Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thư Quảng Trị

B

ạn thân mến,

Như mọi lần, tôi một mình chạy xe vào thị xã Quảng Trị. Mới hôm trước, gió Lào và nắng nóng tới 40,80C, vậy mà bữa nay trời xuân ở đây đẹp mát tỏa sắc bâng khuâng lên đất đai, cây cỏ. Nhưng, điều khác biệt lớn nhất là hôm nay có rất nhiều người cùng về với nơi từ trong ba mươi lăm năm trước đã ký âm những nét nhạc bất tử của khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn và ngôi Thành Cổ vinh quang từng tuẫn đạo vì hòa bình và thống nhất của đất nước, vì tự do của dân tộc Việt Nam.

Một nỗi xốn xang nhanh chóng lan tỏa khi từ bến Vượt, những người lính trẻ măng mang ba lô, mũ cối của các chiến sĩ giải phóng bước lên bờ kè, đi sau lá cờ Tổ quốc đến tháp chuông giữa lòng thị xã Quảng Trị trong giọng ngâm bồi hồi: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đáy sông còn đó bạn tôi nằm- có tuổi hai mươi thành sóng nước- vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm (Lê Bá Dương). C ng nhng chiến sĩ gi Thành C đang tr v vi đồng bào, đồng chí gia hàng n sinh mang áo dài trng, gia nhng ngọn nến lung linh và muôn vàn cánh hoa chào đón. Vẻ đẹp của lịch sử, quê hương lần nữa bừng nở trong giai điệu của Bài ca không quên được nữ ca sĩ Thanh Lam hát lên. Bên những ca từ tôi không thể nào quên là những hình ảnh tư liệu chiến tranh ở Thành Cổ với mịt mù bom đạn, chằng chịt dây thép gai, vóc dáng hiên ngang của những chiến sĩ xông lên diệt thù hoặc ngả xuống giữa nghi ngút khói lửa và bời bời cỏ dại. Khi ấy, tôi nhìn thấy nước mắt lặng lẽ chảy trên gương mặt khắc khoải yêu thương của người mẹ già ngày ấy, trong khóe mắt của cựu chiến binh Thành Cổ và trên bờ mi của cô học trò đang ngồi đây.

Bạn thân mến,

Sông Thạch Hãn đưa những người lính qua sông trên những con thuyền mộc, trong dòng nước luôn sôi cuộn dưới miên man pháo dội để vào các chốt trận địa ở thị xã Quảng Trị, trong Thành Cổ cách đây ba mươi lăm năm. Sau đó, sông Thạch Hãn đưa những con người ưu tú ấy trở lại bờ Bắc để đồng đội, nhân dân chăm sóc vết thương hoặc an táng. Nhiều lúc, sông Thạch Hãn đón các anh hùng liệt sĩ Thành Cổ vào lòng, nhận vào mình biết bao cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi. Người dân quanh đây thường bảo, những con người ấy đã hóa thân vào sông Thạch Hãn, làm thơm hơn dòng nước nguồn Hàn chảy ra. Nhiều năm rồi, chính lòng biết ơn luôn nhắc nhở người Quảng Trị thả hoa tưởng nhớ sự hy sinh cao đẹp ấy trên sông Thạch Hãn mỗi khi lễ, tết. Cũng trên bến Vượt qua sông Thạch Hãn, tối nay nhạc sĩ Phú Quang nhấn phím dương cầm bên ánh lửa hát về giấc mơ giản dị của người cháu ruột và những người bạn đã chiến đấu, hy sinh ở Thành Cổ, trong dòng sông loang dòng máu đỏ. Xen vào những ca từ, nốt nhạc là đoàn tàu chở quân ra trận tràn ngập cờ hoa, ánh mắt đưa tiễn, bàn tay vẫy chào, là nhịp chèo qua sông, chiếc vung nồi làm bia mộ của những tuổi hai mươi chưa một lần hò hẹn, máy bay oanh kích, tường thành đổ nát, chòm sao Bắc Đẩu trong đêm chờ xuất kích gợi nỗi nhớ nhà, chiến sĩ băng lên không sức mạnh nào ngăn được... Đây cũng là lúc tôi hiểu thế nào là dòng sông huyền thoại. Trong buổi tối ba mươi tháng tư này, bên dòng sông đã đi vào lịch sử của dân tộc mình bằng chính sự tàn khốc, ác liệt của một cuộc tái chiếm đẫm máu thuộc hàng bậc nhất trong chiến tranh, những ngọn đèn hình hoa sen làm bừng sáng gương mặt người phụ nữ trong phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- bà Nguyễn Thị Bình. Sự kỳ lạ của dòng Thạch Hãn đang được tiếp nối, ý nghĩ ấy sẽ xuất hiện khi bạn gặp o Thu, người con gái vừa tròn mười bảy tuổi năm nào cùng cha mình ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội qua dòng sông Thạch Hãn ken dày bom đạn và nhuộm hồng lửa, máu, gặp một nghệ sĩ đệm guitar hát lên nỗi nhớ biết bao người đi không về, nằm lại ven sông ấy thành hoa nở đẹp làng quê trên con thuyền lững lờ trôi giữa mặt nước Thạch Hãn hiền hòa, lấp lánh chừ đây.

Khi người lính lặng im tan vào đất, là cuộc đời chảy mãi những dòng sông, ôi dòng sông mang phù sa người lính, tươi mát bãi bồi xanh ngát nương dâu, giọng hát của ca sĩ Mai Hoa kể thật hay câu chuyện về những anh hùng tuổi đôi mươi ngả xuống trên Thành cổ Quảng Trị, máu hòa Thạch Hãn. Đã có một khoảnh khắc ngưng lặng chứa chan niềm xúc động giữa câu hát những giọt máu mang hình con mẹ, chảy vào lòng Thạch Hãn rưng rưng của ca khúc Dòng sông hoa đỏ. Cảm xúc ấy lại xảy đến khi ngước nhìn trang sách bằng đá hoa cương đỏ thắm đang mở ra của Đài chứng tích sinh viên-chiến sĩ Thành Cổ. ở đó, ước mơ, hoài bão, khát vọng của biết bao con người trẻ tuổi đã chung một tên gọi là hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, non sông. Qua sự trẻ trung và thanh thoát của nhóm AC&M, thêm hiểu, những người giữ Thành Cổ Quảng Trị là thế hệ đã sống như đời núi, đời sông với khát vọng đạt tới tầm cao dân tộc, thời đại và nhân loại. Xa xa ngoài trang sách có ngôi sao và ngọn đuốc ấy là dáng mẹ hiền đi giữa những hàng mộ chí trong nghĩa trang liệt sĩ, run tay kéo góc khăn rằn trên vai chấm vào mí mắt già nua. Thạch Hãn ơi, trong sóng nước của Người có rất nhiều lãng mạn và bi thương. Và, âm hưởng lãng mạn và bi thương trong từng tấc đất, ngọn cỏ ở Thành Cổ ngân vang trong lời hát Cỏ non Thành Cổ của nhạc sĩ Tân Huyền được ca sĩ Hồ Quỳnh Hương cất lên bằng chất giọng nồng nàn đẹp như bông hồng duy nhất kết trên trang phục biểu diễn của cô tối nay.

Bạn thân mến,

Những chiến sĩ quân giải phóng giữ vững Thành cổ Quảng Trị trong tám mươi mốt ngày đêm quyết tử của mùa hè năm 1972 lại trở về với dòng Thạch Hãn trong hơi ấm của lá cờ Tổ quốc, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ và biết ơn của đồng bào, đồng chí. ánh sáng của những chùm pháo hoa vừa tung rơi trên bầu trời thị xã Quảng Trị lúc ấy soi rõ ánh mắt và bàn tay tiễn đưa các anh, các chị bịn rịn, quyến luyến lắm. Bên dòng chữ khắc câu nói nổi tiếng của Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định chiến công oanh liệt của quân và dân ta ở Thành Cổ Quảng Trị thuộc về những con người Việt Nam với truyền thống bốn ngàn năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại, ba vị sư già thong thả đánh hồi chuông nguyện cầu siêu thoát, an lạc cho người đi xa và người ở lại. Pháo hoa, đèn, nến chiếu sáng vô vàn hoa lá bồng bềnh trôi kín một quãng sông Thạch Hãn. Trong tiếng chuông ngân dài đưa tâm hồn đến miền tịnh độ, khói hương ở Đài tưởng niệm Thành Cổ ngan ngát, nhà sư cung kính chắp tay đứng bên quả chuông gợi sự thanh thản, nhân niềm tự hào hễ có Việt Nam có Cổ Thành-nối vòng hoa lửa với Khe Sanh-huân chương khó đủ từng viên gạch-tấc đất từng giây mỗi lá cành (Trần Bạch Đằng). Với lịch sử hào hùng và bi tráng ấy, khúc tráng ca về dòng sông Thạch Hãn vang vọng đến mai sau.

 

    N.B.N

Nguyễn Bội Nhiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 154 tháng 07/2007

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

23 Giờ trước

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground