Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ cột mốc số 0 con đường lịch sử

C

ột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh lịch sử được xây dựng như một tượng đài sõng sững. Một nét đẹp khoẻ khoắn, oai hùng của lịch sử đất nước gợi lên trong tôi bao niềm cảm xúc. Tân Kỳ nghĩa là mới và lạ. Đó là tính ngữ chỉ những sự vật xuất hiện làm mọi người ngạc nhiên, thích thú. Tân Kỳ trong bài viết này là tên của một huyện vùng núi tỉnh Nghệ An, miền đất của những sự khởi đầu trong lịch sử,cũng là miền đất khởi đầu cuộc sống của tôi... Tân Kỳ là  huyện mới được tách ra từ  huyện Nghĩa Đàn ngày 19-4-1963. Đến  năm 2007 này, huyện Tân Kỳ trßn 44 tuổi! Đó là vùng đất trẻ. Vâng, quê hương Tân Kỳ, tuy còn nghèo nhưng như tên gọi của nó, cũng có rất nhiều sự mới mẻ, lạ lùng, nó chứa đựng biết bao trầm tích của lịch sử. Do duyên phận và nghề nghiệp tôi trở thành đứa con của đất Tân Kỳ, được đến Tân Kỳ rất nhiều lần. Bao nhiêu cái tên rất khó gọi như Cừa, Lạt, Truông Dong, Lèn Rõi, Vực Lồ.v.v.. bỗng trở  nên thân thuộc với đời tôi. 

Sông Con chảy qua đất Tân Kỳ là một con sông rất lạ. Ở đất  Nghĩa Đàn sông mang tên Hiếu, xuống đến Tân Kỳ thành sông Con. Đi hết huyện Tân Kỳ, sông Con bỗng chảy ngược lên vùng núi Anh Sơn thăm thẳm. Đoạn sông ngược này dài trên 60 cây số, mới chịu đổ vào Sông Lam ở Ngã ba Cây Chanh để xu«i về Bến Thuỷ. Hai bờ con “sông ngược” này có rất nhiều sự tích thú vị. Có lần, tôi được nghe một người già kể về Lèn Rõi. Đó là dãy núi chạy dọc sông Con từ  đầu huyện đến cuối huyện Tân Kỳ. Tương truyền có 99 đỉnh núi tụ về một hướng như những người lính khổng lồ đứng thẳng hàng trước giờ xuất trận. Trong dãy Lèn Rõi ấy có một hệ thống hàng chục hang động rất hoang sơ, kỳ vĩ. Có hang chứa được hàng chục, hàng trăm người ở. Trong đó hang Hang Chùa là một di chỉ văn hoá Hoà Bình cách đây chừng một vạn năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thÊy trong hang hàng chục hàng trăm loại công cụ có hình dạng rìu đá, dao đá, chày đá… của người Việt Cổ trên đất Tân Kỳ. Sử chép rằng  dãy núi Lèn Rõi ấy cũng đã từng là nơi cất giấu vũ khí, nơi trú quân của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đánh giặc trường kỳ. Cách đây mấy chục năm ở trong một hang đá, bà con đi củi đã tìm được nhiều loại dao, kiếm, mác bằng sắt. Đó là vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn. Có lẽ xuất phát từ đây, nghĩa quân Lê Lợi đã diệt thành Trà Lương, đánh thắng trận Khả Lưu, Bồ Ải, giết chết tướng giặc Minh Hoàng Thành, bắt sống tướng Chu Kiệt… Rồi các trận đánh ở Trà Lân, “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…” trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Theo sử sách, tất cả những trận đánh ấy, Lê Lợi đều xuất  quân ở căn cứ bãi Lơi Lơi, bãi Tập Mã, đồng Voi, núi Đồn…trên đất Tân Kỳ. Ngay cái tên Trại Lạt, có lẽ là tên một trại lính của nghĩa quân Lam Sơn Lê Lîi xưa .

Tân Kỳ còn là vùng hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi hơn 120 năm trước (1885-1887). Vua Hàm Nghi và các cận thần không đến Tân Kỳ, nhưng nhiều làng xã ở Tân Kỳ đã theo lời chiếu của vua vùng lên đánh Pháp. Vè hát dặm ở Làng Sen, làng Sẻ (Nghĩa Đồng) kể chuyện dân xây làng kháng chiến: “Làng Sen  ta đó… / Đắp thành đắp luỹ/ Đắp luỹ trong luỹ ngoài/ Chừa chỗ hoả mai/ cứ năm thước một/ Đã làm cho tốt/ Đừng tưởng công lênh/ Xây hai bức thành/ Cũng gần một tháng...” Khi phong trµo Cần Vương thất bại, nhiều lãnh tụ cần vương ở Hà Tĩnh, Nghệ An đã lánh vào vùng núi Tân Kỳ để tránh sự  bắt bớ của  giặc Pháp và nuôi dưỡng lực lượng. Lịch sử cũng có một sự trùng hợp lạ kỳ. Gần 1000 năm trước, vào thời Lý, con thứ 5 của Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang, người trấn giữ đất Nghệ An đã sức dân khai phá núi rừng âm u, mở con đường thượng đạo trên đất Tân Kỳ. Đường thượng đạo đó đi từ cuối xã Giang Sơn  lên Nghĩa Đàn, ra Nông Cèng - Thanh Hoá nối liền với Hoa Lư - Thăng Long. Con đường thượng đạo ấy là đường vận chuyển lương thực, voi ngựa, khí giới, góp phần quan trọng vào chiến thắng của vua Lê Thái Tông đánh tan quân Chiêm Thành ở cửa biển Ô Long mùa xuân năm Giáp Tý (1044). Trong chống Mỹ cứu nước , người Tân Kỳ lại một lần nữa xẻ núi, băng rừng mở đoạn đường thượng đạo: Đường Hồ Chí Minh lịch sử. Nơi xuất phát điểm ấy gọi là “Cây số 0” ở chính ngã ba Thị trấn Lạt, trái tim của huyện Tân Kỳ. Con đường mòn mang tên Bác vươn tới tận Lộc Ninh, miền đông Nam Bộ, cách Sài Gòn chỉ hơn 100 cây số. Cột cây số 0 ấy bây giờ đã được Binh đoàn 559 xây dựng thành một tượng đài kỷ niệm hoành tráng. Không ngờ, một  vùng đất nhỏ hẹp như Tân Kỳ lại mang trong lòng nó bao nhiêu là di tích lịch sử lớn lao, bi hùng của dân tộc từ xa xưa tới giờ.

Đứng bên cột mốc cây số 0, tôi bâng khuâng nhớ lại những năm tháng vượt Trường Sơn đánh giặc. Tôi đã hành quân từ Thái Nguyên, Hà Nội, đi bộ vượt Trường Sơn đằng đẵng bốn tháng hai mươi ngày mới đến tận Lộc Ninh, chót con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đánh giặc cho đến ngày giải phãng Miền Nam, tiếp quản Sài Gòn. Tháng 6-1976 mới ra quân. Để rồi, sau đó, trở về lấy vợ ngay tại cây số 0 L¹t, điểm khởi đầu của con đường lịch sử, như một định mệnh của đời binh nghiệp! Đó cũng là một cột mốc trên tuyến đường Hồ Chí Minh hiện đại hôm nay. Cái vòng tròn lịch sử ấy cho tôi được sống hơn với chiều dài và chiều sâu Tổ Quốc. Từ Cột mốc số 0 Tân Kỳ ấy có thể đi thẳng ra Hoa Lư Ninh Bình, Hà Nội hay vào động Phong Nha, Đồng Hới, Đông Hà, Thừa Thiên, Tây Nguyên.. mà không  phải xuống QL1A.

Từ khi có đường Hồ Chí Minh đi qua, huyện Tân Kỳ không còn cảnh bế quan toả cảng, “không có đường ra” nữa, mà bắt đầu một thời kỳ phát triển mới. Với  những di tích lịch sử, những thắng cảnh thiên nhiên, và giao thông thuận tiện, trên thực tế đang dần hình thành một “tuyến du lịch Tân Kỳ”. Nếu có nhà đầu tư xây dựng phục chế lại các hang động LÌn Rõi trở thành nơi tham quan, cộng thêm đường Hồ Chí Minh, cột “cây sè 0”, các di tích liên quan đến Khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Lê Duy Mật, Cần Vương…vào phục vụ khách du lịch, sẽ mở ra một tour du lịch hấp dẫn…Từ Cửa Lò, Vinh, du khách lên vùng núi Tân Kỳ đến tham quan hang động Lèn Rõi, thăm các bản làng người Thái, Thổ uống rươụ cần, thăm cột mốc số 0 Tân Kỳ-Lộc Ninh và các di tích Khởi nghĩa Lam Sơn, rồi tắm suối nước nóng Giang Sơn (Đô Lương) ngay sát Truông Dong… Hiện đã có tư nhân nhìn xa, đầu tư xây dựng khách sạn Phú Gia rất khang trang ở Lạt. Vấn đề là sự hấp dẫn  đáng giá ấy có lọt vào mắt xanh của các nhà  quản lý và đầu tư  du lịch của tỉnh và Tổng Cục du lịch hay không?

Lần đầu đến Tân Kỳ cách đây gần 30 năm, đứng bên Vực Lồ, tôi sững sờ nhìn những người công nhân Phà Sen đang kéo cáp đưa những chuyến phà chở người, chở bộ đội, chở ô tô, chở cam… sang sông Con. Cả đời tôi chỉ biết phà được kéo bằng ca-nô như phà Gianh, phà Bến Thuỷ, Quán Hàu…chưa bao giờ thấy cảnh kéo phà bằng tay như thế. Tôi bảo vợ tôi: “Bên bến đò xưa em đi lấy chồng. Còn các anh những người kéo cáp. Một thời trai neo giữa lòng đường”. Hỏi chuyện, tôi biết các anh kéo cáp Phà Sen từ mấy chục năm rồi.Những chuyến phà xuyên năm lửa bom/ xe gạo đạn và trai làng ra trận/ những chuyến phµngày đêm thầm lặng/ cam nông trường nắng đọng về xuôi/không ca- nô, tim anh làm máy nổ/tay cuộn săn nắm sợi lửa nóng bừng…

Con phà kéo bằng cáp ấy cũng là một kỷ vật khởi đầu của cuộc kháng chiến cần lưu giữ. Phải có một bảo tàng về nó. Nó là ý chí, là dũng khí của người Tân Kỳ một thời không thể quên! Mới đây, câu lạc bộ thơ  người cao tuổi Tân Kỳ đã  cùng với câu lạc bộ thơ Ngự Hà, Huế  ra một tập thơ chung. Họ đề nghị được in lại bài thơ Người kéo cáp phà Sen của tôi. Tôi không hiểu sao CLB thơ người cao tuổi Tân Kỳ lại quen được với những người làm thơ già ở Huế?. Hỏi ra mới biết, chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Ngự Hà Huế là bác Trần Kim Hồ, lão thành cách mạng hưu trí, những năm đánh Mỹ là uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Khu vực Vĩnh Linh, đại diện cho lãnh đạo Vĩnh Linh cạnh Huyện uỷ Tân Kỳ trong thời kỳ 20 vạn người Vĩnh Linh sơ tán ra Tân Kỳ (K.8, K.10). Suốt bảy năm ròng (1968-1973), Tân Kỳ nhường nhà, nhường giường, nhường cơm sẻ áo với Vĩnh Linh tuyến đầu Tổ Quốc. Đất cho hàng ngàn hộ dân Vĩnh Linh canh tác; Trường cấp một cấp hai cấp ba cho hàng vạn con em Vĩnh Linh học; Bệnh viện cho người VÜnh Linh đau ốm chữa bệnh.v.v.. NghÜa là từ bát cơm, hột muối, người Tân Kỳ những năm đó đã biết lo gấp đôi, gấp ba vì nghĩa tình cách mạng. Vì thế mà  mỗi gia đình Tân Kỳ đều đã trở thành nơi đi về thân thiết của hàng vạn con em Vĩnh Linh. Ngược lại từ khi có người Vĩnh Linh đến ở, người Tân Kỳ mới biết kỹ thuật trồng cây lưu niên; biết trồng cây hồ tiêu, cây huỳnh tinh (dong), biết chế biến bột sắn lọc, biết làm bánh bột lọc nhân đậu ,nhân tôm.v.v..Trong mỗi  hộ ở các làng quê Tân Kỳ hôm nay, ai cũng có vườn hồ tiêu. Đó là  nét mới trong nhận thức về kinh tế hộ. Ông cha ta bảo Một đêm nằm bằng năm ở, huống chi đây ròng rã bảy tám năm liền trong mưa bom bão đạn! Nên tình cảm Vĩnh Linh - Tân Kỳ đến hôm nay vẫn vô cùng gắn bó. Tôi thấy, năm nào hai huyện cũng cử đoàn  thăm viếng nhau. Huyện thăm huyện, xã thăm xã, thanh niên thăm thanh niên, phụ nữ thăm phụ nữ, gia đình thăm gia đình… Tôi có cậu em vợ lái xe con ở UBND huyện Tân Kỳ, mỗi lần chở đoàn Tân Kỳ vào Vĩnh Linh, cậu lại tranh thủ  vô Huế thăm anh chị, nên biết rất rõ từng chuyến hai huyện đi thăm nhau như thế và rất cảm động trước tình cảm bà con hai huyện dành cho nhau. Một thầy giáo ở §ông Hà ,quảng Trị trước đây từng đưa các em học sinh Vĩnh Linh tuyến lửa đi K8, K10 đã viết cuốn tiểu thuyết “Những ngày K8” rất cảm động. Năm 2004, lễ kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Geneve, Quảng Trị, Vĩnh Linh tổ chức rất trọng thể. Hàng trăm đoàn đại biểu khắp cả nước được mời dự, trong đó có đoàn đại biểu Tân Kỳ. Cái đó nói lên một điều hệ trọng: Huyện miền núi Tân Kỳ tuy nghèo và nhỏ, nhưng đã dự phần quan trọng vào những vấn đề trọng đại của đất nước!.

Anh Nguyễn Duy Khương, CLB thơ Ngự Hà, một người Quảng Trị về hưu ở  Huế đã làm thơ tặng các bạn thơ Tân Kỳ :

Bạn về xứ Lạt, phố Cừa,

 để ai rơi nón bài thơ giữa dòng…

Vâng, Cừa  hiu hắt xưa bây giờ đã là “phố Cừa” sầm uất. Gạch ngói Cừa đã trở thành một thương hiệu mạnh ở miền Trung. Gạch Cừa đã xâm nhập cả vùng thị truờng rộng lớn ở Nghệ An, Quảng Trị, Quảng B×nh, Thanh Hoá. Không chỉ Cừa, mà dốc Sa Nam ở Nghĩa Đồng, cũng đã thành thị tứ sôi động suốt ngày, có hàng dãy cửa hàng tạp hoá, hiệu cắt tóc, quán may, sửa xe máy, quán nhậu bình dân… Chợ Sa Nam được xây mới khang trang hơn. Tôi nhớ chưa đầy 10 năm trước,  qua hết Cống  Ba ra Đô Lương là con đường đất  nhỏ hẹp bụi mưa lầy lội, đá hộc lởm chởm, đến hai chục cây số mới đến thị trấn Lạt. Rồi từ Lạt lên Sen, xa mười tám cây số, Tết, mùa mưa đường sống trâu trơn như mỡ tôi đạp xe chở con trai đằng trước, vợ đằng sau lên thăm ông bà ngoại. Đạp cả ngày mới tới nơi. Bây giờ bước xe ra khái nhà là lên ô tô xuống Vinh ngày hai chuyến. Phà Sen không còn kéo cáp nữa, thay vào đó là Cầu Lèn Rõi. Rồi Cầu Sen cũng đang hình thành dự án, vài năm nữa sẽ bắc qua nơi phá Sen kéo bằng cáp xưa. Đường từ Đô Lương lên Tân Kỳ đã rải nhựa. Đường từ Lạt lên Cừa lên Nghĩa Đồng, đều  rải nhựa hoặc đổ bê tông. Tôi quan sát thấy hơn 90% đường làng cũng đã đổ bê tông, ô tô chở lúa, chở vật liệu xây dựng vào tận từng nhà. Trong chuyến đi viết tại Trại sáng tác Quân đội ở Cửa Lò tháng 9-2006, tranh thủ lên Tân Kỳ, tôi thấy buôn bán hàng hoá đã sầm uất lắm lắm. Đường Lạt - Cừa đã thành con đường trục thương mại từ Vinh lên miền Tây Nghệ An. Xe ô tô tải chở gạch, chở mía, đường, chở hàng hóa công nghiệp, xe ca chở khách…đi nườm nượp ngược xuôi suốt ngày đêm. Cứ nhìn mật độ ô tô đi trên đường ta dễ dàng biết được “sức khoẻ” kinh tế của một vùng đất.

Tôi nhảy xe đò từ Lạt lên Nghĩa Đồng. Chưa đầy 20 cây số mà xe phải đi đến hơn tiếng rưỡi. Chậm không phải vì đường xấu, xe hỏng. Mà chậm vì xe phải dừng liên tục để xuống hàng cho bà con đi buôn. Đi chậm, nhưng tôi rất vui vì được chứng kiến  lưu thông hàng hoá đang phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế nông thôn Tân Kỳ đang chuyển dịch một phần từ nông nghiệp thuần tuý trước đây sang trồng cây công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại.  Đó là điềm mừng . Các cöa hàng ở thôn quê dọc đường cũng bán nệm giường Kim Đan, bệ cầu tự hoại, giấy vệ sinh…Cách đây 15 năm, người dân Tân Kỳ chủ yếu sống bằng trồng ngô, lúa  trên những đồng ruộng nằm dọc theo sông Con từ Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình  đến Kỳ Tân, Phú Sơn. Một nửa diện tích đất nông nghiệp của huyện trồng ngô. Bây giờ thì dọc bờ sông Con, cây mía đã chiếm vị trí chủ đạo. Nhà máy đường sông Con qua giai đoạn khó khăn, đã trụ vững trên thương trường. Đường Sông Con đã bán đi khắp miền Trung. Có đại lý bán cả ở Huế. Cả huyện  đến nay đã có hàng ngàn hec-ta cao su của các nông trường Sông Con, An Ngãi, Vực Rồng khoán cho dân trồng lên xanh tốt. Đi trên đường, tôi thấy những vườn cao su cao vút đã đến kỳ cạo mñ ở Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái, Cừa… Anh Võ Viết Thanh bí thư huyÖn uỷ Tân Kỳ cho biết, năm 2007- 2008 này, huyện động viên bà con trồng 1000 ha cao su tiểu điền. Đây là cây xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả. Cuối năm 2006, một đoàn cán bộ huyện Tân Kỳ do phó chủ tịch Đặng Xuân Hà dẫn đầu đã vào Huế nghe phổ biến chính sách  dự án và tham quan các vườn cao su tiểu điền ở miền Tây Huế. Chỉ mấy năm nửa thôi, những vườn cao su tiểu điền sẽ xanh tốt khắp đất Tân Kỳ… 

Tân Kỳ hôm nay so với các huyện trong tỉnh Nghệ An vẫn còn là huyện  nghèo, thậm chí rất nghèo. Nhưng so với mươi năm trước, thì Tân Kỳ đã có những bước tiến dài, rất dài. Bước tiến mới cả về vóc dáng, thế đứng của huyện, cả đời sống của từng hộ dân. Bây giờ hộ nào cũng xây nhà tầng, hay nhà mái kiểu Thái Lan rất đẹp, hộ nào cũng xe máy, tivi. Có nhiều hộ có xe ca chạy đường dài, xe công nông vận chuyển lúa ngô, xi măng sắt thép vào tận ngõ. Với sự ra đời tuyến đường Hồ Chí Minh, với những dự án xây cầu qua Sông Con, mở đường về xuôi, lên ngược, Tân Kỳ đang đứng trước cơ hội mới để phát triển kinh tế và văn hoá. Quê vợ tôi ở làng Sẻ, xã Nghĩa Đồng. Năm học rồi, cả xã có trên 30 em thi đỗ các trường đại học khắp cả nước. Mỗi em đỗ đại học xã đều có thư khen và có tiền thưởng từ qũy khuyến học. Cái huyện Tân Kỳ nhỏ bé, heo hút ấy đã có hàng trăm người thành danh  các trung tâm lớn của đất nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.... Họ làm lãnh đạo vụ, cục ở Trương ương, giảng dạy đại học, làm giám đốc các doanh nghiệp., làm nhà báo.v.v..

Có lần tôi mời nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ Vĩnh Nguyên về thăm quê vợ tôi ở xã Nghĩa Đồng ở bên kia sông Con. Hai nhà thơ đã vô cùng ngạc nhiên ngồi suốt đêm uống rượu và nghe bác Huyền của tôi hát ca trù. Thời trẻ, bác là đào nương đi hát khắp ở Vinh, Diễn. Bây giờ đã tuổi 80, dù không có đàn phách gì, giọng ca của bác vẫn mùi lắm. Bác ca toàn bài ca trù cổ. Chỉ có điều bác không hề hay biết đó là những bài ca trù nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ : Chí tang bồng hẹn với giang san - Đường trung hiếu chữ quân thần là gánh vác - Thơ rằng “Đã mang tiếng ở trong trời đất- Phải có danh gì với núi sông- Nợ đèn sách đem nghiên bút giá xong- Cầu xe ngựa lúc đi về mới tỏ- Duyên ngư thuỷ hội long vân còn đó- Miếng đỉnh chung cho biết mùi đời- Nhắn trăng rủ gió đưa người- Bẻ ngành đơn quế cho rồi liền tay- Trần ai ai có kém ai…

Mỗi lần nghe bác Huyền hát, tôi lại mường tượng đến một “chiếu” ca trù trong Khu du lịch Lạt làm say lòng du khách bốn phương; mường tượng đến một đội xe vận tải mạnh của Tân Kỳ đi Bắc về Nam; đến những container chở các mặt hàng cao su, cà phê (thời Pháp, người Pháp có đồn điền trong cà phê ở Tân Kỳ) mang thương hiệu Tân Kỳ, từ Cảng Cửa Lò,  xuất khẩu ra các nước thuộc WTO! Ồ, đó không phải là mường tượng, ao ước, mà hiện thực đang được gieo mần…

Vâng, Tân Kỳ, miền đất khởi đầu những con đường lịch sử gian nan ấy đang đổi thay từng ngày, đang mới lạ hơn từng ngày…

 

Tân Kỳ- Huế, 2007

           N.M

 

 

Ngô Minh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 164 tháng 05/2008

Mới nhất

Giường sắt có tốt không? Địa chỉ mua giường sắt uy tín?

14 Giờ trước

Giường sắt là một trong những đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn nhà, để đảm bảo cho gia chủ có một nơi nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Ngày nay, giường sắt đang khá phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang tìm hiểu về loại giường này và muốn tìm cho mình một địa chỉ mua giường sắt uy tín và chất lượng hiện nay thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Công Ty Cổ Phần Nội Thất Đại Thành.

Chùm thơ Trần Đức Tín

20 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground