này, những con số ki – lô – mét phố phường xem ra quá nhỏ so với những xa lộ so với những xa lộ rộng dài chục làn xe chạy, nhưng có ai biết được để có mỗi đoạn phố đẹp êm bước người qua kia là những âm thầm mà mảnh liệt của lãnh đạo thị xã. Điều ấy càng được ghi nhận hơn khi đó là những đoạn đường từng nhọc nhằn mang vác những ổ gà, nước động lổn nhổn những đá sỏi, nhòe nhoẹt đất suốt hơn hai  mươi năm và chỉ mới hai năm trở lại đây mới khoác lên mình tấm áo nhựa mới. 

Bây giờ đây, mỗi ngày đi đi về về trong dáng vóc yêu thương của thị xã Thành Cổ này, mừng vui theo từng thay đổi của nó, mừng cho một ngôi nhà mới mọc lên, mừng cho một quãng đường mới mọc lên, mừng cho một quãng đường được làm đẹp, lòng rộn vui khi thấy dân người thị xã này, những người khách trở lại thị xã này, cả những người lính của Thành Cổ năm nào trở lại chiến trường xưa nữa, tất cả đều tin yêu ở những con đường Thành Cổ đủ thênh thang để vươn trải về ngoại ô, nối nhịp đời vào từng lối phố. Từ những con đường, thị xã đi tới một ngày mai “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

L.V.T

Lê Việt Thường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 39 tháng 12/1997

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

6 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground