Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Từng tồn tại 68 năm với vai trò là kinh đô của vương triều Nguyễn, dinh trấn Trà Bát (nay thuộc làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đóng vai trò quan trọng trong công cuộc mở cõi của các chúa Nguyễn ở thế kỷ 16. Đáng tiếc gần năm thế kỷ trôi qua, dinh trấn xưa giờ chỉ còn là một vệt đất hoang vu, thế nhưng những công trình và cổ vật của người xưa chưa bao giờ thôi hết bí ẩn đối với những thế hệ sau này.

Trong số 10 bảo vật tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là bảo vật quốc gia thì làng Trà Liên cống hiến 3 bảo vật. Ngoài hai bức phù điêu lá nhĩ được tìm thấy tại di tích tháp Chăm Trà Liên còn có một pho tượng đồng đen được các nhà sử học đánh giá là “độc nhất vô nhị ở Việt Nam, với những giá trị không đâu có được”.

Pho tượng được tạc ở tư thế ngồi, cao 0,62 mét, phần vai rộng 0,3 mét và nặng hơn 300 kg. Mặt tượng chữ điền, mắt nhìn xuống, cằm vuông, râu dài, dái tai rộng, đầu đội mũ quan hai lớp, chân đi hia chỉ để lộ phần mũi. Toàn thân khoác áo choàng rộng phủ từ vai xuống vắt trùm cả hai chân. Hai tay vòng phía trước bụng khuất trong vạt áo choàng chỉ để hở một ngón tay cái của bàn tay phải. Trên ngực có một dải đai vòng.

Câu chuyện được dân làng lưu truyền từ nhiều đời nay rằng, tượng đồng tạc ngài Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, cậu ruột của chúa Nguyễn Hoàng. Ông có công phò chúa Nguyễn xây dựng cơ nghiệp, nên được xem là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Khi ông mất được chúa Nguyễn Hoàng đúc tượng và lập đền để thờ. Nhiều năm sau, đền thờ bị tàn phá, người dân phát hiện pho tượng và thấy hình dáng giống tượng Phật nên lập chùa Liễu Bông (tên gọi khác là Liễu Ba), để đưa pho tượng vào thờ ở ngôi chùa này.

Năm 1972, chiến tranh bom đạn ác liệt, ngôi chùa Liễu Bông bị đổ sập, nhưng điều ngạc nhiên là pho tượng vẫn nguyên vẹn. Ngày hòa bình trên nền chùa cũ, dân làng dựng lại một nếp chùa đơn sơ để đặt tượng thờ.

Người ta đồn đoán rằng, pho tượng này được người xưa đúc bằng đồng đen là một kim loại cực kỳ quý hiếm, có giá trị cao. Lời đồn này là có căn cứ bởi theo lời kể của dân địa phương, trong thời kỳ chống Mỹ, có một đơn vị bộ đội ra đa về đóng doanh trại ngay bên cạnh ngôi chùa Liễu Bông. Chẳng hiểu vì lý do gì mà từ lúc đến đây hệ thống máy móc của đơn vị này không bắt được sóng nên các anh đành phải dời đến đóng trại ở địa điểm khác thì việc bắt sóng lại trở nên dễ dàng. Người ta cho rằng người xưa đã dùng đồng đen để đúc tượng, vì vậy mà pho tượng đã làm nhiễu sóng ra đa.

Nghe tiếng làng Trà Liên có pho tượng đồng đen quý, kẻ gian nhiều lần nhòm ngó tìm cách đánh cắp. Lần thứ nhất là khoảng cuối những năm 90, kẻ gian đã lẻn vào chùa đánh cắp pho tượng. Do tượng quá nặng, bọn trộm mang pho tượng chôn xuống bãi cát ven sông Thạch Hãn gần làng. Ngày hôm sau, phát hiện pho tượng quý bị mất nên cả làng đã tổ chức tìm kiếm. Khi tìm đến bờ sông, lúc này vào mùa hè nước cạn, bà con thấy dấu vết đào bới nên nghi ngờ rồi dùng thuốc sắt chọc xuống cát và phát hiện được pho tượng.

Nhiều năm sau, kẻ gian lại tìm về làng lúc nửa đêm để khênh trộm pho tượng, nhưng đúng đêm hôm đó trời nổi giông gió và mưa lớn, khiến kẻ gian không thể khuân tượng ra khỏi làng. Sáng ra, người dân phát hiện pho tượng nằm trên một bãi đất trong tình trạng bị cưa mất hai tai mũ quan. Để bảo vệ pho tượng quý, làng quyết định không để tượng ở vị trí chùa Liễu Bông cũ mà thỉnh về đình làng rồi xây một cái am nhỏ nhưng kiên cố, có bọc bê tông cốt thép để bảo vệ tượng.

Cách đây hơn chục năm, còn có một nhóm người về làng, định đánh tráo tượng đồng. Nhưng dân làng phát hiện kịp thời liền hô hào nhau vây kín đình làng, không cho mang tượng ra khỏi làng. Những người này buộc phải xin lỗi dân làng.

Hiện tại, pho tượng đồng được thỉnh về thờ trang nghiêm trong ngôi đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ. Ngôi đền nằm trong khuôn viên khu di tích dinh chúa Nguyễn do nhân dân thành tâm đóng góp xây dựng. Vậy là trải qua nhiều lần bị đánh cắp nhưng cuối cùng pho tượng đồng vẫn trở về với sự quản lý của cộng đồng một cách đầy ly kỳ. Giải thích cho sự ly kỳ này, dân làng Trà Liên tin rằng, “ngài” linh thiêng, muốn ở lại để bảo hộ cho vùng đất này nên không ai có thể dời “ngài” đi nơi khác.

Một câu chuyện ly kỳ khác ở Trà Bát là ngôi mộ rùa đá mấy trăm năm qua vẫn trơ trơ với những dòng chữ đầy bí ẩn trên bia mộ. Ngôi mộ nằm ngay đầu làng, cách không xa nền cũ ngôi chùa Liễu Bông, khu vực được coi là các vòng thành của dinh Trà Bát xưa.

Con rùa được làm bằng đá vôi, cát, vỏ hến, vỏ ốc xay nhuyễn tạo thành hợp chất đắp thành hình dáng con rùa dài hơn mét, bề ngang hơn nửa mét, nặng hơn nửa tấn nên làng phải huy động 8 thanh niên to khỏe mới khiêng nổi. Điều lạ là con rùa đá chỉ có ba chân. Được phát hiện cùng với con rùa đá là một tấm bia đã bị vỡ. Trên tấm bia có khắc chữ "Việt cố".

Thực ra nhắc tới manh mối đầu tiên về ngôi mộ rùa đá phải quay trở lại năm 2013 khi một người dân làng Trà Liên trong một lần đào đất làm móng nhà phát hiện ra những khối đá lớn nằm cách mặt đất chừng nửa mét. Lấy hết những khối đá lên phát hiện một con rùa đá khổng lồ ở dưới. Linh cảm con rùa có thể là báu vật thiêng của làng nên người dân đó đã báo ngay cho ông trưởng làng. Ngay ngày hôm sau, làng đã tổ chức họp dân làng khẩn cấp và các cụ trong ban chức sự làng đứng ra làm lễ cúng xin chôn lại ngôi mộ như cũ.

Khi con rùa đá và tấm bia đá được phát hiện đã có nhiều suy đoán về lai lịch. Một số cao niên trong làng cho rằng, đây có thể là cổ vật trong lăng Cồn Rùa được chúa Nguyễn cho xây dựng vào buổi đầu dựng nghiệp trên vùng đất mới. Qua các cuộc chiến tranh, lăng Cồn Rùa bị bom đạn phá hủy, những cổ vật trong lăng cũng bị kẻ gian đánh cắp gần hết. Con rùa đá này có thể chính là một trong hai con rùa đá từng án ngữ trước lăng Cồn Rùa.

Một số cao niên lại suy đoán rằng, cổng làng Trà Bát ngày xưa và hiện nay đều được xây dựng tại một địa điểm, con rùa đá lại được chôn ngay đầu làng, chỉ cách cổng làng có vài mét. Vì vậy, nhiều khả năng đây chính là con rùa đá được các thế hệ cha ông chôn xuống để trấn yểm long mạch, bảo vệ cho vùng đất Trà Bát.

Dẫu cho lai lịch ngôi mộ rùa đá vẫn đang còn là bí ẩn chưa có lời giải đáp thỏa đáng nhưng từ khi phát hiện ngôi mộ rùa đá, dân làng Trà Liên coi đó là vật thiêng của làng và bảo vệ nghiêm ngặt. Đến năm 2022, người dân và mạnh thường quân đã đóng góp tiền của xây dựng lăng mộ bề thế để thờ rùa đá.

Vị trí đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ nơi an vị pho tượng đồng đen và vị trí ngôi mộ rùa đá cùng nằm trên khu đất thuộc Di tích quốc gia các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn. Trong quần thể khu di tích chưa đầy 2 cây số vuông này còn có các địa điểm lưu dấu thời kỳ chúa Nguyễn đóng đô ở Trà Bát. Đó là di tích Bến Ghềnh cảng thị quốc tế của xứ Đàng Trong; là các làng Tả Kiên, Tiền Kiên nơi chúa Nguyễn Hoàng đặt bản doanh của quân đội; là các di tích chùa Liễu Bông, Cồn Dinh, Bãi Trận mà dấu vết còn lại là những mảnh chum, gốm, gạch... Và còn biết bao nhiêu di tích bí ẩn vẫn chìm khuất dưới muôn lớp rêu cỏ mà hậu thế chưa được tỏ tường.

Nội dung và ảnh: NGUYÊN THẢO

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

10 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground