TCCVO - Tối 11/8, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và Bến thả hoa sông Thạch Hãn đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ và 70 năm ký kết Hiệp định Geneve lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Các đại biểu dự chương trình nghệ thuật - Ảnh: T.T


Đến dự chương trình có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh Quảng Trị.



TCCVO - Tối 11/8, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và Bến thả hoa sông Thạch Hãn đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ và 70 năm ký kết Hiệp định Geneve lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Các đại biểu dự chương trình nghệ thuật - Ảnh: T.T

Đến dự chương trình có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh Quảng Trị.

Trong diễn văn khai mạc, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” được Bộ VH,TT&DL chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức hằng năm nhằm tri ân công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước.

Bộ trưởng Bộ VH, TT & DL Nguyễn Văn Hùng đọc diễn văn khai mạc - Ảnh: T.T

Nối tiếp thành công của những năm trước, chương trình "Bản hùng ca bất diệt" năm 2024 được thực hiện tại vùng đất thiêng Quảng Trị, nơi những địa danh như Thành Cổ, Thạch Hãn, Bến Hải, Hiền Lương, Dốc Miếu, Khe Sanh, Đường 9... đã đi vào sử sách cùng non sông, đất nước, ghi dấu một thời oanh liệt, bi tráng, hào hùng trong lịch sử dân tộc.



Trong diễn văn khai mạc, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” được Bộ VH,TT&DL chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức hằng năm nhằm tri ân công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước.


Bộ trưởng Bộ VH, TT & DL Nguyễn Văn Hùng đọc diễn văn khai mạc - Ảnh: T.T

Nối tiếp thành công của những năm trước, chương trình "Bản hùng ca bất diệt" năm 2024 được thực hiện tại vùng đất thiêng Quảng Trị, nơi những địa danh như Thành Cổ, Thạch Hãn, Bến Hải, Hiền Lương, Dốc Miếu, Khe Sanh, Đường 9... đã đi vào sử sách cùng non sông, đất nước, ghi dấu một thời oanh liệt, bi tráng, hào hùng trong lịch sử dân tộc.




Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ quốc gia, và còn biết bao những nghĩa trang không bia mộ, hàng vạn liệt sĩ đang yên nghỉ, nơi thân thể của các anh đã hòa vào nước sông, vào đất cát, cùng viết nên bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương khẳng định tại chương trình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo tốt công tác thương binh - liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tham gia tích cực các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung phát biểu tại chương trình - Ảnh: T.T

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Hoài Trung đánh giá cao và biểu dương các bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước tích cực hưởng ứng tham gia các chủ trương của Đảng và Nhà nước để người có công với nước có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn; cũng như kêu gọi các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân…đóng góp nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa bằng những việc làm thiết thực.

Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ quốc gia, và còn biết bao những nghĩa trang không bia mộ, hàng vạn liệt sĩ đang yên nghỉ, nơi thân thể của các anh đã hòa vào nước sông, vào đất cát, cùng viết nên bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương khẳng định tại chương trình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo tốt công tác thương binh - liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tham gia tích cực các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung phát biểu tại chương trình - Ảnh: T.T

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Hoài Trung đánh giá cao và biểu dương các bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước tích cực hưởng ứng tham gia các chủ trương của Đảng và Nhà nước để người có công với nước có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn; cũng như kêu gọi các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân…đóng góp nhiều hơn nữa trong việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa bằng những việc làm thiết thực.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt gồm điểm cầu chính tại Thành Cổ Quảng Trị và điểm cầu phụ là Bến thả hoa đăng bên dòng sông Thạch Hãn. Sân khấu chính được đặt tại phía trước Đài tưởng niệm Thành Cổ Quảng Trị - một vị trí linh thiêng, được xây dựng mô phỏng như một ngôi mộ tập thể.

Vào mùa hè rực lửa hơn 50 năm trước, Thành Cổ Quảng Trị - một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, trải qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt. Đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính đã ngã xuống vì quê hương, vì sự hòa bình thống nhất đất nước.

Không thể thống kê hết số bom đạn dội xuống mảnh đất này, báo chí phương Tây thời bấy giờ bình luận số bom đạn Mỹ ném xuống Thành Cổ Quảng Trị tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. Báo Quân đội Nhân dân ngày 9/8/1972 có viết: Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra như một huyền thoại và cách đánh cũng vượt ra những quy ước thông thường.

Hễ có Việt Nam có Cổ Thành
Nối vòng hoa lửa với Khe Sanh.
Huân chương khó đủ từng viên gạch
Tấc đất, từng giây, mỗi lá cành.

Mùa hè năm 1972, thực hiện lệnh tổng động viên, hàng nghìn thanh niên ưu tú của đất nước ở tuổi mười tám, đôi mươi đã gác lại những ước mơ và những hoài bão, xếp bút nghiên rời giảng đường đại học theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại những chiến trường ác liệt, trong đó biết bao tinh hoa, anh tài của đất nước đã hi sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.

Hoạt cảnh Tổ quốc gọi - Huyền thoại vùng đất lửa, các phóng sự Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, Những lá thư dưới lòng Thành Cổ và những ca khúc vang lên ở điểm cầu chính Thành Cổ Quảng Trị như Giai điệu Tổ quốc, Cỏ non Thành Cổ, Lời ru cỏ non, Tháng Bảy lại về ... với ca từ như có lửa, có thép, vẽ lên sức mạnh của lòng quả cảm, ý chí chiến đấu và lý tưởng cao đẹp của những người lính sẵn sàng hi sinh thân mình, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt gồm điểm cầu chính tại Thành Cổ Quảng Trị và điểm cầu phụ là Bến thả hoa đăng bên dòng sông Thạch Hãn. Sân khấu chính được đặt tại phía trước Đài tưởng niệm Thành Cổ Quảng Trị - một vị trí linh thiêng, được xây dựng mô phỏng như một ngôi mộ tập thể.

Vào mùa hè rực lửa hơn 50 năm trước, Thành Cổ Quảng Trị - một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, trải qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt. Đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính đã ngã xuống vì quê hương, vì sự hòa bình thống nhất đất nước.

Không thể thống kê hết số bom đạn dội xuống mảnh đất này, báo chí phương Tây thời bấy giờ bình luận số bom đạn Mỹ ném xuống Thành Cổ Quảng Trị tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. Báo Quân đội Nhân dân ngày 9/8/1972 có viết: Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra như một huyền thoại và cách đánh cũng vượt ra những quy ước thông thường.

Hễ có Việt Nam có Cổ Thành
Nối vòng hoa lửa với Khe Sanh.
Huân chương khó đủ từng viên gạch
Tấc đất, từng giây, mỗi lá cành.

Mùa hè năm 1972, thực hiện lệnh tổng động viên, hàng nghìn thanh niên ưu tú của đất nước ở tuổi mười tám, đôi mươi đã gác lại những ước mơ và những hoài bão, xếp bút nghiên rời giảng đường đại học theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại những chiến trường ác liệt, trong đó biết bao tinh hoa, anh tài của đất nước đã hi sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.

Hoạt cảnh Tổ quốc gọi - Huyền thoại vùng đất lửa, các phóng sự Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, Những lá thư dưới lòng Thành Cổ và những ca khúc vang lên ở điểm cầu chính Thành Cổ Quảng Trị như Giai điệu Tổ quốc, Cỏ non Thành Cổ, Lời ru cỏ non, Tháng Bảy lại về ... với ca từ như có lửa, có thép, vẽ lên sức mạnh của lòng quả cảm, ý chí chiến đấu và lý tưởng cao đẹp của những người lính sẵn sàng hi sinh thân mình, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.


Thạch Hãn - dòng sông khi hiền hòa phẳng lặng, khi cuồn cuộn nước dâng, chở những ký ức, câu chuyện chiến tranh và hòa bình. Dòng sông ấy chất chứa những ước mơ, khát khao của tuổi trẻ, nơi yên nghỉ của biết bao người con ưu tú của dân tộc, nơi biết bao máu xương đã nằm lại.

Khi người lính lặng im tan vào đất
Là cuộc đời chảy mãi những dòng sông
Ôi dòng sông mang phù sa người lính
Tắm mát bãi bồi, xanh mướt nương dâu...

Thạch Hãn - dòng sông khi hiền hòa phẳng lặng, khi cuồn cuộn nước dâng, chở những ký ức, câu chuyện chiến tranh và hòa bình. Dòng sông ấy chất chứa những ước mơ, khát khao của tuổi trẻ, nơi yên nghỉ của biết bao người con ưu tú của dân tộc, nơi biết bao máu xương đã nằm lại.

Khi người lính lặng im tan vào đất
Là cuộc đời chảy mãi những dòng sông
Ôi dòng sông mang phù sa người lính
Tắm mát bãi bồi, xanh mướt nương dâu...


Sân khấu phụ ở Bến thả hoa đăng sông Thạch Hãn là nơi dàn nhạc giao hưởng và các nghệ sĩ gửi những giai điệu, tiếng hát tới những chiến sĩ nằm lại dưới lòng sông. Giữa đất trời, giữa dòng sông hoa đăng lung linh, những âm thanh vang lên như tri ân, chiêu vọng những người lính năm nào vượt sông Thạch Hãn, biết bao người trong số họ đã bỏ lại những ước mơ, hoài bão của bản thân để cùng làm nên khát vọng hòa bình cho đất nước, cho thống nhất non sông. Những ngọn nến được thắp lên trên dòng sông, thể hiện nhịp cầu ánh sáng kết nối, là sự tri ân, thể hiện sự tưởng nhớ vô hạn những chiến sĩ đã nằm xuống nơi đây.


Các tiết mục nghệ thuật diễn ra trên bối cảnh “Dòng sông hoa lửa” - dòng chảy của quá khứ - hiện tại - tương lai như thông điệp về sự bất diệt của tinh thần người lính tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho một thế hệ anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân của mình, để cuộc đời họ hòa vào sông núi, để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.


Sân khấu phụ ở Bến thả hoa đăng sông Thạch Hãn là nơi dàn nhạc giao hưởng và các nghệ sĩ gửi những giai điệu, tiếng hát tới những chiến sĩ nằm lại dưới lòng sông. Giữa đất trời, giữa dòng sông hoa đăng lung linh, những âm thanh vang lên như tri ân, chiêu vọng những người lính năm nào vượt sông Thạch Hãn, biết bao người trong số họ đã bỏ lại những ước mơ, hoài bão của bản thân để cùng làm nên khát vọng hòa bình cho đất nước, cho thống nhất non sông. Những ngọn nến được thắp lên trên dòng sông, thể hiện nhịp cầu ánh sáng kết nối, là sự tri ân, thể hiện sự tưởng nhớ vô hạn những chiến sĩ đã nằm xuống nơi đây.



Các tiết mục nghệ thuật diễn ra trên bối cảnh “Dòng sông hoa lửa” - dòng chảy của quá khứ - hiện tại - tương lai như thông điệp về sự bất diệt của tinh thần người lính tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho một thế hệ anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân của mình, để cuộc đời họ hòa vào sông núi, để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt được dàn dựng công phu, hoành tráng, kết hợp giữa các gam màu nghệ thuật truyền thống với kỹ thuật sân khấu, thiết kế, dàn dựng hiện đại, vừa đảm bảo tính chính trị, vừa đảm bảo tính nghệ thuật với 3 chương: Mãi mãi tuổi hai mươi, Viết nên huyền thoại và Vang mãi khúc quân hành.

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình như NSND Quang Thọ, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền, các ca sĩ Tùng Dương, Anh Thơ, Trọng Tấn, Đăng Dương, Dương Hoàng Yến, Phạm Khánh Ngọc, Viết Danh, Nhóm Oplus…, các cựu chiến binh, các em thiếu nhi với những ca khúc cách mạng bất hủ vang trong màn đêm Thành Cổ, bên bờ sông Thạch Hãn như làm sống lại những năm tháng gian khó và rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Dòng sông Thạch Hãn, Thành Cổ Quảng Trị năm xưa là chiến trường ác liệt, hôm nay là màu của cây cỏ, hoa lá, là màu xanh của sự sống đã hồi sinh. Mùa hè rực lửa năm xưa, những năm tháng hào hùng vẻ vang của dân tộc sẽ mãi mãi là bài ca bất tử, là nơi để bồi đắp tinh thần yêu nước và niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay.

Quảng Trị nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới. Các ca khúc khép lại chương trình như Người là niềm tin tất thắng, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Việt Nam, Lá cờ Đảng... ngợi ca Đảng và Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi cuộc sống hòa bình, độc lập tự do hôm nay; truyền lửa cho thế hệ trẻ, tiếp tục hành trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước với tinh thần tự hào quá khứ, hướng tới tương lai.

Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt là một chương trình nghệ thuật đặc biệt và ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Chương trình “Ước nguyện hòa bình” của Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị. Từ vùng đất thiêng Quảng Trị, nơi từng chịu nhiều đau thương mất mát bởi chiến tranh và nay đang hồi sinh mạnh mẽ trong hòa bình, gửi đi thông điệp về “Khát vọng hòa bình”, “Ước nguyện hoà bình” cho nhân loại trên toàn thế giới.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt được dàn dựng công phu, hoành tráng, kết hợp giữa các gam màu nghệ thuật truyền thống với kỹ thuật sân khấu, thiết kế, dàn dựng hiện đại, vừa đảm bảo tính chính trị, vừa đảm bảo tính nghệ thuật với 3 chương: Mãi mãi tuổi hai mươi, Viết nên huyền thoại và Vang mãi khúc quân hành.

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình như NSND Quang Thọ, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền, các ca sĩ Tùng Dương, Anh Thơ, Trọng Tấn, Đăng Dương, Dương Hoàng Yến, Phạm Khánh Ngọc, Viết Danh, Nhóm Oplus…, các cựu chiến binh, các em thiếu nhi với những ca khúc cách mạng bất hủ vang trong màn đêm Thành Cổ, bên bờ sông Thạch Hãn như làm sống lại những năm tháng gian khó và rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Dòng sông Thạch Hãn, Thành Cổ Quảng Trị năm xưa là chiến trường ác liệt, hôm nay là màu của cây cỏ, hoa lá, là màu xanh của sự sống đã hồi sinh. Mùa hè rực lửa năm xưa, những năm tháng hào hùng vẻ vang của dân tộc sẽ mãi mãi là bài ca bất tử, là nơi để bồi đắp tinh thần yêu nước và niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay.

Quảng Trị nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới. Các ca khúc khép lại chương trình như Người là niềm tin tất thắng, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam, Việt Nam, Lá cờ Đảng...ngợi ca Đảng và Bác Hồ vĩ đại; ca ngợi cuộc sống hòa bình, độc lập tự do hôm nay; truyền lửa cho thế hệ trẻ, tiếp tục hành trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước với tinh thần tự hào quá khứ, hướng tới tương lai.

Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt là một chương trình nghệ thuật đặc biệt và ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Chương trình “Ước nguyện hòa bình” của Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị. Từ vùng đất thiêng Quảng Trị, nơi từng chịu nhiều đau thương mất mát bởi chiến tranh và nay đang hồi sinh mạnh mẽ trong hòa bình, gửi đi thông điệp về “Khát vọng hòa bình”, “Ước nguyện hoà bình” cho nhân loại trên toàn thế giới.


Bài viết ý nghĩa? Ấn để tương tác:

1 sao - trái tim 2 sao - cười vui 3 sao - ngạc nhiên 4 sao - buồn

Tổng số tương tác: 136 Xem chi tiết

• Thực hiện: Nguyên Thảo - Thanh Ngọc • Hình ảnh: Thanh Thọ - PV


TẠP CHÍ CỬA VIỆT - HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ
Phó Tổng biên tập phụ trách: Hồ Thanh Thọ
Giấy phép số: 76/GP-TTĐT do CPT,TH&TTĐT cấp ngày 29/5/2020
  Liên hệ tòa soạn
Số 128 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333 852 458
Email: tapchicuaviet@gmail.com
Copyright © 2008 - 2023 Tạp chí Cửa Việt


Phó Tổng biên tập phụ trách: Hồ Thanh Thọ
Giấy phép số: 76/GP-TTĐT cấp ngày 29/5/2020
Liên hệ tòa soạn
Số 128 đường Trần Hưng Đạo, Tp Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333 852 458
Email: tapchicuaviet@gmail.com