Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/03/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Có một mảnh làng là niềm tự hào của người Quảng Trị, như người xưa vẫn truyền, địa linh sinh nhân kiệt: làng Bích La.

Nhìn vào sử làng người ta nghe âm vang tên tuổi những danh nhân. Làng thuộc xã Triệu Đông (nay đã sáp nhập với xã Triệu Thành và lấy tên xã là Triệu Thành, huyện Triệu Phong - quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn), cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của một họa sư lừng danh thế giới: Lê Bá Đảng.

Nhưng làng Bích La không chỉ vinh danh bởi những danh nhân. Đất này còn có một phiên chợ quê hiếm có chỉ họp mỗi năm một lần ngày mùng ba Tết. Và khái niệm phiên chợ đình Bích La như một thương hiệu riêng của làng ẩn chứa những vỉa tầng văn hóa mà không phải làng quê nào cũng có được.

Bỗng một năm hồ nước trước đình làng trở màu đục, rùa vàng không xuất hiện, dân làng tỏ ra lo ngại sẽ gặp điềm xấu. Quả nhiên năm đó mùa màng thất bát, thiên tai hoành hành, lụt to bão lớn. Sau lần đó dân làng nghĩ ra cách hàng năm cứ vào sáng mồng ba tết Nguyên Đán phải mở hội lớn.

Chợ Đình Bích La ngày xuân

Khoảng canh tư (từ 3 giờ sáng) dân làng không ai bảo ai lần lượt kéo nhau tụ tập về quanh hồ đình làng trống giong cờ mở, đèn đuốc sáng trưng, gõ mõ đánh thanh la thức rùa vàng dậy bơi lội trên mặt hồ để ban phát cho dân làng vận may, phát tài phát lộc. Và quả thực rùa vàng dưới hồ nổi lên, năm đó lại mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

Chính từ sự hội ngộ đầu năm đông đúc và mong ước cầu tài cầu lộc nên dân làng hình thành nên phiên chợ. Phiên chợ đình làng Bích La ra đời và mấy trăm năm nay trở thành truyền thống của làng.

Đi chợ Đình xin lộc cầu may

Khởi phát từ một huyền tích, song qua quá trình hình thành phát triển, chợ đình Bích La trở thành một di sản văn hóa độc đáo riêng có ở miền Trung. Ở miền Bắc cũng có phiên chợ tương tự vào rạng ngày mùng bảy Tết là chợ Viềng (Nam Định), tuy nhiên chợ Viềng thu hút một lượng khách đông lên đến hàng vạn người từ thủ đô và châu thổ sông Hồng, trong khi chợ đình Bích La vẫn chỉ có du khách trong vùng, một số ở Đông Hà và vài địa phương lân cận.

Viết thư pháp tại chợ Đình

Sau phần tế lễ theo nghi thức của các bậc hào lão trưởng tộc trong làng, phần hội được diễn ra từ rạng sáng cho đến trưa ngày mùng ba Tết. Với những sản vật hầu hết là “cây nhà lá vườn”, “tự sản tự tiêu”, người ta mang đến phiên chợ này không nhằm để lời lãi mà mục đích là cầu may đầu năm, việc mua bán đầu năm hanh thông thì càng khiến mọi người củng cố thêm niềm tin vào một năm mua may bán đắt, vạn sự hanh thông. Tâm lý “may xưa” (mở hàng lấy may) này rất phổ biến trong cộng đồng dân cư, từ xưa tới nay bất kể thế giới đã tiến lên với tốc độ vũ bão như thế nào!

Những chú tò he đất ở chợ Đình gợi nhớ trò chơi ngày xưa

Chính yếu tố tâm lý này, nếu được truyền thông rộng rãi và hiệu quả sẽ khiến phiên chợ đình này có quy mô lớn hơn, huy động thêm nhiều mặt hàng, nguồn hàng mới ở khắp mọi miền quê Quảng Trị về tham gia trao đổi mua bán ở nơi đây và từ đó thu hút người ở khắp nơi về tham dự hội, biến phiên chợ thành một lễ hội đầu xuân tôn vinh truyền thống văn hóa làng xã, thức dậy những ý niệm tốt đẹp về một thuở “gạo trắng trăng thanh”.

Du xuân về chợ đình Bích La không thể không ghé thăm ngôi nhà làng quê của họa sĩ. Nghe bảo căn nhà của ông ở Paris là cả nguyên một tầng lầu trên cùng của một chung cư rất hoành tráng và sang trọng. Còn ngôi nhà làng quê của ông ở rất gần đình Bích La lại giản dị và khiêm nhường mang vác niềm biết ơn ruộng đồng trong hình ảnh người nông dân vác cuốc ở bức bình phong rất... Lê Bá Đảng.

Có phải thế chăng mà sau hơn nửa thế kỷ rời quê ra đi rồi thành danh khắp thế giới, ngày về lại quê nhà để triển lãm vào mùa hạ năm 1992 ấy tự chính tay danh họa đã kết hàng trăm bông hoa vạn thọ thành linh vật rùa vàng bơi trên hồ nước trước đình làng, như thức dậy một huyền thoại thái hòa nơi vùng địa linh…

Nội dung: LÊ VIỆT THƯỜNG
Hình Ảnh: Thanh Thoan - Nguyên Quý
Thiết kế: Nguyên Quý

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý

22/03/2023 lúc 16:53

Sáng ngày 22/3, tại Nhà Thiếu nhi thị xã Quảng Trị, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Trị tổ chức Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Tham dự và khai mạc triễn lãm có đồng chí Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị; Đồng chí Văn Ngọc Lãm, TUV, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Quảng Trị. Tham dự Triễn lãm còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan và đông đảo các phóng viên thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương thường trú tại, Đà Nẵng, Quảng Trị, cùng đông đảo các em học sinh, cán bộ, nhân dân trên địa bàn.

Khi từ bi có mặt

22/03/2023 lúc 11:17

 Chúng tôi vào chiêm bái ngôi tổ đình

Báo chí phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục và đề cao tính nhân văn

20/03/2023 lúc 16:41

* Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích ở hạng mục Bìa báo Tết ấn tượng. (TCCVO) Chiều ngày 19/3/2023, Hội Báo toàn quốc 2023 bế mạc tại Bảo tàng Hà Nội sau 3 ngày (từ 17/3 - 19/3/2023) diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

Lời yêu Quảng Trị

20/03/2023 lúc 16:15

Thơ Đỗ Thành Đồng

Ý nghĩ người trông đền

20/03/2023 lúc 16:03

Thơ Vũ Tuyết Nhung

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/03

25° - 27°

Mưa

26/03

24° - 26°

Mưa

27/03

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An