Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 31/05/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trại viết dưới chân Thành Cổ

N

ăm ấy, sau 81 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, bộ đội  ta đành rút bỏ Cổ Thành Quảng Trị khi nó chỉ còn là một đống gạch đá vụn nát bên sông Thạch Hãn, lửa vẫn cháy ngun ngút suốt mấy tháng ròng. Con sông như là giới tuyến tạm thời phân cách cho hai phía. Bên kia Thành Cổ địch tái chiếm, bên này là vùng giải phóng. Mặt trận B5 đã tổ chức trại viết ở làng Trà Liên nằm kề bên sông Thạch Hãn, một làng quê vốn trù phú nhưng đã bị B52 băm nát, những hàng tre bật gốc, tươm tướp chĩa lên trời, nhà cửa trống trơ không có bóng người, dân làng sơ tán ra Bắc bỏ lại ngôi làng hoang vắng, ảm đạm.

Trại viết quy tụ nhiều cây viết chiến trường có chừng hai chôc trại viên, nhiều người đã thành danh như Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Quang Tính, Lý Hoài Xuân.... Trại do anh Vũ Thuộc, Tổng biên tập báo Tiền Tuyến (tiền thân của báo Quân khu 4)  phụ trách.

Chúng tôi được phân theo nhóm, ở quây quần trong những căn nhà rường gỗ mít đỏ ong. Những ngôi nhà mà ngày nay chỉ còn lại ở những làng cổ được bảo tồn như minh chứng cho một nền văn minh nhà vườn thoáng đãng, thanh lịch, trong lành như khí chất của những bậc nho nhã. Ban ngày chúng tôi vào bàn viết. Bàn là những hòm đạn được gia công tiện lợi có thể gấp lại mỗi khi di chuyển.

Cuộc chiến đang vào hồi kết thúc, địch tăng cường lấn chiếm những vùng đất đã giải phóng và bị quân ta phản kích quyết liệt, nhiều câu chuyện thương tâm xẩy ra, nên tư liệu phong phú. Vào trại anh nào cũng lấy ni lông quây lại để không ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng tôi háo hức lao vào viết bởi đây là thời gian quý nhất chỉ dành cho sáng tác mà thôi.

Những buổi chiều, rời bàn viết chúng tôi chia nhau thành hai đội bóng chuyền ra sân thao diễn. Bên kia bờ Thạch Hãn, những tên lính Cộng hòa mang súng lè kè đi lại canh chừng. Họ nhìn sang bên này thấy chúng tôi bình nhiên tạo những pha bóng đẹp mắt, tiếng vỗ tay dội lên mặt sông lan qua sân bóng cổ vũ anh em tôi hăng hái hơn. Thế mới hay, thể thao là không biên giới. Ngày thường hai bên đụng độ thì khạc lửa vào nhau nhưng bây giờ là tinh thần thể thao. Hồi ấy tôi mới hai mươi tuổi, sức trẻ rất linh lợi nên được anh Vũ Thuộc bố trí làm cây nêu cho anh. Anh cao lớn, mỗi khi có bóng, tôi đệm rất tròn trịa, bóng đưa đúng tầm nhảy, anh cứ thế nện xuống như búa bổ. Bên kia sân, anh em không đỡ nổi đành phải né mình để không phải dính đòn.

Trại viết có nhiều nhân vật tài hoa không chỉ thơ phú mà còn thạo nhiều ngón chơi độc đáo. Có anh thì giỏi ảo thuật. Chỉ cần hai cái bát thôi là có thể đánh tráo những viên bi mà mắt ta không hề nhìn thấy. Có anh buộc sîi chỉ vào chiếc nhÉn đeo tay lắc vòng trên bàn tay là có thể nói đúng đứa con đầu lòng là trai hay gái. Ngày ấy chị Thùy Liên là nhân vật được làm thử nghiệm mà sau này chị đẻ con trai thật.

Tôi còn nhớ anh Tạ Đính, một cây bút văn xuôi nhưng là phiên dịch tiếng Anh khi khai thác tù binh Mỹ, anh nói với tôi rằng, mình có số đào hoa nên đóng quân nơi nào có con gái thì y như là có chuyện. Nhiều cô say anh như điếu đổ. Anh hỏi tôi, cậu biết vì sao không, vì mình có tới 34 chiếc răng, hơn người thường hai chiếc. Tạ Đính là một anh lính nghiện chè Thái đến khê cả hàm răng. Thiếu chè, anh có thể đổi hết áo, quần, tăng, võng cho tới chiếc quần lót cuối cùng. Không chỉ nghiện chè, anh còn ghiền cà phê hơn cơm. Nhìn anh thao diễn kỹ thuật gi· cà phê tôi bái phục anh. Chỉ một vốc gạo vo sạch, anh cho lên chảo rang đun nhỏ lửa một lúc rồi quẹt diêm chấm vào, ngọn lửa xanh lét bốc lên, anh bưng chảo gạo lắc nhẹ cho tắt löa rồi đổ ra chiếc vung quân dụng. Thế là có một mẻ cà phê ngon. Lúc đầu tôi không tin, nhưng khi anh pha cho tôi thử một cốc, mới nhấp một ngụm, tôi ngộ ra, trời ôi, đúng là có mùi cà phê thật.

Trại viết có nhiều anh quê miền Bắc nên nếp sống có nét riêng, nhất là ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa vùng miền giao thoa và biến tiếp tạo cho nhau hiểu biết nhiều hơn.

Đến bữa thổi cơm, chúng tôi đi kiếm rau dại về nộp cho trại. Trên những thửa ruộng mạ có loại rau sàng mọc dày, lá chỉ bằng vẩy cá, cọng dài như cọng cải non, hái về nấu canh hoặc ăn sống rất ngọt. Cơm có độn ít ngô, ăn với canh rau tập tàng nấu với thịt hộp. Thế là sang trọng lắm.

Trại viết mới mở mấy hôm đã có nhiều nhà thơ nhà văn nghe tiếng đến thăm làm không khí trại sôi nổi hẳn lên. Mới hôm đầu, Đinh Duy Tư một cây truyện ng¾n đang là thợ máy chuyên sửa chữa ô tô cho đơn vị 19-5, một  đội xe phục vụ chiến trường, vẹo vọ đạp chiếc xe đạp cà tàng còn kém hơn xe của bác Thanh Tịnh, đèo nhà thơ Thanh Hải đến trại. Nhà thơ đã đọc cho anh nghe chùm thơ mới viết sau ngày Quảng Trị giải phóng. Những câu thơ còn bốc mùi khói đạn đã làm say lòng anh em trại viên. Sau đó, nhà thơ Duy Khán, Phạm Ngọc Cảnh, văn nghệ quân đội cũng về thăm, ấm áp tình cảm của những văn nghệ sĩ chiến trường.

 Hoàng Nhuận Cầm đang dự trại lại đón nhận tin mừng anh đạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ do nhạc sĩ Hoàng Giác, thân sinh anh báo tin. Anh em ôm chầm lấy Cầm xúc động mừng vui hể hả như tin thắng trận dội về. Niềm vui của bạn như một cú hích cho anh em say sưa sáng tạo.

ChiÕn tranh đồng nghĩa với sự tàn khốc, cái chết chóc tang thương, nhưng với người lính ra trận thì Tổ quốc trên hết. Tắm mình trong bão lửa, sẻ san những mất mát đau thương, chia nhau chút ngọt nồng ấm lạnh, nhiều nhà văn, nhà thơ đã để lại cho đời những trang viết sinh động như cựa quậy trong từng con chữ. Nếu không sống chết với những đoàn xe vượt Trường Sơn dưới ánh hỏa đăng và bom chùm rải thảm thì làm sao có được một Phạm Tiến Duật nổi danh với "Tiểu đội xe không kính ". Vâng, thế đó, một thời của chúng tôi là thế đó.

Trời ơi! Trong gian khổ ác liệt là thế mà sao chúng tôi lạc quan, lãng mạn đến thế. Sức trẻ, ăn chưa khô bát chén đã nghe bụng dạ cồn cào. Tiêu chuẩn 19 kg cuả chủ lực quân vẫn không nhằm nhò gì với những túi dạ dày hai m­¬i, hai mèt.

Dân làng đi sơ tán mang theo mọi thứ có thể, làng còn lại những chú mèo không bắt theo được đã thành mèo hoang, thế là nó trở thành nguồn protein bổ sung cho cơ thể đang lớn của cánh lính chúng tôi. Ban đêm, anh em xách súng đi lùng quanh những vườn hoang để bắn mèo. Tất cả đều là những cây súng thiện xạ nên viÖc hạ sát những chú mèo hoang là không có gì khó. Qua ánh đèn pin loang loáng, hễ thấy những đốm sáng xanh lè là kề súng lên vai nã đạn. Chỉ cần một phát đạn là một chú mèo bỏ mạng bởi vì đôi mắt xanh của nó là điểm ngắm chuẩn nhất.

Có những đêm, chúng tôi bắn được cả ba bốn con. Mèo là thứ không dễ làm vì nước làm lông của nó nếu nóng quá độ thì khó mà cạo sạch. Chúng tôi phải làm theo công thức năm một, nghĩa là năm phần nước sôi thì một phần nước lạnh. Mèo được mổ bụng, vất bỏ hết bộ lòng, chặt thành từng miếng bằng quân cờ trộn với mazi, muối, cây sả, cho ớt vào rồi đem đun nhỏ lửa. Thế là chúng tôi có món nhậu tuyệt chiêu. Rượu được pha chế bằng cồn với nước sôi để nguội, hàm lượng hợp lý. Có những bữa nhậu, anh em trại viên quay cuồng như đi tàu vũ trụ, mấy anh em nằm nhoài người lên tấm phản với chiếc quần cộc không còn biết gì nữa. Vài anh còn tỉnh đã kéo quần xuống cho lòi mông ra, đi qua thấy một hàng mông không nhịn cười được. Say, say điên đảo khi thứ chất cay nồng ấy ngấm vào cơ thể khiến nhiều anh nằm li bì tới ngày hôm sau mới gượng dậy được. Thế đó, tuổi trẻ sống vô tư, anh em thương nhau như con một nhà. Viết được câu thơ hay là mang ra đọc cho nhau nghe rồi bốc lên mây xanh, không biết tới cụ Nguyễn Du là ai cả.

Đúng dịp trại viết thì trong làng văn Quảng Trị có tin vui, anh Vũ Mạnh Lập sau này là thư ký tòa soạn tạp chí Sông Hương tổ chức đám cưới. Anh Vũ Thuộc cho anh em trại viên cuốc bộ hơn chục cây số ra Đông Hà tham dự. Dọc đường, vỏ đạn pháo của Mỹ nằm lăn lóc không bết cơ man nào cùng với vỏ đồ hộp. Băng qua sân bay Ái Tử, đường băng được lát ri nhôm bị pháo ta băm nát, bật tung lên. Lô cốt chất bằng bao cát xếp lên nhau nằm lùi lũi dọc hai bên vệ đường. Đám cưới trong chiến tranh nên chỉ có nước chè, thuốc lá và kẹo. Chú rể cô dâu đều mặc đồ lính sóng đôi đi lại cảm ơn bạn bè. Tấm phông màn được họa sĩ Trần Quốc Tiến vẽ lên hình tượng hai con chim câu bay trong đám bùng nhùng giây kẽm gai có ánh chớp màu đỏ. Anh giải thích đó là hình tượng của hạnh phúc trong chiến trạnh, chúng tôi nghe cũng thấy hay hay.

Tại trại viết, tôi và anh Vũ Mạnh Thi viết chung vở kịch "Sau tiếng mìn nổ", vở kịch nói về câu chuyện của một cô gái phải chấp nhận tình yêu với anh sĩ quan Cộng hòa để khai thác thông tin cho cách mạng nhưng vì không hiểu nên dân làng dị nghị, xa lánh và chì chiết. Vở kịch được kết bằng việc anh sĩ quan nọ phải chiêu hồi về với cách mạng.

Hồi ấy chúng tôi viết theo cách nghĩ của mình chứ có biết gì về lý luận văn học đâu nên khi anh Lương Bình, phó ty văn hóa hỏi, ngôn ngữ kịch là gì thì anh em chúng tôi đành lắc đầu.  Tôi mang câu chuyện đó kể lại với anh Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc ấy là Trưởng Ty Văn hóa Quảng Trị. Anh Tường giải thích cho chúng tôi tường tận. Anh uyên bác lắm nên cánh trẻ chúng tôi phục lăn. Cũng kể ra đây câu chuyện khôi hài mà chúng tôi chứng kiến hôm gặp anh Tường ở Đông Hà, thị xã mới giải phóng. Thị xã toàn là nhà mái tôn thấp lè tè, mùa hè ngồi trong nhà như một hầm lò. Nhà văn Nguyễn Tuân vào thăm vùng giải phóng, thăm anh Tường, thấy nóng không chịu nổi nên anh đi ra chợ kiếm chiếc quạt giấy cho nhà văn yêu quý. Vắng anh, một nhà l·nh đạo của Ty văn hóa bèn hỏi cậu cán bộ trực ban rằng ông Tường đi đâu. Anh kia trả lời rằng anh Tường đi kiếm quạt cho bác Nguyễn Tuân. Vị lãnh đạo trố mắt quát: Nguyễn Tuân là thằng nào mà ông Hoàng lại phải đi mua quạt?! Cậu cán bộ hoảng quá đành len lén bỏ đi.

Có những chiều nóng nực, bờ sông Thạch Hãn im lìm cây lá bất động, chúng tôi ùa ra sông, tụt quần tồng ngồng lao xuống nước. Trời ơi! Da thịt mát lựng, sông nước dịu êm bềnh bồng như nâng bổng thân mình. Bên kia sông mấy tên lính Cộng hòa cũng đang lặn ngụp trong dòng nước sông quê. Bất chợt tôi thầm nghĩ, tại sao? Tại sao họ phải cầm súng để bắn lại những người như chúng tôi? Họ cũng hát những ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn say sưa nhưng sao họ không nhận ra cái vô nghĩa khi phải cầm súng chống lại nhân dân. Nghĩ cho ra nhẽ thì họ cũng là những con người đáng thương mà chúng ta có trách nhiệm thức tỉnh.

Tôi đã làm thơ, hình ảnh hai màu áo lính tắm chung trên con nước quê nhà ®ã vào thơ tôi dịu hiền mà trở trăn xao động:

   Hỡi anh lính Cộng hòa/ Có nghe lòng xao động/ Có nghe từng con sóng/ Gọi nguồn quê xót xa...

Đêm mông lung, bên những ngọn đèn hạt đỗ, anh em chúng tôi thao thức với trang giấy mong manh để bới tìm những tứ thơ hay, những chi tiết nhọn sắc cho truyện ngắn ra đời vµ sống mãi với người lính dạn dày sương khói.

Tác phẩm của chúng tôi rồi sẽ đến với bạn đọc bên chiến hào, trên mâm pháo để người lính có thêm hào khí xung trận. Sống giữa chiến trường nồng cay khói đạn, trang sách, tờ báo là người bạn tâm tình biết sẻ chia động viên an ủi. Chúng tôi viết bằng cả tấm lòng của người lính với đồng đội yêu thương. Những cảm xúc trào ra đầu ngọn bút là sự rung động từ trong thẳm sâu tâm hồn nên có ma lực đốt lên ngọn lửa trong trái tim của tuổi đôi mươi ăn rừng nằm đất. Nhiều truyện ngắn, nhiều bài thơ, nhiều vở kịch từ trại viết này đã xuất hiện trên nhiều tờ báo, nhiều tạp chí của thời ấy được anh em truyền tay nhau đọc. Không có phần thưởng nào sánh được khi tác phẩm của mình đọng lại lâu bền trong lòng người lính.

Một nhoáng thôi mà đã tròn tháng, cứ ngỡ như mới hôm nào, vậy mà trại đã mãn. Ngày tổng kết, anh Vũ Thuộc đã khái quát tài tình những thành quả sau 30 ngày đêm cày sâu cuốc bẫm. Đã có hơn chục truyện ký, 30 bài thơ, 5 kịch bản  ra đời. Đó quả là một thành công ngoài mong muốn. Anh em chúng tôi tổ chức một buổi liên hoan hết sức độc đáo. Lần này, chúng tôi được chén thịt lợn tươi và uống rượu Lúa Mới Hà Nội hẳn hoi. Thịt lợn thì có chợ Đông Hà cung cấp còn  rượu được các nhà văn từ Hà thành mang vào biếu tặng. Trong ấm áp tình thương yêu, chúng tôi ghi lại địa chỉ cho nhau để mai đây mỗi người mỗi phương có thể hỏi thăm qua những cánh thư mà nhất là dõi theo tác phẩm. Ba mươi ngày cho một trại viết để lại quá nhiều kỷ niệm.

Từ đó đến nay đã gần 40 năm, trại viên chúng tôi mỗi người mỗi cảnh. Nhiều anh trở thành  nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, nhưng cũng có anh trở lại đời thường với nợ áo cơm. Tất cả chúng tôi không ai có thể quên được một thời chinh chiến. Trại viết dưới chân Cổ Thành Quảng Trị mãi mãi là dấu ấn không mờ phai bởi nó độc đáo có một không hai trên đất nước diệu kỳ này.

Đ.T

Đức Tiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 180 tháng 09/2009

Mới nhất

Thể lệ cuộc thi sáng tác ca khúc Quảng Trị chủ đề “Quảng Trị - niềm tin và khát vọng” năm 2023

14 Giờ trước

Ban Tổ chức ban hành Thể lệ Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng ” năm 2023, như sau:

Lễ Phật Đản PL.2567 - DL.2023 tại Triệu Phong

27/05/2023 lúc 01:31

 Đó là lời nhấn mạnh trong Thông điệp

Danh dự và niềm tin

25/05/2023 lúc 17:12

Thơ Nguyễn Hà Linh

Quê hương tạc Người; Người trồng cây Hạnh phúc

25/05/2023 lúc 16:59

Chùm thơ Vũ Như Cẩn

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/06

25° - 27°

Mưa

02/06

24° - 26°

Mưa

03/06

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An