Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Cứ đến dịp 27/7 vào những năm tròn hay năm chẵn, những người làm báo ở Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) lại có dịp vào “đất thiêng” Quảng Trị để khảo sát, tìm chọn nhân vật, câu chuyện, tư liệu hình ảnh phục vụ cho chương trình lên sóng truyền hình trực tiếp.

Hơn 10 năm trước, có một chương trình giao lưu nghệ thuật dự kiến sẽ diễn ra vào tối ngày 27/7/2012, nhưng mới ra tết Nhâm Thìn khoảng hơn một tháng, khi tiết trời vẫn còn mưa phùn, gió bấc thì nhóm tiền trạm của VTV6 đã “khăn gói” lên tàu Thống Nhất vào Quảng Trị. Nhóm gồm 5 thành viên (4 biên tập viên và 1 cựu chiến binh). Tôi may mắn có dịp trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng các bạn đồng nghiệp VTV6 khi được đi khắp các địa phương trong tỉnh tìm hiểu, nắm bắt thông tin để xây dựng đường dây kịch bản.

Như thường lệ, ngày đầu đi cơ sở, các bạn chọn Thành Cổ Quảng Trị, nơi mà dự kiến chương trình sẽ diễn ra, với điểm nhấn là sân khấu lần đầu tiên được dựng trên sông Thạch Hãn. Xe 16 chỗ của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị đưa nhóm tiền trạm cùng nhân chứng vào thị xã Quảng Trị. Với tâm nguyện “cầu được, ước thấy” mong sao cho chuyến đi thành công, thu thập được nhiều chất liệu phong phú phục vụ chương trình, để rồi trong sổ tay cũng như cảm nhận của mọi người có đầy ắp thông tin về những địa danh, di tích mà lần đầu đặt chân đến. Đó là trường Bồ Đề, trong chiến dịch 81 ngày đêm năm 1972, trường là một trong những trận địa chốt khá vững vàng của quân ta.

Di tích Trường Bồ Đề

Đây là một trong số ít công trình còn sót lại chưa bị bom, đạn phá huỷ hoàn toàn. Cổng hậu hiện được bảo tồn nguyên gốc, với nhiều hư hại và chi chít vết đạn bom, nay là hậu cảnh không thể thiếu của những tấm hình thời 4.0. Cổng hữu đã bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn dấu tích đoạn tường gạch hằn in vết tích chiến tranh. Lao xá được xây dựng từ thời Nguyễn, sau chiến tranh bị phá huỷ gần hết, chỉ còn lại hệ thống xà lim kiên cố từ thời Pháp thuộc. Thành kính thắp hương và ngắm nhìn những vết tích chiến tranh còn hằn lại, các bạn trong nhóm cũng không quên ghi lại mấy tấm hình để vừa làm tư liệu của chuyến đi, vừa đưa lên facebook để những đồng nghiệp ở cơ quan biết và dõi theo.

Đền tưởng niệm - bến thả hoa bờ bắc sông Thạch Hãn

Rời khu vực Thành Cổ, nhóm tiền trạm ra chỗ Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn, đầu mùa xuân nên không khí vẫn còn mát dịu, nước sông Thạch Hãn trong xanh hiền hòa, đưa tầm mắt qua phía bên kia bờ sông, nữ MC Bạch Dương nói với tôi: “Anh ơi, phía bên kia cũng có xây đền tưởng niệm, hay là anh gọi chiếc đò để chở mấy anh em mình qua bên ấy thắp hương nhé”. Chỉ vài phút sau, hai chiếc đò nhỏ đã chở 6 anh em chúng tôi qua bên phía bờ bắc. Vừa bước chân lên bờ, quần ống xăn ống thả, cựu chiến binh Đ.T nói với tôi: “Anh Mậu ơi, chỗ này là Bến vượt, 40 năm trước tại chỗ này, tôi vượt qua sông Thạch Hãn để vào Thành Cổ, nay trở lại tôi thấy đổi thay nhiều quá…”.

Một chuyến đò ngang qua Đền tưởng niệm các liệt sĩ ở bờ bắc sông Thạch Hãn

Bên trong Đền tưởng niệm các liệt sĩ ở bờ bắc khá rộng, không gian thoáng đãng, mọi người ngay ngắn đứng trang nghiêm ở gian thờ chính giữa, bỗng dưng ông quản đền đánh 3 tiếng chuông, cũng là lúc biên tập viên P.L.A cầm nén hương vừa thắp xong, rồi chụm hai bàn tay vào ngọn nến đang cháy trên bàn như để sưởi ấm, P.L.A đưa nén hương lên đầu rồi nấc lên mấy tiếng, rồi từ từ quỳ xuống mà miệng cứ lẩm bẩm không thành lời… Thú thật lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tượng ấy nên cũng sợ. Tôi vội lấy máy ảnh bấm được một hình rồi tắt máy, lảng đi nơi khác, khi trở lại thì các bạn nữ trong nhóm đã dìu P.L.A sang gian bên cạnh. Việc đầu tiên mà các bạn nữ làm là ấn vào huyệt nhân trung (huyệt nằm ở vùng giữa của môi trên nối với sống mũi) để giúp đồng nghiệp tỉnh lại.

Thả hoa đăng tưởng niệm trên dòng Thạch Hãn

Đang nằm trên chiếc phản, cách chừng 3 mét là chiếc dùi gõ chuông đại vừa đánh đang đung đưa, P.L.A bỗng dưng muốn chạy đến cầm dùi chuông để đánh, rất may là các bạn nữ đã ghì chặt lại và để nằm yên trên chiếc phản. Thấy tình hình để PLA nằm lại ở đây không ổn, Bạch Dương nói với tôi: “Anh ơi, hay là anh nhờ cựu chiến binh Đ.T cõng P.L.A ra ngoài Quốc lộ 1 để tiện đường ra Đông Hà”.

Lúc này đồng hồ chỉ hơn 12 giờ trưa, trời vẫn mưa lâm thâm, đoạn đường đi trên nền đất vừa mới san lấp nên cũng khá vất vả. Thế rồi chúng tôi tìm đến một quán nước bên đường thuộc địa bàn xã Triệu Thượng để nghỉ ngơi và chăm sóc P.L.A. Khoảng chừng hơn 20 phút sau thì P.L.A nói như thì thầm với Bạch Dương: “40 năm trở lại mà không hỏi thăm đồng đội gì cả…”. Hiểu được câu nói ấy như các anh linh liệt sĩ trách cựu chiến binh Đ.T trở lại chiến trường xưa mà chưa có lời thưa gửi với đồng đội đã ngã xuống nơi đây, vậy là thêm một lần nữa Bạch Dương tìm đến tôi và nói: “Anh ơi, các chú trách anh Đ.T khi đến viếng ở đền tưởng niệm phía Bắc đó. Nhờ anh nói với anh Đ.T mua một bó hương và mang áo mưa tiện lợi ra lại ngôi đền thắp hương, xin lỗi đồng đội nhé…”.

Tưởng nhớ đồng đội

Trời vẫn mưa nhẹ hạt, đã quá trưa rồi mà chưa được dùng bữa nên mọi người ai cũng thấm mệt. Quãng đường từ quán nước ven Quốc lộ ra đến đền tưởng niệm sát bờ sông Thạch Hãn cả đi và về cũng hơn 15 phút. Khi cựu chiến binh Đ.T trên đường trở lại quán nước thì P.L.A cũng bắt đầu tỉnh lại, mọi người ai cũng mừng. P.L.A liền hỏi vì sao em mệt mỏi như thế này và em đang ở đâu…

Uống một ngụm nước xong, P.L.A bắt đầu nhớ và kể lại: “Khi nghe 3 tiếng chuông ở Đền tưởng niệm các liệt sĩ là tôi thấy có hiện tượng như những lần trước. Ngoài chuyện trách đồng đội ngày trở lại, các chú còn bảo ở dưới sông Thạch Hãn lạnh lắm, nên khi đang thắp hương là hai bàn tay của em như muốn ôm lấy ngọn nến để cho ấm lại. Ở đền tưởng niệm phía bờ bắc vắng lặng, ít người đến thắp hương, trước khi thắp hương là đánh chuông nên có khi em muốn chạy đến cầm dùi chuông để đánh, để nơi đây luôn có tiếng chuông, luôn có người đến thắp hương thường xuyên”…

• Nội dung: Trần Đăng Mậu
Hình Ảnh: H.C.D - Đ.M
Thiết kế: Nguyên Quý

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

6 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground