Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cuộc giao lưu của tôi, CCB Việt Nam với Darrel, Trưởng đoàn CCB phi công Mỹ

T

heo kế hoạch của cơ quan ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan ngoại vụ tỉnh Quảng Trị sáng ngày 7-7-2005 tôi bắt đầu tiếp xúc trò chuyện với họ.

Ngồi dự có anh Nguyễn Đình Ân cán bộ cơ quan ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, chị Nguyệt Hà cán bộ cơ quan ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Hào, anh Sỹ Lợi phóng viên quay phim và ghi âm cuộc giao lưu.

Về phía Mỹ có Darrel Harclot cựu phi công Mỹ và anh thanh niên scott phóng viên quay phim Mỹ, trong lúc Darrel dở tấm bản đồ và chuẩn bị tài liệu tôi suy nghĩ và cười thầm. Cách đây 33 năm anh ta ngồi trên máy bay đánh phá đất nước mình còn mình là người chỉ huy pháo phòng không bắn anh ta để bảo vệ đất nước mình.

Bây giờ ngồi lại với nhau giao lưu ôn lại quá khứ để rồi gác lại quá khứ, hợp tác với nhau xây dựng cuộc sống mới là một việc rất cần nên làm.

Trăm năm qua (thế kỷ 20) đã diễn ra biết bao nhiêu cuộc chiến tranh của những kẻ đi xâm lược và những dân tộc chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ đất nước của mình. Cuộc đại chiến thứ nhất năm 1914- 1918 tiếp đó là cuộc đại chiến thứ 2 kéo dài gần 10 năm sau đó là cuộc chiến tranh Việt Nam- Triều Tiên v.v… đã giết chết đi hàng trăm triệu mạng sống của nhân loại.

Cuối cùng dù thắng hay bại hai bên vẫn phải ngồi lại với nhau trên bàn hội nghị để giải quyết hoà bình. Bây giờ những con người hiếu chiến nhận ra và kết luận mọi mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết thành công bằng đường lối hoà bình, xu thế ngày nay là như vậy…

Bắt đầu cuộc giao lưu tôi dành cho Darrel quyền chủ động nêu vấn đề, ông ta hỏi: Thưa ông trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ông giữ chức vụ gì, và chỉ huy đơn vị pháo phòng không nào?

Tôi trả lời là đoàn trưởng đoàn đồng tiến pháo phòng không chiến đấu trên chiến trường này từ đầu đến khi kết thúc.

Ông ta đề nghị tôi nói rõ cấp hàm, chức vụ và phiên hiệu của đơn vị mà tôi chỉ huy.

Tôi ngước mắt về phía ông ta bỗng tôi nhìn thấy trước mắt ông ta có quyển lịch sử của trung đoàn tôi, trung đoàn 230. Tôi thầm nghĩ ông ta mời đích danh tôi từ quyển lịch sử này và đặt câu hỏi với tôi cũng từ những nội dung có liên quan mà đã tổng kết trong quyển lịch sử này. Tôi trả lời: Để khỏi bị lộ cho nguỵ quyền Sài Gòn tiến hành chiến tranh tâm lý với nhân dân chúng tôi, nên cấp trên của chúng tôi quyết định đặt bí danh cho cán bộ chỉ huy từ trung đoàn trở lên và phiên hiệu giả cho từng trung đoàn. Tên giả của tôi trong chiến dịch này là Quốc Anh đoàn trưởng đoàn Đồng Tiến còn tên thực của tôi là Trần Quốc Chân thiếu tá trung đoàn trưởng Trung đoàn 230 pháo phòng không.

Ông ta đặt vấn đề: Nếu các ông không để thất thoát tài liệu bí mật lọt vào tay nguỵ Sài Gòn thì họ làm sao biết được để tiến hành chiến tranh tâm lý?

Tôi trả lời việc đánh cắp được tài liệu của chúng tôi không dễ dàng, song thông qua mạng lưới thông tin liên lạc nhất là mạng lưới vô tuyến điện thì các ông, quân nguỵ Sài Gòn và chúng tôi vẫn có thể phát hiện ra tên thực của cấp chỉ huy và phiên hiệu thực của nhau, rồi tôi phân tích: Trong chiến đấu binh chủng hợp thành lực lượng các binh quân chủng của chúng tôi, của quân nguỵ Sài Gòn và của các ông nữa là rất đông. Tình huống chiến đấu diễn biến phức tạp mau lẹ chưa đầy một tuần lễ bộ đội của chúng tôi đã đánh chiếm hết căn cứ ngoại vi của quân nguỵ Sài Gòn như: Động Toàn, Động Ba Hồ, căn cứ Đầu Mầu, căn cứ 544 và cụm pháo binh karom ở điểm cao 241 do trung tá Vĩnh Phong và trung tá Phạm Bá Đính chỉ huy. Việc dùng hữu tuyến điện để liên lạc chỉ huy có nhiều điều bất lợi do bom đạn của cả đôi bên làm cho đường dây thông tin đứt liên lạc liên tục phải chờ đợi chắp nối dẫn đến việc chỉ huy không kịp thời. Do đó chúng tôi, quân nguỵ Sài Gòn và cả các ông dùng vô tuyến điện để liên lạc chỉ huy là chủ yếu. Vì vậy mà trong không gian chiến dịch các tần số sóng điện cả ba bên đan xen chằng chịt lẫn nhau, hầu như là lúc nào tôi đeo cáp vô tuyến điện để chỉ huy đều nghe rõ tiếng của các ông trên máy bay liên lạc với nhau. Darrel gật đầu tán thưởng.

Bây giờ, đến lượt tôi hỏi ông ta, Tôi hỏi: Trên chiến trường Quảng Trị năm 1972 ông lái loại máy bay gì và nhiệm vụ của ông, ông ta trả lời: Lái máy bay OV10 làm nhiệm vụ trinh sát phát hiện lực lượng của các ông gọi điện và chỉ điểm cho máy bay cường kích đến đánh phá, ngoài ra còn có nhiệm vụ chiếu tia laze điều khiển cho bom ném trúng mục tiêu đã định. Tôi hỏi, từ căn cứ sân bay Tà Niên đến cứ điểm Karon có lúc nào ông làm nhiệm vụ chiếu và điều khiển tia laze cho bom ném vào trận địa của chúng tôi hoặc mục tiêu nào khác trên khu vực này? Ông ta trả lời có, bởi vì lực lượng không quân của ông Thiệu yếu quá không đủ sức yểm trợ cho lực lượng ở mặt đất, cấp trên của chúng tôi đã quyết định cho tăng cường lực lượng  không quân tham gia để yểm trợ cho lực lượng của ông Thiệu nhằm giữ vững những căn cứ còn lại. Nhưng vì hoả lực phòng không của các ông quá mạnh, chỉ có từ ngày 4-4 đến 9-4-1972 chúng tôi đã bị tổn thất ở khu vực này 12 chiếc máy bay các loại gồm: F4, F8, F101 và máy bay trực thăng HU1A vì thế mà cấp trên của tôi đã quyết định dùng bom có điều khiển bằng tia laze để đánh phá vào các trận địa của các ông như chúng tôi đã sử dụng trên chiến trường đường 9 Nam Lào vào 1971 rất hiệu quả.

Tôi hỏi, vậy các ông đã đánh vào trận địa nào của chúng tôi và kết quả ra sao?

Ông ta trả lời: Chúng tôi dùng máy bay RF101 bay thấp ở phía đông tây dãy núi Ba Hồ rồi bất ngờ vượt qua yên ngựa phóng pháo khói vào trận địa các ông ở ngã ba Tân Lâm, tiếp sau là tôi bay ở độ cao 3500m lượn vòng lấy tâm điểm là chùm khói trắng để chiếu tia laze còn một máy bay F4H ở độ cao 4000m để phóng bom. Tôi hỏi, thế sao bom của các ông lại ném không trúng vào trận địa này? Ông ta trả lời: Vì hoả lực của các ông nhằm bắn vào máy bay của tôi rất mạnh và liên tục, tôi luôn luôn phải cơ động trên đường bay nên vòng lượn của tôi bị ô van, tia la ze của tôi chiếu xuống bị lệch tâm nên bom ném xuống không trúng mục tiêu.

Từ chiến dịch đường 9 Nam Lào (1971), không quân Mỹ đã dùng thủ đoạn kỹ thuật này gây cho các đơn vị bạn tổn thương khá nặng nề. Thời kỳ này tôi đang ở trung đoàn 241 đến chiến dịch năm 1972 tôi được điều về làm trung đoàn trưởng trung đoàn 230 có nhiệm vụ tham gia chiến đấu binh chủng hợp thành chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Trong quá trình xây dựng phương án tác chiến, điều mà tôi suy nghĩ và trăn trở lớn nhất là làm sao đánh bại được thủ đoạn của địch dùng kỹ thuật chiếu và phóng bom có điều khiển bằng tia laze nếu không thì đơn vị khó hoàn thành được nhiệm vụ. Nghiên cứu về tài liệu thông tin, thủ đoạn cách đánh của địch trên chiến trường đường 9 Nam Lào và đặc điểm chiến đấu binh chủng hợp thành lực lượng của quân ta luôn cơ động. Tôi rút ra kết luận và hạ quyết tâm đánh bại thủ đoạn này của địch. Quyết tâm đó là: - Dùng pháo 23mm2 bố  trí đón lõng để tiêu diệt máy bay trinh sát bay thấp phóng pháo khói. - Nếu trận địa hay mục tiêu đã bị địch phóng pháo khói vào thì hoả lực pháo 57mm bắn tập trung mãnh liệt liên tục vào chiếc máy bay trước để chiếu tia laze điều khiển bom mà không bắn chiếc máy bay mang bom..Kết quả đúng như đối phương đã xác nhận. Tôi kể cho Darrel nghe quyết tâm cách đánh của tôi, ông ta gật đầu và nói: ông đã thắng chúng tôi.

Sau khi cầm ly nước Lavi uống một ngụm, ông ta ngẩng đầu nói: Ngay chiều hôm đó máy bay của chúng tôi đã đến rải bom bi vào khu vực này. Tôi công nhận có nhưng do pháo của chúng tôi bắn mạnh nên máy bay của các ông phải cất độ cao và cơ động liên tục. Khi quả bom bi mẹ của các ông rời khỏi máy bay chúng tôi đã nhìn thấy nên đã cho bộ đội vào hầm ẩn nấp, tuy có 5-3 quả rơI và nổ trong trận địa nhưng không có ai bị thương cả. Tối hôm đó tôi lệnh cho đơn vị này tiến vào Mai Lộc. Chính ở trận địa Mai Lộc đơn vị này đã bắn cháy chiếc F4H của các ông rơi xuống vùng ngầm Đuồi dẫn đến cuộc giải cứu “bat 21” của các ông. Darrel gật đầu nói, sau những thất bại ấy cấp trên của chúng tôi đã quyết định chi viện tối đa hoả lực cho quân của ông Thiệu dùng các loại bom khoan nổ, nổ chậm, nổ lưng chừng trên mặt đất. Bom lá, bom bi nổ ngay, nổ chậm. Các pháo hạm vào sát bờ bể hơn để bắn phá chi viện cho quân của ông Thiệu có thể đánh bại các ông hoặc ít nhất cũng hạn chế sức tấn công của đối phương, kéo dài thời gian lực lượng của các ông bị tiêu hao nặng nề mà từ bỏ ý đồ của mình. Tôi gật đầu xác nhận và nói đó là mong muốn của cấp trên các ông còn kết quả thực tế thì quân dân chúng tôi đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, đến nay đã 33 năm rồi, tôi và ông chúng ta vẫn còn sống mạnh khoẻ ngồi nói chuyện với nhau… Trong quyển lịch sử của Trung đoàn tôi tổng kết đang có trong tay ông, ghi nhận Trung đoàn tôi đã hạ gục 66 chiếc máy bay của các ông và diệt trung đội bộ binh của quân ông Thiệu. Darrel gật đầu, nhìn vào quyển sổ tay của mình trong giây lát rồi kể cho tôi nghe: Vào đầu tháng 3 năm 1972 tôi làm nhiệm vụ lái máy bay ÔV10 trên không, bay lượn từ khu vực Mường Chương ngã ba Khe Sanh. Bản Đông và đèo Lao Bảo thuộc đất Lào trinh sát. Phát hiện lực lượng của các ông tôi gọi và chỉ điểm cho máy bay cường kích đến đánh phá. Vào một buổi sáng tôi phát hiện dấu vết xe tăng của các ông đI từ đèo 300 vào đến ngã ba Khe Sanh thì hết vết xe xích, tôi đã điện cho máy bay cường kích đến đánh phá làm cho đơn vị xe tăng của các ông tổn thất nặng nề. Tôi đã được cấp chỉ huy ghi nhận và tặng huân chương.

Tôi thầm nghĩ, ông ta kể câu chuyện để khoe khoang chiến tích và thầm chê bôi xe tăng của ta còn vụng về trong công tác nguỵ trang xoá dấu vết của bánh xe xích. Tôi thừa nhận với ông ta có việc đó, vì đại đội 5 của Trung đoàn tôi số cán bộ chiến sỹ đi vào chuẩn bị trận địa và đào công sự trú quân ở ngã ba Khe Sanh có ba đồng chí chiến sỹ bị thương ở đây khi máy bay của địch đến bắn phá vào đơn vị xe tăng. Tôi nói tiếp thời kỳ đó anh em xe tăng của chúng tôi còn thiếu kinh nghiệm, nhưng rồi đã rút kinh nghiệm trong công tác nguỵ trang giữ bí mật tốt hơn, nên tháng 4-1975 họ đã bí mật hành quân vào sát Sài Gòn, giữ bí mật cho đến trưa 30-4 cùng bộ binh tiến thẳng vào đánh chiếm dinh Độc lập bắt sống nội các Sài Gòn và buộc tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng. Tôi nói đến đây ông ta hơi xịu nét mặt, còn những CCB ta và các cán bộ của cơ quan Ngoại vụ của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị thì nở nụ cười tán thưởng…Phóng viên Lê Hào cười và nói cụ ra chiêu ác quá!

   T.Q.C

 

Trần Quốc Chân
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 154 tháng 07/2007

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground