Năm nào cũng vậy, chiều 30 Tết, các con tôi luôn sẵn sàng tâm thế cùng gia đình đến thắp hương cho các liệt sĩ đang yên nghỉ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9. Việc làm này của gia đình tôi cũng như bao người dân Quảng Trị để ngàn vạn bát hương trên nấm mồ các các anh luôn ấm áp với thời gian, đặc biệt khi Tết đến, xuân về.Đất nước được giải phóng vào năm 1975, thì cũng vào cuối năm ấy, sau khi tạm thời ổn định dựng lại nhà cửa, ở quê tôi, xã Gio An, huyện Gio Linh, các bác, các chú, là bạn hoạt động cách mạng với ba tôi bắt đầu đi tìm kiếm, cất bốc, chôn cất đồng đội, chiến sĩ đã hy sinh. Tôi nhớ tết Bính Thìn vào năm 1976 là tết đầu tiên sau khi đất nước thống nhất, ba dẫn tôi đi thắp hương đồng đội của ông. Ông giải thích cho tôi hiểu thắp hương để mời các chú, các bác về nhà ăn tết với gia đình. Lúc đó tuổi mới lên 6 nên tôi cũng chỉ hiểu như vậy. Rồi một thời gian sau, khi Nghĩa trang Liệt sĩ xã Gio An được xây dựng hoàn thành, các liệt sĩ được mời về an nghỉ trong ngôi nhà chung thì chiều 30 Tết năm nào ba cũng đưa tôi đi thắp hương cho ông bà tổ tiên của mình; thắp hương cho các liệt sĩ. Lớn lên, đi học xa nhà rồi về công tác, định cư tại thành phố Đông Hà, mỗi lần Tết đến, dù công việc có bận rộn như thế nào, tôi vẫn luôn sắp xếp thời gian phù hợp để chiều 30 đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 thắp hương cho các liệt sĩ. Hàng nghìn nấm mộ như hàng nghìn ngôi nhà nhỏ ẩn hiện trong không gian yên lặng, linh thiêng đến rợn người. | ||
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn nhìn từ trên cao | ||
Tôi bưng lễ vật đơn giản đó là nải chuối và bó hoa, thẻ hương nhưng tấm lòng vô cùng thành kính bước vào khu vực làm lễ dâng hương. Bỗng nhiên trong người tôi xuất hiện cảm giác rần rần, gai ốc nổi lên khắp người trong vài phút. Chiếc lư đồng uy nghi trước mắt không một chân hương càng làm cho nỗi xúc động trong tôi thêm trào dâng. Khi ấy trời cũng vừa sập tối, tôi kính cẩn dâng hương, hoa lên lễ đài rồi “tâm sự” với các anh câu chuyện bể dâu cuộc đời; chia sẻ với các anh về anh và cậu ruột của tôi cũng hy sinh trong hai năm 1966 và 1968, vào dịp giáp Tết. Trở lại nhà tiếp đón, tìm hỏi bác trực lễ hôm 30 thì được biết các bác đã làm vệ sinh sạch sẽ lư hương, thêm cát trắng vào để sáng mồng 1 Tết mọi người đến dâng hương nên lư hương mới sạch sẽ không bóng chân hương như vậy. Rồi đến khi có gia đình, tôi sắp xếp công việc của ngày cuối năm hoàn thành sớm hơn để cả nhà cùng nhau đến thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 trước khi trời sập tối. Hôm ấy, gia đình tôi mua thêm một phần lễ. Sau khi dâng lễ thắp hương ở tượng đài chính, tôi đi xe gắn máy chạy dọc con đường nhỏ của nghĩa trang rồi tự nhủ khi nào xe tự dừng bánh, tắt máy ở điểm nào thì mình sẽ đặt lễ và dâng hương tại điểm đó vì chỉ còn lại một phần lễ thì không biết nên đặt ở đâu cho phù hợp, trong lúc tại nghĩa trang còn có nhiều khu mộ con em của các tỉnh, thành trong cả nước. Nghĩ vậy tôi chạy xe máy chầm chầm, chắc chắn trong nghĩa trang được khoảng 5 phút, bỗng nhiên xe tắt máy và quay đầu vào một khu mộ. Tôi liền xuống xe và đi vào nhà bia để nhìn được rõ là khu mộ của tỉnh nào. Thì ra đây là khu mộ của các liệt sĩ chưa tìm ra tên tuổi. Tôi “chào các anh” và xin được dâng hương hoa tại khu mộ các anh đang yên nghỉ.
| ||
Từ đấy, năm nào chiều 30 Tết, gia đình tôi cũng mua 2 phần lễ lên dâng hương cho các anh tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9. 10 năm, 20 năm, 30 năm và gần 50 năm đất nước thống nhất, những người mẹ liệt sĩ vẫn mong chờ biết mấy một tiếng chim khách kêu báo, người về. Mẹ mong chờ biết mấy ngày cau trổ buồng đôi, để mẹ được đón cô dâu về thêm ấm cửa êm nhà; chờ các anh về với mẹ để có cái Tết đầm ấm, sum vầy. Thế mà chim khách vẫn nói dối, buồng cau vô ý khoe với đất trời sự viên mãn sinh sôi để làm lòng mẹ càng day dứt hơn.
Thanh niên Sở Giao thông Vận tải thắp hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 chiều 30 TếtNhững năm gần đây các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Trị tự nguyện nhận chăm sóc từng khu mộ liệt sĩ là con em của các địa phương trong cả nước đang yên nghỉ tại các Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và các nghĩa trang khác. Anh Hoàng Anh Quang, Giám đốc Ban quản lý Bảo trì Giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị, chiều 30 Tết năm nào đều cùng các đoàn viên, thanh niên của sở đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9. Anh Quang chia sẻ, các gia đình thân nhân liệt sĩ ở xa hoặc tuổi cao, sức yếu không thể đến Quảng Trị thăm viếng con em mình được nên tuổi trẻ có trách nhiệm tri ân nhằm góp phần giúp thân nhân cũng như các liệt sĩ thêm ấm lòng những ngày lễ tết. Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đang nhận chăm sóc phần mộ các liệt sĩ là con em của tỉnh Thanh Hóa yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Năm nào cũng vậy, chiều 30 Tết, đoàn viên thanh niên của Sở đều làm vệ sinh, quét, sơn lại toàn bộ tuyến đường nội bộ không chỉ khu mộ các liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa mà còn toàn bộ nghĩa trang thêm sạch đẹp, ấm áp. | ||
Hòa bình trở lại gần 50 năm, Quảng Trị ngày nay như một bảo tàng ký ức chiến tranh đồ sộ với gần 500 di tích lịch sử cách mạng có giá trị, tiêu biểu như: Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn; Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9; Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải… là những địa chỉ tâm linh linh thiêng có ý nghĩa, giá trị lịch sử hết sức đặc biệt được đông đảo cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong cả nước, bạn bè quốc tế quan tâm đến thăm viếng, tổ chức nhiều hoạt động tri ân, tham quan, tưởng niệm. Mới đây tỉnh Quảng Trị đã đưa vào sử dụng hệ thống các công trình điện chiếu sáng và âm thanh tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị để đáp ứng nhu cầu thăm viếng của đồng bào, chiến sĩ và du khách gần xa, nhất là thăm vào ban đêm trong các dịp lễ, Tết. "Gia đình tôi năm nào cũng đến thắp hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 chiều 30 Tết"
Tỉnh Quảng Trị đang chăm sóc hơn 60.000 mộ liệt sĩ con em khắp các tỉnh thành trong cả nước đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế. Mỗi năm cứ đến ngày 30 Tết, Nhân dân khắp các địa phương trong tỉnh tự nguyện đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ với lòng thành kính, mời các anh về ăn tết với gia đình mình. Nhân dân Quảng Trị luôn tâm niệm cần phải có trách nhiệm hơn nữa với con em của cả nước đang yên nghỉ tại quê hương mình để ngàn vạn bát hương trên nấm mồ các anh luôn cháy mãi với thời gian, góp phần thêm ấm áp cho các gia đình thân nhân liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc; như muốn nhắc nhở với mọi người rằng, trong lòng đất Quảng Trị vẫn còn đó biết bao nhiêu xương máu của chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân đã ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất đất nước. |
• Nội dung & ảnh: LÂM QUANG HUY • Thiết kế: Nguyên Quý |
6 Giờ trước
Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.
23/12/2024 lúc 17:07
Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).
23/12/2024 lúc 17:04
Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.
23/12/2024 lúc 17:00
Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).
23/12/2024 lúc 16:56
Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm
Hiện tại
26°
Mưa
28/12
25° - 27°
Mưa
29/12
24° - 26°
Mưa
30/12
23° - 26°
Mưa