Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 10/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Xuân về trên A Dơi Đớ

Năm 2018 có hơn 41 hộ đồng bào người Vân Kiều ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi (huyện Hướng Hóa) được Chính phủ công nhận Quốc tịch Việt Nam, đã mở ra một chân trời mới, họ như được khai sinh thêm một lần nữa. Từ đây, những con người này có cuộc sống mới của công dân Việt Nam, quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật.

Chuyện từ đôi bờ Sê Pôn

Thôn A Dơi Đớ cách trung tâm huyện Hướng Hóa tầm 50 km. Từ tỉnh lộ 586 rẽ vào thôn là con đường bê tông rộng đẹp, được làm vào năm 2019 như một món quà cho cư dân miền biên viễn.

Ông Hồ Văn Kỉa, một trong những người được nhập quốc tịch Việt Nam vào năm 2018 và được bầu chọn là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thôn A Dơi Đớ vào cuối năm 2021, được công nhận năm 2022. Đó cũng có thể gọi là người có “chức sắc” đầu tiên trong 119 công dân được nhập Quốc tịch. Khi chúng tôi đến, ông đang vun lại mấy khóm hoa vạn thọ để chuẩn bị đón tết và hồ hởi rằng: “Tết năm nay sẽ vui hơn khi dịch bệnh đã được kiểm soát, sắn, chuối từ bên biên giới được giao thương bình thường, bà con sẽ bớt khó khăn hơn”.

Bản A Dơi Đớ trải mình dọc hai bên bờ sông Sê Pôn, con sông chảy ngược từ Việt Nam sang Lào. Năm 1977, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào phân định lại biên giới, lấy ranh giới tự nhiên - sông Sê Pôn làm biên giới. Lúc này, bản A Dơi Đớ như một “miếng bánh”, được cắt làm hai. Chính phủ cho phép người dân chọn lựa quốc tịch. Do ở bên kia sông Sê Pôn nên anh chị em của ông Kỉa thuộc về quốc tịch Lào, số còn lại ở phía Việt Nam.

Ông Kỉa tâm sự rằng: Những năm tháng sống bên kia biên giới là thời gian đầy khổ ải. Từ nơi ở tới trung tâm huyện mất một ngày đi bộ đường rừng. Không đường sá, không điện đài, không có trạm y tế, không có trường học... May mắn những năm mới giải phóng Hướng Hóa, ông có điều kiện được học chữ của Bác Hồ ở xã A Dơi nên biết viết, biết đọc. Những đứa con ông ra đời trên đất Lào đều không được đi học và chỉ biết lên rừng săn thú, hái măng mà sống lay lắt qua ngày. Nông sản có trồng ra được cũng chẳng biết bán cho ai, nghèo đói, thất học, bệnh tật luôn ám ảnh người dân những ngày đó.

Ký ức ấy còn là của bà Hồ Thị Sưn, vợ ông Kỉa. Bà Sưn sinh năm 1970, vốn tiếng Việt sau bao năm sống ở trên đất Việt Nam còn rất ít ỏi. Bà Sưn nghe thì hiểu, nói thì khó. Cố gắng lắm bà Sưn mới nói được vài câu “ngày buồn, mẹ đẻ con trong nhà lá, không có bác sĩ...”. Ngày trước, nơi bản làng xa xôi, bà Sưn và gia đình đã đối mặt với đủ thứ khó khăn trên trời dưới đất. Những người đàn bà vượt cạn trong căn lều đơn sơ, không thiết bị y tế và thuốc men. Họ sống nhờ trời thương, nhờ sức đề kháng qua bao nhiêu năm chống chọi với ốm đau, bệnh tật, kể cả chống chọi với cơn đói, chịu khổ ải với cái bụng lúc nào cũng trống rỗng.

Nhiều gia đình cùng chung số phận sau phân định biên giới. Họ sống nghèo khổ, thiếu thốn và bất an, không có gì để chờ đợi và suy nghĩ, kể cả ngày mai. Sức người chỉ đủ lo, đủ nghĩ, đủ nhìn vào ngày hiện tại, còn ngày mai, cứ để mai lo. Hoặc, nói theo lẽ thường đúng nhất, ngày mai tự nhiên sẽ tới, nó sẽ là ngày hôm nay.

Năm 1998 - 2000, nhiều hộ gia đình đã vượt sông về Việt Nam định cư mà không có giấy tờ tuỳ thân, không được hưởng các chế độ chính sách vì không có hộ khẩu. Những đứa con sinh ra ở Việt Nam không làm được giấy khai sinh vì không có Quốc tịch. Điều đó đồng nghĩa với việc các em sẽ không được hưởng các chế độ xã hội, trong đó có việc đến trường. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Đứng trước tình hình đó, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các em được học chữ và các chế độ phúc lợi khác như: khám bệnh, trợ cấp... như một hình thức vận dụng vì thương đồng bào, thương dân những khi khốn khó.

Ông Hồ Văn Đanh, Trưởng thôn A Dơi Đớ cho chúng tôi hay: Trước năm 2018, con em các hộ di cư từ Lào qua không được theo học theo quy định mà chỉ được cho đi học vận dụng để khỏi thiệt thòi, để khỏi mù chữ. Học xong lớp 5 thì buộc phải nghỉ học vì lên lớp 6 phải theo chế độ bán trú với những quy định bắt buộc mà chính quyền địa phương không thể kham nổi và “bước qua”.

Ông Kỉa cho biết thêm: “Được về quê hương với cuộc sống đổi mới, đường sá thuận tiện, điện chiếu sáng trưng, đau ốm có thuốc men chữa trị. Con cái cũng được học cái chữ, được nói tiếng Việt. Cái ăn, cái mặc được giải quyết khi được anh em, dòng họ đùm bọc. Người nhường đất, người cho củ sắn, người cho lúa... nên nhiều năm qua cuộc sống phấn khởi rất nhiều”.

“Thế hệ mới” thôn A Dơi Đớ - Ảnh: N.L

“Thế hệ mới” thôn A Dơi Đớ - Ảnh: N.L

Những mùa xuân làm công dân Việt

Niềm vui vỡ oà sau thời gian nỗ lực của tỉnh Quảng Trị và các bộ ngành, cuối cùng những hộ dân di cư từ Lào vào xã A Dơi được công nhận Quốc tịch Việt Nam.

Ngày 23/11/2018, 119 người Lào di cư tự do đang sinh sống trên địa bàn xã A Dơi chính thức trở thành người Việt Nam khi có quyết định nhập Quốc tịch của Chủ tịch Nước. Sau gần 20 năm làm dân “ngụ cư”, họ chính thức trở thành công dân nước Việt, nỗi vui mừng, tự hào trào dâng trong mỗi con người. Nhớ lại khoảnh khắc cầm tờ giấy quyết định, ông Hồ Văn Kỉa xúc động: “Từ nay mình là người Việt. Con cháu mình là người Việt. Được học cao hơn, được đi đây đi đó để phát triển sự nghiệp”.

Đời sống của 119 người dân từ chỗ bất hợp pháp nay được công nhận Quốc tịch, họ sống hợp pháp, được hưởng tất cả chế độ chính sách của Nhà nước. Với gia đình ông Kỉa, giờ đây có cuộc sống khá thoải mái. Nhiều hecta sắn do các con ông canh tác tạo nguồn thu nhập khá ổn định. Những đứa cháu đã được làm giấy khai sinh, theo học các trường trong xã, được hưởng các chế độ về y tế, giáo dục. Vợ ông, các con ông Kỉa được cấp thẻ căn cước công dân. Sự thiếu tự tin về thân phận người ở góp, kẻ ngụ cư không còn nữa. Tất cả đã hoà nhập vào nhịp sống bình thường, chung lưng đấu cật để xây dựng quê hương.

Có được hộ khẩu, có được căn cước công dân như mở ra một chân trời mới, họ như được khai sinh thêm một lần nữa. Gia đình Hồ Văn Then, một trong những hộ dân di cư từ Lào về được nhập tịch cho biết, khi được làm người Việt, mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Không còn nghèo đói và thất học. “Các con tôi được vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Hiện tôi đang kinh doanh cửa hàng tạp hóa phục vụ bà con trong thôn. Cám ơn Đảng, Nhà nước đã đem lại sự đủ đầy ngày hôm nay cho bản A Dơi Đớ” - ông Then xúc động cho hay.

Lễ ra mắt câu lạc bộ dân ca Vân Kiều, Pa Kô - Ảnh: A.K.V

Lễ ra mắt câu lạc bộ dân ca Vân Kiều, Pa Kô - Ảnh: A.K.V

Trưởng thôn A Dơi Đớ, ông Hồ Văn Đanh vui mừng chia sẻ: Những hộ di cư từ Lào về A Dơi Đớ chiếm khoảng 30% người dân thôn. Ngoài làm nương làm rẫy họ đã chuyển sang kinh doanh như hộ ông Then kinh doanh hàng tạp hóa, hộ Hồ Văn Vưa sửa xe… Đó là tín hiệu đáng mừng cho cư dân nhập cư trong xu thế phát triển hội nhập cùng đất nước. Từ ngày chính thức trở thành người Việt, họ đã tham gia công tác xã hội. Tiêu biểu như anh Hồ Văn Ku Pỏa làm phó thôn, chị Hồ Thị Yên làm chi hội trưởng Phụ nữ thôn A Dơi Đớ... Ông Đanh còn cho biết thêm, năm nay là năm thứ 5 mà những hộ nhập cư được đón Tết cổ truyền bằng tâm thế của một người Việt. Tuy nhiên, vẫn còn 10 người ở A Dơi Đớ chưa được nhập quốc tịch trong đợt vừa qua do khi đoàn công tác lên danh sách làm hồ sơ thì những người này đi thăm bà con bên Lào.

Vẫn còn những khó khăn, vẫn còn những nhọc nhằn nhưng tâm lý “sống bất hợp pháp” của bà con đã được cởi bỏ. Nói như ông Hồ Văn Kỉa, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thôn A Dơi Đớ, là linh hồn của bà con Vân Kiều ở đây, thủ lĩnh phong trào bản làng thì “được công nhận công dân rồi, có Quốc tịch, có khai sinh, có hộ khẩu, có bảo hiểm y tế... trẻ con được đi học, người già được chăm lo sức khỏe, người lớn tự do đi làm và được vay vốn sản xuất, phát triển… thì không gì hạnh phúc hơn…”.

NGUYỄN LÊ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 341

Mới nhất

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Đại hội Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị khóa X (nhiệm kỳ 2025 – 2030)

23/11/2024 lúc 14:15

TCCVO - Sáng ngày 23 tháng 11 năm 2024, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội cơ sở Hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Quảng Trị khóa X (nhiệm kỳ 2025 - 2030). Đây là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.

Cỏ may giữa mây ngàn

20/11/2024 lúc 06:29

Cảm giác như mình đã lạc vào một thế giới khác, nơi mọi thứ diễn ra chậm rãi và giản dị hơn rất nhiều.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

11/12

25° - 27°

Mưa

12/12

24° - 26°

Mưa

13/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground