Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí
Ai có dịp đi qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị) sẽ thấy hai tượng Phật: Phật vàng (tượng Bổn Sư Thích Ca) của xứ Triệu Voi ở chùa Karon, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet và Phật trắng (tượng Quan Âm Bồ tát) ở chùa Sơn Thành, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa. Hai bức tượng vàng - trắng này đối xứng nhau trên biên giới Việt - Lào.

Chùa Sơn Thành, ngôi chùa bên dòng sông Sê Pôn

Dù mới hình thành khoảng mười năm nhưng những ai xuôi ngược trên Quốc lộ 9 đều ấn tượng bởi ngôi chùa đẹp trên đồi cao này. Ban đầu chưa có đất xây dựng, những phật tử mộ đạo đã mượn ngôi nhà dân làm Niệm Phật đường để có nơi hành lễ.

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, sau nhiều năm, những người dân "kinh tế mới" của xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong lên Hướng Hoá đã không ngừng duy trì, vun đắp đời sống văn hoá, tâm linh tại nơi ở mới. Năm 2011, Niệm Phật đường mới được xây dựng tại nơi dựng chùa ngày nay. Cùng năm đó, thầy Thích Không Giải được thỉnh về trông coi Niệm Phật đường. Đến năm 2013, chùa được thành lập với tên gọi Sơn Thành và Đại đức Thích Không Giải được bổ nhiệm trụ trì từ đó cho đến nay.

Theo thầy Thích Không Giải, cái duyên với chùa Sơn Thành thầy có từ những năm còn theo học và tu tập ở Huế. Thầy cho biết, nhiều lần đi theo đoàn từ thiện lên phát quà ở khu vực Hướng Hoá. Khi đến xã Tân Thành, thấy phật tử rất đông nhưng chưa có chùa. Phật tử phải sinh hoạt ở Niệm Phật đường mượn từ một nhà dân, rất bất tiện và không được tôn nghiêm như ý.

Cùng với kiến thức và cái tâm của vị trụ trì trẻ, thầy Thích Không Giải đã cho xây dựng những công trình với kiến trúc hiện đại, cảnh quan phù hợp với thiên nhiên… Tất cả làm cho chùa Sơn Thành trở thành một điểm nhấn đáng chú ý trên tuyến EWEC.

“Công trình đáng chú ý nhất sau khi chùa hình thành là tượng Quan Âm Bồ tát. Tượng được xây dựng năm 2013, cao 30m. Phật tử và người dân ở các xã, thị trấn vùng lân cận có thể nhìn thấy tượng lồng lộng giữa mây trời biên giới." Thầy trụ trì tâm sự.

Toàn cảnh chùa Sơn Thành nằm trên một ngọn đồi sát QL9

Chữ duyên của nhà Phật hay một sự đối xứng ngẫu nhiên?

Cùng với các ngôi chùa dọc Quốc lộ 9 như chùa Phước Bảo ở thị trấn Lao Bảo, chùa Liên Hoa ở xã Tân Liên, chùa Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh), chùa Lương Lễ (xã Tân Hợp)… chùa Sơn Thành dù xây dựng sau, bên cạnh vị trí đẹp, chùa còn có lối kiến trúc hiện đại và khác biệt hơn. Những Phật tử hay người dân ở Hướng Hoá thuê đất rừng trồng chuối ở bên sông Sê Pôn, họ làm việc, sản xuất xa hàng chục cây số về phía Lào nhưng khi trở về nhà, len qua những ngọn đồi, tầm mắt nhìn thấy tượng Quan Âm Bồ tát ở chùa Sơn Thành là biết mình sắp về tới nhà.

Tượng Quan âm Bồ tát ở chùa Sơn Thành

Theo thầy Thích Không Giải, có một lần một sư thầy người Thái Lan trong lần tham quan các chùa từ Lào đến Việt Nam, đã ghé chùa Sơn Thành. Nhà sư này cho biết, ở biên giới Việt Nam - Lào, hai ngôi chùa, một ở bản Karon (Lào) và một ở Tân Thành như đối xứng nhau về cự ly. Ở hai ngôi chùa này có hai tượng Phật cao vời vợi. Là nơi "toả ánh hào quang" của nhà Phật. Chẳng biết là sự ngẫu nhiên hay cái duyên của Phật mà có được sự tương xứng độc đáo ấy.

Giải thích thêm về “cái duyên” này, thầy Thích Không Giải cho biết, ở chùa Karon cũng cách cửa khẩu chừng 2 cây số, cùng nằm trên trục EWEC, nằm bên sông Sê Pôn. Bên ấy tượng Bổn Sư Thích Ca tư thế ngồi, màu vàng, hướng về phía Việt Nam, là dòng Phật giáo Nam tông. Còn phía Việt Nam, chùa Sơn Thành cũng với cự ly ấy, cũng trên trục EWEC, cũng nằm bên sông Sê Pôn; chỉ khác là tượng Quan Âm Bồ tát, màu trắng, hướng sang đất Lào và là dòng Phật giáo Bắc tông.

Tượng Bổn sư Thích Ca ở chùa Ka Ron, Lào

Sự đồng điệu và đối xứng trở thành một điều đặc biệt ở vùng đất biên giới này. Dù bắc hay nam, dù Lào hay Việt, khi đi qua đất này đều nhìn thấy Phật, cùng hướng về đạo pháp với những nét ưu việt là khiêm nhường, hài hoà, hoà hợp với thiên nhiên, muôn loài và hoà hiếu với mọi sắc tộc trên cơ sở từ bi, hỷ xả…

Cái duyên ấy, cùng với vị trí đắc địa, cảnh quan đẹp, hai ngôi chùa Sơn Thành và Karon không chỉ là nơi để phật tử tu tập, chiêm bái mà còn là địa chỉ tham quan, vãn cảnh của du khách khi ngang qua tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây.

Xuất ngoại để buộc chỉ tay cầu may

Với vị trí đẹp cũng như sức hút nội tại của hai ngôi chùa biên giới, nhiều khách đã đến đây tham quan cũng như cầu may.

Du khách buộc chỉ tau cầu may ở chùa Ka Ron, Lào

Người dân biên giới huyện Hướng Hoá cũng như du khách trong và ngoài tỉnh, mỗi lần đến Lao Bảo thường qua Lào tham quan chùa Karon. Ngoài việc thưởng ngoạn những kiến trúc lạ so với các chùa ở xứ Việt, chùa Karon có thêm nghi lễ buộc chỉ tay cầu phúc. Đặc biệt các ngày lễ tết, du khách thường vào chùa chiêm bái rồi thực hiện nghi thức buộc chỉ tay để cầu mong sự may mắn, bình an, nhiều sức khoẻ... Sợi chỉ nhiều màu sắc khác nhau được sư thầy buộc vào cườm tay sau khi đọc những câu kinh cầu nguyện. Tục buộc chỉ tay thu hút khách du lịch, trong đó có số đông người Việt Nam.

Chùa Karon không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc Phật giáo Nam tông và lễ buộc chỉ tay độc đáo mà còn được truyền tụng nhiều điều ly kỳ.

Dù chưa được ai chứng thực, nhưng những câu chuyện truyền khẩu ấy vẫn là thứ để ngày ngày du khách khắp nơi đổ về chùa.

• Nội dung: YÊN MÃ SƠN
Hình Ảnh: NGUYỄN KHIÊM
Thiết kế: NGUYÊN QUÝ

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

7 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground