Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

108 ngày bên Cửa Việt

Đ

úng như phán đoán của chỉ huy tiểu đoàn 47, sang 11 tháng 3, không phải quân nguỵ, mà quân Mỹ tấn công. Mới 6 giờ sáng, một tàu há mồm chở 3 M113, và thuyền cao su chở một đại đội lính thuỷ quân lục chiến cập bến Mai Xá.

Tàu há mồn cho xe thiết giáp từng cái một lên bờ, chiếc thứ ba vừa lăn xích liên bị một quả DKZ, xe tăng nhào ngay xuống nước. Cùng lúc đó hai xuồng cao su cũng bị bắn chìm.

Hai thiết giáp dẫn lính thuỷ quân lục chiến vào làng Mai Xá, từ các hầm phục kích, đạn bắn ra như mưa. Thêm 2 M113 bị cháy, và 10 tên lính Mỹ gục tại chỗ. Riêng Nguyễn Văn Lộc bắn cháy 2 M113.

Lính Mỹ mất sự yểm trợ của xe tăng đang lúng túng thì máy bay chiến đấu tới đỡ đòn tấn chông cho chúng. Bọn lính Mỹ này rất lỳ lợm, chúng hung hăng tấn công vào làng.

Đến 12 giờ trưa, tổng số lính Mỹ bị diệt lên tới 50 tên, dưới tầm kiểm soát của máy bay, chúng đã chiếm được nửa làng Mai Xá.

Lần đầu tiên đại đội 1 phải chống trả quyết liệt dưới bom đạn dày đặc của máy bay.

Để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho một đợt tấn công mới, không thể để làm mồi cho bom đạn ở một trận địa sức chiến đấu cả lực lượng và khí tài đang từng phút chênh lệch đang kể, ban chỉ huy tiểu đoàn 47 hạ lênh cho bộ đội đại đội1 rút khỏi Mai Xá, dừng chân ở Vinh Quang Thượng.

Trước khi đi, ta đã chôn xong liện sĩ, và khi hành quân ta không bỏ rơi một thương binh nào.

Sau ngày rút về Vinh Quang Thượng, Trần Văn Thà sắp xếp lại đội hình:

- Đại đội 1 chốt ở Vinh Quang Thượng, xóm Đá, xóm Đồng.

- Đại đội 2 chốt tại Vinh Quang Hạ, Đại Bộ, xóm Hiến.

- Đại đội 3 chốt Kỳ Trúc, Kỳ Lâm.

- Chỉ huy tiểu đoàn đóng ở Kỳ Trúc.

Củng có lại đội hình xong, trong 4 đêm liền cho quân về quấy rối, thăm dò đại đội Mỹ đóng ở Mai Xá. Lính 47 chưa quen công đồn kiểu lính Mỹ đóng lẫn với dân, đánh thì nguy hiểm nhất là tên rơi đạn lạc, không chết Mỹ mà chết dân thì tội quá. Lính Mỹ ở Mai Xá cũng rất cáo già chúng có chống trả, nhưng tỏ ra yếu ớt, để quân giải phóng không thể hiểu lực lượng, bố phòng của chúng như thế nào.

Đến ngày 8 tháng 3, mới 6 giờ sáng, chúng cho pháo bắn tầm tả vào Vinh Quang Thượng, sau 4 tiếng đồng hồ bắn phá, 10 giờ, 50 tên Mỹ từ Mai Xá từng bược thận trọng tiến về Vinh Quang Thượng.

Lần này Nguyễn Văn Lộc không mai phục trong làng, anh cho bộ đội làm hầm, chôn quân dưới đất cách làng 50 mét. Nhìn địa thế, Lộc đoán, nếu đánh Vinh Quang Thượng địch sẽ đi hướng nào. Lộc đã đoán đúng, cho quân phục hướng đó.

Thấy đich từ xa, lính ta nhấp nhô. Lộc nói:

- Anh em lấy lương khô ra, ăn bữa trưa đi, nếu không lát nữa ham đánh, đói bụng, mất sức. Tôi sẽ bám chắc địch, khi nào tôi nổ súng, anh em mới được bắn.

Bọn Mỹ tưởng đâu, nếu quân giải phóng có mai phục, thì phục trong làng, chúng có biết đâu Nguyễn Văn Lộc đã thay đổi cách đánh. Cho nên cách làng 50 mét chúng vẫn tỏ ra thủng thẳng.

Hai tên Mỹ đến trước mũi súng của Lộc cách có 2 mét,  Lộc nổ súng. Hai tên Mỹ ngã gục tại chỗ. Cùng tiếng súng của Lộc, các cây súng đã chọn được mục tiêu cũng bóp cò. Như vậy là ngay loạt đạn đầu, trừ 2 tên Mỹ bị Lộc giết, 5 tên khác cũng ngã vật tắt thở. Gần 40 tên Mỹ phía sau chạy lui. Lính ta chạy lên công sự lấy ngay 7 tên Mỹ chết làm bên bắn, bắn đuổi theo.

Ngay lập tức ta thu 2 M79, 2 trung liên, hai tiểu liên.

Ta không xung phong ra khỏi làng. Địch không dám xông vào. Cứ thế, trận chiến kéo dài suốt một ngày. Tối Mỹ mới rút, không dám liều chết lấy xác đồng đội của mình.

Trong cuộc giằng co ngày mồng 8, có một con lợn của dân bị đạn lạc, chết. Bộ đội mấy ngày ăn lương khô, thèm lắm. Nhưng nguyên tắc không được đụng tới sợi chỉ cây kim của dân, các anh sợ làm hỏng công tác dân vận, nên con lợn chết chỗ nào cứ nằm chỗ nấy. Rồi đi tìm cán bộ thôn báo cho họ biết có con lợn bị chết.

Không gặp cán bôn thôn, anh em ta gặp một cụ già 60 tuổi, nói cho cụ hay, không ngờ cụ nói ngay:

- Lơn bị giặc bắn chết, báo làm gì, các chú cứ thịt ra mà ăn để thêm sức mà chiến đấu.

Được lời như cởi tấm lòng, bộ đội tìm du kích, bàn nhau, du kích lôi lợn ra làm thịt.

Thịt lợn bằng dao găm, đúng là kiểu lấy dao cạo râu mổ trâu, lúng túng, nhưng rồi từng miếng thịt heo được cắt khúc, cho vào nấy với thân cây chuối cũng cắt đoạn. Không ngờ bữa cơm tối ngon đến thế là cùng.

Ba ngày sau tiểu đoàn 47 được lệnh bàn giao trận địa Vinh Quang Thượng, xóm Đá, Đại Bộ, xóm Hiếu, Kỳ Trúc, Kỳ Lâm cho tiểu đoàn 138 và tiểu đoàn 52 thuộc sư 320. Tiểu đoàn 47 về đóng ở Thuỵ Khê, Cẩm Phổ, xóm Hiệp. Ba ngày tiếp theo Trần Văn Thà nhận lệnh đánh kho hậu cần Cửa Việt.

Chưa đánh kho lần nào, Trần Văn Thà cùng ban chỉ huy về sát tận nơi, trên thực địa khảo sát sẽ quyết định phương án tấn công. Ngày 19 tháng 3 ban chỉ huy cùng trinh sát tiếp cận bến cảng.

Sau khi điều nghiên về, Trần Văn Thà quyết định không đánh công kiên mà bắn pháo, bộ đội vây xung quanh chờ lệnh.

Đặc công hải quân xuống cửa sông thả thuỷ lôi, để nếu có tàu tiếp viện sẽ nổ. Pháo DKZ và cối 82 được huy động hết sức, chọn địa điển thuận lợi nhất bắn vào kho. Cả 3 kho tàng của địch trên bến cảng bóc cháy nghi ngút. Địch trong kho chạy toán loạn, hoảng hốt. Trần Văn Thà ra lệnh dùng bộc phá phá hàng rào, mở đường cho bộ đội xung phong.

Trong trận này, bị tấn công, đich không cứu hoả được, ngọn lửa cứ lan ra, tổng số kho ở bên cảng bị cháy là 5 kho, diệt 30 xe quân sự và 140 tê vừa Mỹ vừa Nguỵ.

Không ngờ trận đánh kho tại Cửa Việt mà lại thắng lợi lớn như thế. Đánh tàu trên sông Hiếu, chỉ là đánh ngọn, đánh kho trên bến cảng mới là đánh từ gốc, diệt từ gốc. Trận thắng này được Bộ tư lệnh đánh giá rất cao. Tư lênh khen tiểu đoàn 47 vận động nhân dân tham gia kháng chiến giỏi, đánh tàu chở hàng trên sông giỏi, chống càng kiên cường và đánh kho cảng xuất sắc.

Trần Văn Thà càng tin vào đồng đội của mình.

Ngày 15 tháng 4, tiểu đoàn 47 nhận được lệnh của Bộ tư lệnh mặt trận cho rút về xã Vĩnh Chấp để bổ sung quân số, tăng cường khí tài, và bước vào một đợt huấn luyện rất thiết thực cho cuộc chiến đấu bờ sông bên phía Nam giới tuyến quân sự tạm thời. Tiểu đoàn 47 trở về hậu phương với tư thế của đoàn quân chiến thắng trở về. Bà con Vĩnh Chấp đón các anh như đón những người con từ chiến trường B trở về với quê hương.

Các chỉ huy từ đại đội trưởng trở lên về bộ tư lệnh họp cùng các đơn vị bạn, rút kinh nghiệm đánh nhau với Mỹ được trang bị đến tận răng, có đầy đủ xe tăng, tàu chiến, thiết giáp thì đánh như thế nào. Những trận ta phải rút lui vì sao? Những trận ta thắng lợi rực rỡ vì sao?

Đây là cuộc họp hết sức quan trọng đối với người chỉ huy. Nhất là khi cùng bàn bạc với nhau để đánh giá xem lính Mỹ là kẻ như thế nào? Chiến thuật tác chiến của nó ra sao? Làm sao để thắng chúng?

Sau cuộc họp, người chỉ huy nào cũng hồ hỡi, tự tin, sẵn sàng nhận mệnh lệnh mới.

Còn các chiến sĩ ở tại Vĩnh Chấp cũng vào huấn luyện, nội dung cũng bàn đến vũ khí Mỹ ra sao? Những vũ khí lợi hại của nó như M79, pháo phá, pháo chơm, pháo bi, mỗi loại ấy tác dụng như thế nào, làm sao có thể chống được?

Câu trả lời các chiến sĩ đã tìm ra từ thực thế, đó là đào hầm. Pháo chơm nổ trên không, bi và mảnh trùm xuống đất như cái nem úp. Như vậy là hầm phải có nắp, hay hàm ếch. Đào chiến hào, làm công sự cho Cồn Cỏ quả là một kỳ công, những chiến sĩ từ Cồn Cỏ về đất liền, thì anh đã mang theo bài học từ đó về chiến lược mới. Một bài học nữa là: đánh giáp lá cà với Mỹ. Chúng to con, khoẻ, còn ta nhỏ nhưng nhanh nhẹn tháo vát, đó là lợi thế của ta cần phát huy. Trên mặt trận Cửa Việt, lần nào lệnh hô xung phong, anh em ào tiến lên đánh giáp lá cà đều thắng lợi.

Xong huấn luyện, lính ta háo hức chờ mệnh lệnh mới.

Lớp huấn luyện của tiểu đoàn 47 gần hoàn tất, đang ở gần giải đoạn cuối, thì đúng 4 giờ chiều ngày mồng 4 tháng 5 năm 1968 tiểu đoàn nhận được điện của Bộ tư lệnh yêu cầu Trần Thanh Lục và Nguyễn Hữu Tứ thay mặt tiểu đoàn lên nhận mệnh lệnh mới.

Nguyễn Hữu Tứ chỉ huy trận địa pháo 14 ly 5 và 12 ly 7 ở đồi Si, Cồn Cỏ đã cùng đơn vị lập nhiều chiến công, hết hạn thời gian ở Cồn Cỏ, anh vào đất liền và được bổ dung vào tiều đoàn 47 của Trần Văn Thà.

Cùng thời điểm Nguyễn Hữu Tứ và Trần Thanh Lục lên bộ tư lệnh thì tiểu đoàn cũng nhận được lệnh phải hành quân ngay về Tùng Luật để về phía nam sông Hiền Lương, cụ thể thế nào, trên đường tiểu đoàn hành quân sẽ gặp Tứ và Lục về thông báo mệnh lệnh.

Đúng, khi tiểu đoàn đang hành quân gấp thì Lục và Tứ đứng đón bên đường.

Trần Văn Thà hỏi:

- Mệnh lênh của Bộ tư lênh thế nào?

Trần Thanh Lục đáp:

- Ngay trong đêm nay tiểu đoàn ta phải đến được trận địa bên Cửa Việt để đánh tàu.

Quanh quẩn một lúc, Nguyễn Hữu Tứ mới báo cáo, đây không phải là thông tin chính thức từ Bộ tư lệnh, mà là thô tin của bạn bè trong chỉ huy sở:

- Tiểu đoàn 2 của sư 320 đến thay chúng ta trấn giữ nơi trận địa Cửa Việt để đánh tàu, chúng ta về Vĩnh Chấp huấn luyện, tiểu đoàn 2 đã bị lữ đoàn 196 của Mỹ từ đồng bằng sông Cửu Long ra, đánh bật khỏi địa bàn đứng chân. Hiện nay tiểu đoàn 2 đang chạy về Lai An. Tiểu đoàn chúng ta đã có kinh nghiệm chiến đấu bên Cửa Việt, nên Bộ tư lênh quyết định điều chúng ta ra Cửa Việt để ổn định lại mặt trận trong lúc tiểu đoàn 2 đang rút chạy này.

Nhận định lại mệnh lệnh, Trần Văn Thà nói:

- Đúng, đến Cửa Việt là điều không lạ gì đối với tiểu đoàn ta, nhưng cung đoạn hành quân từ Vĩnh Chấp tới Cửa Việt như vậy là không hợp lý. Đoạn đường dài đã đánh, khâu chúng ta phải vượt qua cửa Tùng Luật rất phức tạp. Chúng ta cọn phải có thời gian bàn bạc với dân quân du kích xã Vĩnh Quang giúp chúng ta thuyền để chở quân. Lần trước có 7 thuyền chở quân. Đến bây giờ chúng ta chưa có chiếc thuyền nào trong tay, chưa gặp một du kích đầu mối nào, làm sao chúng ta có thể nói là chúng ta qua sông được hôm nay. Mệnh lệnh là mệnh lệnh, chúng ta không được trể, các anh tính sao đây. Còn điều này nữa, chúng ta chưa trinh sát được từ cửa Tùng Luật bên phía Nam đến Cửa Việt liệu có trở ngại gì? Chuyến đi trước của chúng ta, các anh không nhớ chúng ta phải cho đại đội 2 đi đầu diệt hải thuyền ở Xuân Khánh đó sao? Vậy đó, nào, chúng ta cùng tính xem.

Ý kiến của Trần Văn Thà rất có lý không thể không tính toán. Mọi người tham gia, nhưng ý kiến chưa đi đến thống nhất.

Ban chỉ huy tiểu đoàn ngồi chụm đầu với nhau trước tấm bản đồ quân sự Quảng Trị, dòng sông Hiền Lương được kẻ màu xanh đậm từ thượng nguồn về tận Cửa Tùng. Suy đi, tính lại, cuối cùng ban chỉ huy quyết định:

- Đúng là nếu đi đường Tùng Luật, chúng ta sẽ không đi tới Cửa Việt trong đêm nay. Không hạ trại được ở Cửa Việt, có nghĩa là chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ, làm phá sản mệnh lệnh. Như vậy bộ tư lệnh có thể đưa chúng ta ra toà án binh. Nếu trên đường đi do thất thế mà thua trận, tội ấy không thể cãi. Tội chúng ta sẽ rất nặng.

Cứ xét trên bản đồ và thực tế địa hình chúng ta nắm được, để đến Cửa Việt đúng hạn, chúng ta phải vượt sông, qua Lam Giang, Thụy Khê rồi từ đó chúng ta triển khai quân về xóm Hiệp, Nhĩ Thượng, Nhĩ Trung, Lâm Sơn Tây, Mai Xá.

Vậy là hướng đi đã được xác định. Toàn tiểu đoàn quay vào hướng Lam Giang.

Tình cờ đến Nhĩ Trung, còn gặp một cánh lính của tiểu đoàn 2, trên đường rút qua căn cứ 31, sau khi tiểu đoàn 47 rút, chúng đã chiếm lại, cũng cố lại, anh em tiểu đoàn 2 vì vội vàng không giữ được bí mật, gọi nhau ơi ới. Cũng là lính với nhau, lính Nguỵ biết lính giải phóng đang bị lữ đoàn 196 truy đuổi, đang chạy, chúng liền gọi pháo và máy bay tới bắn phá thả bom. Một số lính tiểu đoàn 2 chết, một số bị thương. Người sống khiêng người chết, khiêng thương binh đang lầm lũi qua Nhĩ Trung.

Lính tiểu đoàn 2 giúp cho Trần Văn Thà một thông tin là. Theo như các anh ấy biết, hiện tại có một đại đội Mỹ đang đóng trong Nhĩ Hạ. Nó bố trí thế nào thì không biết.

Trần Văn Thà liền cử một tổ trinh sát bí mật vào Nhĩ Hạ, tìm lại những gia đình dân có quên biết đợt đóng quân vừa rồi.

Tổ trinh sát đi một lúc quay trở ra nói:

- Dân cho biết, đúng ngày hôm nay một đại đội Mỹ đóng trong làng. Chập tối chúng còn thấp thoáng quanh xóm, chừng lên đèn một lúc thì chúng ra phục kích ngoài làng, phục ở chỗ nào không biết. Phải nắm cho thật chắc, nếu không đụng đầu mà bị động thì nguy hiểm lắm.

Trần Văn Thà gọi một tổ trinh sát khác do Trung làm tổ trưởng. Nhiệm vụ được giao là tiền nhập bí mật xung quanh Nhĩ Hạ, xem Mỹ đóng quân như thế nào.

Thà dặn:

- Nếu thấy Mỹ hãy bắn súng báo cáo cho tôi biết.

Tổ Trung đi một lúc quay ra, miệng rên rỉ:

- Đói quá, đói quá.

Thà hỏi:

- Có gặp Mỹ không?

Trung đáp:

- Không thấy gì. Anh em tôi đói quá không bò nỗi nữa quay ra.

Trần Văn Thà có quyết điểm là tin ngay lời Trung nói, vậy có thể tối đến, không thấy động tĩnh, nghi ngại gì, Mỹ đã rút đi nơi khác. Anh không đắn đo gì, cho ngay một trung đội vào làng.

Không ngờ trung đội vào làng bị phục kích, Lính ta hy sinh mấy người, bị thương mấy người.

Lộn tiết, Trần Văn Thà gọi Trung tới:

- Bây giờ tao sẽ bắn mày.

Vừa nói Thà vừa rút súng ngắn, lên đạn cái “roạt”, dí nòng vào thái dương Trung:

- Làm trinh sát mà không thận trọng để đồng đội hy sinh, bị thương. Tội của mày là tội đáng xử bắn.

Trung hốt hoảng quỳ xuống:

- Dạ em xin nhận tội.

Trần Văn Thà đã bình tĩnh lại:

- Bắn mày như thế là quân ta chết thêm một người. Sau trận này tao sẽ hỏi tội mày, đưa mày ra toà án binh.

Anh em xung quanh cũng xin Thà:

- Xin anh tha chết cho nó, hỏi tội nó sau.

Biết rõ địch đang đóng quân ở Nhĩ Hà, Trần Văn Thà đưa cả tiểu đoàn về Nhĩ Trung. Và ngay trong đêm ấy anh bố trí trận địa ngay, để nếu sáng mai dẫu tình huống bất ngờ nào anh em ta cũng chiến đấu được ngay.

- Đại đội 1 triển khai ở xóm Phường và đồng Nhĩ Trung.

- Đại đội 2 ở Nhĩ Trung.

- Cối 82 và DKZ làm bệ bắn súng ngay trên các gò đất giữa cánh đồng Nhĩ Trung.

Cách bố phòng rất tập trung ở Nhĩ Trung, Trần Văn Thà tính toán, lâu nay Mỹ hiện đang tấn công một mũi. Ta tập trung quân tại Nhĩ Trung như vậy, nếu nó tấn công và đây bằng bất cứ cách nào, ta cũng đủ lực lượng chống lại, cách bố phòng này, nếu nó lên một mũi, nhất định ta chiến thắng.

Trần Văn Thà gọi Nguyễn Hữu Tứ đên bên:

- Tao ở tuyến trước, Tứ ở tuyến sau. Nếu thất thế thắng, tao hô xung phong, thì Tứ cho cả 3 chiếc kèn Tây thổi điệu tiến công cho quân tiến lên nhé.

Thà nhắc lại:

- Đừng có bỏ thời cơ đấy.

Dự đoán của Trần Văn Thà không sai. Sáng hôm sau Mỹ cho một đại đội thuộc tiểu đoàn 3 lữ 196 tấn công vào Nhĩ Hạ.

Suốt một đêm hành quân vất vã bám trụ ngay được ở trận đại Cửa Việt, riêng việc chiếm trận địa đã là một chiến công, nhưng phải nói cả sĩ quan, cả binh lính không hề một ai chợp mắt. Nhận địa thế trú quân rồi, không phải để nằm lăn ra ngủ, mà lập tứ phải dùng xẻng đào công sự cho chính mình, cho thế đứng của mũi mình, chưa kịp thở thì đã thấy Mỹ thò mặt ra.

Chợt nhớ ra anh em chưa ăn bữa sáng, Trần Văn Thà giục:

- Lấy lương khô ra ăn đi. Phải ăn cho no, uống nước đầy  vào để không sợ đói. Cuộc chiến hôm nay căng thẳng đó.

Lính lúc này mới sực nhớ bữa sáng nay chưa có gì. Mọi người vội vàng lấy lương khô trong ba lô, vừa ăn vừa dốc bình toong lên uống nước.

Trận địa im lặng.

Có lẽ mấy ngày qua đã có lần chúng qua Nhĩ Trung này không có gì, ấn tượng ấy vẫn còn trong chúng, nên sáng này chúng vào Nhĩ Trung như vào chỗ không người, có đứa vừa đi vừa phì phèo điếu thuốc.

Khi chúng đến gần, chỉ còn cách 40 mét, sáng nổ liên hồi, băng nọ nối tiếp băng kia. Lính Mỹ ngã như chuối. Trong vòng không đầy 3 phút, Trần Văn Thà thấy tâm trạng linh Mỹ đang hoang mang, chúng chưa kịp gọi pháo, gọi máy bay chi viện thì - Trần Văn Thà hô:

- Xung phong!

- Xung phong!

Ba cây kèn của Nguyễn Hữu Tứ cũng cất lên sang sảng điệu nhạc tấn công như thôi thúc tinh thần binh sĩ. Lính Mỹ chưa kịp chạy, bộ đội đã tiến tới đánh giáp lá cà. Sát tới mức không dùng vũ khí, lưỡi lê để đâm nhau, bộ đội và lính Mỹ đánh nhau bằng tay không.

Có nổ súng quyết liệt rồi ngừng ngay thay cho cuộc chiến giáp lá cà, có lẽ chính vì vậy những lực lượng chờ đợi không có thông tin, nên không có mệnh lệnh. Vì vậy trận giáp lá cà càng quyết liệt. Đại đội 1, đại đội 2, cả lính pháo 82, DKZ ở trong xóm, ngoài đồng đều ập tới dùng tay không đánh nhau.

Trong trận này Nguyễn Quang Kim là một chiến sĩ hết sức quả cảm. Anh nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, hết quật tên lính này, lại quật tên lính Mỹ khác, 5 đầu ngón tay anh nằm lút trong cổ Mỹ. Anh không chỉ là dũng sĩ diệt cơ giớ, mà còn là dũng sĩ diệt Mỹ.

Một hình ảnh cả tiểu đoàn được chứng kiến tận mắt, mặc dầu lúc này anh Nguyễn Văn Lộc đã chết, nhưng hai bàn tay anh vẫn bấu chặt vào cổ một thằng Mỹ, tên Mỹ đã chết về bị Lộc bóp cổ. Sau trận chiến, anh em xúm lại, có kéo ngón tay của Lộc ra, mà các ngón tau anh trong thế bóp cổ đã cứng lại.

Cả đại đội Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn, không có một tên nào chạy thoát.

Có một tên trung uý Mỹ bị thương. Nguyễn Hữu Tứ tới, thấy nó nằm co quắp, nhưng đang còn thở, anh gọi đồng đội tới xốc nó lên cáng.

Vừa lúc ấy, Trần Văn Thà cũng có mặt:

- Hoan hô Nguyễn Hữu Tứ bắt được tù binh.

Tứ cười đáp:

- Anh đánh chúng tả tơi, tan tác, ngổn ngang, tôi chỉ làm động tác lượm nó lên thôi mà.

Thà cho anh em đến từng tên Mỹ tháo đồng hồ, tháo dây đeo cổ, lấy tiền trong chúng, duy nhất bảng tên đeo trên cổ hắn thì không được lấy.

Tổng cộng trận này tiểu đoàn 47 thu được: 105 đồng hồ đeo tay, 105 lắc vàng có khắc chữ tặng. Chắc là của bạn bè, cha mẹ, vợ tặng kỷ niệm cho người lính ra chiến trường, và một bao cát đầy tiền đô la.

Trần Văn Thà cử Ngôn và một người nữa đem tất cả các chiến lợi phẩm thu được giao cho mặt trận B5.

Còn tên trung uý Mỹ đem về trạm xá, nó đau đớn không biết gì nữa. Các bác sĩ xem xét, nó bị mất máu nhiều quá, và đang bí đái, số phận nó rất mong manh. Anh Thà nói:

- Sinh mạng nó giờ nằm trong tay các thầy thuốc, các anh cố gắng cứu sống nó. Chắc nó cũng có cha mẹ già ở nhà, cũng có thể có cả vợ con ở nhà. Đanh nhau, súng đạn, chết lại đi một lẽ. Một đứa được cứu sống, bao nhiêu nỗi đau sống lại thành nụ cười.

Các bác sĩ truyền máu cho tên trung uý, xông tiểu cho nó, tiêm mấy liều thuốc cấp cứu. Tên trung uý đã sống lại.

Nói Thêm:

Ngày mồng 6 tháng 5 năm 1998, sau đúng 30 năm trận đánh ở Nhĩ Trung, có 5 cựu binh Mỹ từ Mỹ qua Việt Nam đến thăm lại cánh đồng này. Trong năm cựu binh ấy gồm đại đội trưởng đại đội Mỹ thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 196, cùng 3 người nữa là tù binh của tiểu đoàn 47 trong trận Nhĩ Trung, còn một người nữa là viên trung uý bị thương mà Nguyễn Hữu Tứ nhặt về.

5 cựu binh Mỹ đi lang thang khắp cánh đồng, vào thăm lại Nhĩ Trung và xin cho gặp lại người chỉ huy trận đánh thắng lợi rự rỡ này.

Họ cứ ngồi trên một mô đất cao, nhìn nhau, lại nhìn ra bốn xung quanh suốt 2 giờ đồng hồ mới chịu chia tay với mảnh đất đầy kỉ niệm cũ.

Sang ngày hôm sau, mồng 7 tháng 5 năm 1968, tiểu đoàn 47 trong tư thế chờ đợi Mỹ lên để đánh một trận nữa. Nhưng suốt ngày hôm ấy không hề thấy bóng dáng một tên Mỹ nào xuất hiện.

Ngày 8 tháng 5, tiểu đoàn được lệnh rút ra. Trần Văn Thà cho người qua xóm Hiệp báo cho Trần Thanh Điệu và 2 trung đội của đại đội 3 ở bên đó với chính trị viên đại đội. Nhưng không thấy họ đâu cả. Trần Văn Thà cho người đi tìm khắp các địa điểm đóng quân cũng không thấy. Anh đoán chắc Trần Thanh Điệu đã rút trước rồi.

Được lệnh Trần Văn Thà cho rút quân ngay. Đi trước tiểu đoàn 47 là một tiểu đoàn của trung đoàn 52. Đang đi, B52 bay tới ném bom. Rất may, bom mém cách tiểu đoàn, ở phía trước chừng hơm trăm mét. Lính đang đi giữa cánh đồng trồng khoai lang, nên linh nằm lăn ra giữa hai luống rau khoai. Trung đoàn 52 hi sinh mất 5 người và một y tá.

Đêm ấy tiểu đoàn 47 dừng lại ở Thuỵ Khê, giúp đơn vị bạn chôn liệt sĩ. Sáng hôm sau vượt đường ra Vĩnh Linh.

Một điều rất bất ngời đối với Trần Văn Thà là anh vừa đặt chân đến Vĩnh Linh chính trị viên trưởng tiểu đoàn Trần Thanh Điệu ngồi chễm chệ ở đó.

Không biết anh ta nhận lệnh ở đâu, đi bao giờ và đi bằng lối nào mà đến trước cả tiểu đoàn, ngồi chễm chệ sẵn ở đó rồi. Tài thật. Hôm này là mồng 8 tháng 5 năm 1968.

Tiểu đoàn 47 về Vĩnh Linh mới thực sự được xả hơi. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đầy đủ lấy sức chuẩn bị cho cuộc hành quân mới.

Đời lính chiến là vậy. Đánh rồi nghỉ lấy hơi lấy sức, nghỉ xong, có khi chưa xong đã nhận mệnh lệnh mới rồi.

Trần Trạm trưởng ban tác chiến bộ tư lệnh đến gặp Trần Văn Thà . Hỏi:

- Tiểu đoàn 47 vừa rồi đứng chân ở đau, đánh như thế nào?

Trần Văn Thà lấy bản đồ ra, vừa chỉ bản đồ, vừa kể lại từng trận cho Trần Trạm nghe. Trần Trạm gật đầu, vẻ đồng tình.

Đến ngày 15 tháng 5, Trần Văn Thà nhận được lệnh bàn giao tiểu đoàn 47 cho Nguyễn Đức Tuân thay Trần Văn Thà là tiểu đoàn trưởng. Trần Thanh Điệu chính trị viên trưởng. Nguyễn Hữu Tứ tiểu đoàn phó.

Trần Văn Thà được đề bạt làm tham mưu phó phụ trách hậu cần tại bộ tư lệnh.

Như vậy là kể từ ngày nhận quân vượt cửa Tùng Luật lần đầu, đến trận Nhĩ Hạ, Trần Văn Thà đã cùng tiểu đoàn của mình bắn cháy 5 máy bay (trong đó có một trực thăng vũ trang), bắn cháy, bắn hỏng 51 thiết giáp, đánh bại hai trung đoàn Nguỵ, diệt 2450 tên Nguỵ (chết) bắn một số tù binh, tiêu diệt đại đội 1 lữ 196 Mỹ, bắt sống một trung uý, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Mỹ khác, diệt 246 tên Mỹ. Thời gian tiểu đoàn 47 làm nên những chiến công ấy đúng 108 ngày.

N.Q.H

 

Nguyễn Quang Hà
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 174 tháng 03/2009

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

3 Giờ trước

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground