Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ai về Cẩm Duệ thì về...

N

hững đồng chí lãnh đạo cao nhất của xã Cẩm Duệ - huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã đón đoàn công tác của Hội nhà báo Quảng Trị một cách thân tình, hồ hởi, phấn khởi như đón những người ruột thịt đi xa nay trở về nhà. Không có ranh giới của sự e dè, giữ kẻ giữa khách và chủ. Những người con của quê hương Cẩm Duệ đã coi tất cả chúng tôi - những người đến từ Quảng Trị - quê hương đồng chí cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn như người trong cùng một gia đình, dù chỉ mới lần đầu gặp mặt. Điều đó khiến cho ai cũng cảm thấy xúc động. Chúng tôi càng thấm thía câu nói của cha ông “sông có nguồn, cây có cội, người có tổ, có tông”. Nguồn cội như mạch nước ngầm âm ỉ chảy trong lòng đất từ đời này qua đời khác, nuôi dưỡng niềm tin, lòng tự hào, tình yêu của con người từ xa xưa đến nay và mãi mãi. Đó cũng chính là sợi dây tình cảm gắn kết con người của hai vùng quê Cẩm Xuyên với Triệu Phong Quảng Trị.

Không phải ngẫu nhiên mà đoàn công tác của Hội nhà báo Quảng Trị lại chọn Cẩm Duệ làm điểm đến đầu tiên trong hành trình thực tế của mình, cũng không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo và nhân dân Cẩm Duệ lại dành cho đoàn một tình cảm ấm áp đến như vậy. Tất cả đều bắt đầu từ nguồn cội. Theo truyền phả của dòng họ Lê, Cẩm Duệ và một số tài liệu ở trong nước thì nguồn gốc của họ Lê ở đây là họ Hồ. Ông tổ là Hồ Tiết Tăng sống ở ven biển Kỳ La. Sau sự kiện Hồ Quý Ly bị bắt ở núi Thiên Cầm - Kỳ La và Hồ Hán Thương bị bắt ở núi Cao Vọng (Kỳ Hoa), Hồ Tiết Tăng sợ họ Hồ sẽ bị liên luỵ nên đổi thành họ Lê và chuyển dời lên vùng Đá Bạc, Kẻ Gỗ cùng vợ làm nghề trồng chè và chăn nuôi trâu bò trên núi.

Ông bà sinh được bốn người con, một gái, ba trai. Người con gái đầu lòng là Lê Thị Thân sau lấy chồng về Thanh Hoá. Người con trai thứ hai là Lê Am, người con trai thứ ba là Lê Mậu Tài, còn người con trai út không rõ tên.

Lúc Lê Lợi giấy cờ Lam Sơn khởi nghĩa, mở rộng căn cứ kháng chiến chống quân Minh, ông Hồ Tiết Tăng vốn thông thạo địa hình rừng núi đã dẫn đường, giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn lập doanh trại ở núi Phú Lễ, xã Phúc Trạch, nay là xã Hưng Trạch huyện Hương Khê - Hà Tĩnh. Lèn Phú Lễ đã trở thành một căn cứ quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn giúp nghĩa quân chuẩn bị lương thảo, xây dựng lực lượng góp phần đắc lực cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, đất nước thái bình vua Lê đã xét công lao của cụ Hồ Tiết Tăng, ban thưởng tiền bạc và cho cả ba người con trai của cụ ra Thăng Long ăn học. Lê Am được làm hoạn quan trong nội cung; Lê Mậu Tài được phong đến chức Võ Huynh tướng quân, nguyên sung đại thần tiên đô thái giám; người con trai út cũng được học hành và bố trí công việc ở trong triều đình. Cả ba anh em đều một lòng trọng nghĩa phò vua giúp nước. Nhờ có công lao phục vụ triều đình, Lê Am được ban đặc ân chọn sinh phần (chọn đất để an táng khi còn sống). Lê Am đã chọn doi đất cao gần sông Ngàn Mọ- con sông mạch nguồn đã bồi đắp cho cuộc sống dân làng Mỹ Duệ và là nơi dòng họ Hồ mai danh ẩn tích đổi thành họ Lê đã sinh thành và nuôi dưỡng ông.

Lê Am mất tại Thăng Long, được đưa về an táng ở Am Tháp. Về sau Lê Mậu Tài mất ở Thăng Long cũng được nhà vua cho quân lính đưa về an táng tại Am Tháp. Am Tháp được xây dựng có kiến trúc tổng thể đẹp, hài hoà và độc đáo của phong cách nghệ thuật thế kỷ XVI. Tháp Cẩm Duệ là một cứ liệu để nghiên cứu về lịch sử văn hoá Việt Nam. Khi đạo Nho được đề cao thì đạo Phật có sự thoả hiệp để tồn tại. Sự giao thoa về tôn giáo đó có đóng góp vào văn hoá Việt Nam một cơ tầng văn hoá Việt -Hoa - Ấn. Tháp Cẩm Duệ còn có giá trị khoa học nghệ thuật trong việc nghiên cứu các đề án kiến trúc bằng đá còn lại hiếm hoi của thế kỷ XVI

Cùng với thời gian, họ Lê ở Cẩm Duệ phát triển thành một dòng họ lớn vào hàng vọng tộc, học hành đỗ đạt, nhiều người được bổ làm quan trong triều đình nhà Lê.

Đến thời nhà Mạc, do người dòng họ Lê là Lê Mậu làm đến chức trung tế không phụng sự triều Mạc (Mạc Đặng Dung 1527-1529), nên bị hiềm khích. Sợ nhà Mạc trả thù, nên đã di chuyển vào khai khẩn, lập lên làng Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Ngày nay cứ mồng 3 tết hàng năm, tại phiên chợ đình Bích La, dân làng Bích La lại làm lễ thắp hương tưởng niệm công đức ngài phó tướng Lê Mậu Doãn - người đã cùng với 14 họ ở Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên vào khai khuẩn ruộng hoang mở cõi, lập nên xứ Hoa An (tức làng Bích La ngày nay). Đó chính là liệt tổ của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Thời kỳ đương nhiệm, ngày 04-4-1979 cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã về thăm Am Tháp, Cẩm Duệ để bái tổ và thăm cố hương.

Năm 2003, Am Tháp họ Lê được công nhận là di tích văn hoá cấp tỉnh. Năm 2006, được công nhận di tích văn hoá quốc gia. Đối với anh Lê Kiên Trung, con của đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Am Tháp Cẩm Duệ trở thành “một cõi đi về của anh”. Năm nào, anh cũng về để bái tổ tông. Ông Hà Huy Triền, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ cho biết: “Tết Mậu Tý vừa qua, con cháu đồng chí Lê Duẩn đã cùng với UBND tỉnh Hà Tĩnh đã về động thổ trùng tu Am Tháp và xây dựng con đường vào Am với số vốn trên 5,5 tỷ đồng”.

Nhân dân làng Phương Cai, Cẩm Duệ rất tự hào về quê hương mình, và rất quý trọng quê hương Triệu Phong Quảng Trị, nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng đồng chí cố Tổng Bí thư. Chẳng rõ do ai đề xướng, nhưng đã hàng chục năm nay, năm nào huyện Cẩm Xuyên cũng cử một đoàn đại biểu vào thăm Triệu Phong và ngược lại huyện Triệu Phong năm nào cũng cử đoàn đại biểu ra thăm Cẩm Xuyên, thăm làng Phương Cai, Cẩm Duệ. Từ những chuyến giao lưu thăm hỏi đó, nghĩa tình xưa lại được kết nối ở duyên nay. Trong một chuyến đi giao lưu thăm hỏi năm 2004, chàng thanh niên Đinh Hoàng Việt, quyền trưởng Đài truyền thanh Cẩm Xuyên đã lọt vào tầm ngắm của cô nhân viên Văn phòng huyện uỷ Triệu Phong Trần Thị Thanh Liên. Mối tình ấy đã đơm hoa kết trái. Bây giờ Liên đã là cán bộ Hội LHPN huyện Cẩm Xuyên. Họ đã có một đứa con gái hai tuổi rưỡi và đang sống rất hạnh phúc.

Những thế hệ con cháu của Cẩm Xuyên - Triệu Phong lại tiếp tục làm nhịp cầu gắn kết hai quê hương và đang cùng nhau vun đắp thêm niềm tự hào của tổ tiên xưa để lại.

Và Cẩm Duệ với Am Tháp họ Lê đang trường tồn cùng thời gian. Am Tháp Cẩm Duệ chẳng những là tượng đài ghi tạc công ơn người đã khuất có công lao phò vua giúp nước mà còn là biểu tượng tự hào của nhân dân xứ sở về một công trình kiến trúc cổ kính độc đáo. Cùng với Am Tháp, Cẩm Duệ còn có công trình thuỷ lợi Hồ Kẻ Gỗ - một công trình kinh tế rất hiệu quả đã giúp một vùng quê rộng lớn ở Hà Tĩnh đẩy lùi đói nghèo vào dĩ vãng, đã và đang đón khách thập phương về tham quan ngưỡng mộ.

Ai về Cẩm Duệ thì về...

                                   T.M

 

Thanh Minh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 170 tháng 11/2008

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground